Hướng dẫn bài soạn “bài ca ngất ngưởng” văn học 11 chi tiết ngắn gọn

Bạn đang xem: Hướng dẫn bài soạn “bài ca ngất ngưởng” văn học 11 chi tiết ngắn gọn Tại Pkmacbook.com

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu soạn bài trang 37 sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 tập.Nội dung soạn bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong phần nội dung soạn văn 11 được Tài Liệu biên soạn với mục tiêu giúp các em hiểu đúng thực chất và ý nghĩa của phong cách sống có bản lĩnh cá nhân của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế. Qua đó, bồi dưỡng cho các em ý thức trong việc hình thành nhân cách sống cao đẹp của con người.

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng- số 1

Câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Anh (chị) hãy xác định nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua các văn cảnh sử dụng đó.

Trả lời

– Trong bài thơ từ ngất ngưởng được sử dụng bốn lần (không tính nhan đề).

– Ngất ngưởng: sự ngang tàng, sự phá cách. Tác giả thể hiện sự ngất ngưởng là vì tác giả cho rằng mình hơn những kẻ quyền thế, quan cao chức trọng.

– Ngất ngưởng cũng còn có nghĩa là sống theo ý thích mà không quan tâm đến sự đàm tiếu của dư luận.

Câu 2 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh (chị) hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.

Trả lời

Nguyễn Công Trứ biết làm quan và mất tự do, như chim lồng cá chậu Thế nhưng ông vẫn ra làm quan vì ông quan niệm đó là nơi để thể hiện tài năng, và được cống hiến cho triều đình và để ông trọn đạo vua tôi.

Câu 3 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào?

Trả lời

Nguyễn Công Trứ tự kể về mình: sau khi cởi mũ, cáo quan ra khỏi cuộc sống bó buộc chốn quan trường bon chen, Nguyễn Công Trứ có những hành vi khác thường, kỳ quặc, lập dị:

– Cưỡi bò đi ngao du, đeo đạc ngựa vào cổ bò.

– Đến chùa vẫn đeo kiếm cung bên người và mang theo hình bóng giai nhân “một đôi dì”.

Câu 4 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Hãy chỉ ra những nét tự do của thể hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.

Trả lời

Nhiều nhà thơ, nhà chính trị nổi tiếng dường như đều gửi gắm tâm sự của mình nói:

+ Thể loại hát nói nhanh chóng trở thành thể loại chiếm được vị trí độc tôn, trở thành một khuynh hướng văn học.

+ Hát nói có những ưu điểm về sự phóng khoáng thích hợp với việc truyền tải quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho đương thời.

Câu hỏi luyện tập trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Theo anh (chị), so với Bài ca phong cảnh Hương Sơn (bài đọc thêm, trang 50), Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ ?

Trả lời

Sự khác biệt:

+ Ngôn ngữ bài ca ngất ngưởng phù hợp với nội dung, phong cách của Nguyễn Công Trứ trước nay là tự do, có chút ngạo nghễ.

+ Ngôn ngữ bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền, say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.

Nếu nội dung phần soạn ngắn gọn Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ ở trên chưa đáp ứng được yêu cầu soạn bài của các em, thì nội dung phần soạn dưới sẽ giúp các em hoàn thiện các câu trả lời tốt hơn nữa.

Để xem thêm các cách trình bày khác nhau, các em có thể bấm vào từng câu để khám phá nhiều hơn nữa nhé.

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng- số 2

Bài 1 trang 39

Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Anh (chị) hãy xác định nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua các văn cảnh sử dụng đó.

Trả lời

– Đoạn đầu, tác giả kể một cách khái quát các chặng đường làm quan và cho biết “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng“. Có thể đoán, sự ngất ngưởng mà ông thể hiện khi làm quan là bản lĩnh coi thường việc làm quan như bị trói buộc hay giam hãm trong lồng cũi. Sở dĩ phải làm quan vì đó là vị trí cần có để nhà nho thực hiện trách nhiệm với đời và do đó, kể cả khi làm quan, ông vẫn giữ lối sống tự do, không chấp nhận ra luồn vào cúi.

– Theo tác giả sở dĩ ông có thái độ sống ngất ngưởng là vì ông hơn người. Nói hơn người là hơn những kẻ có quyền thế, quan cao chức trọng nhưng Ruột gan không có, có gai chông. Trong bài ca ngất ngưởng từ ngất ngưởng được sử dụng ba lần.

Trong khổ thứ nhất, tác giả tự cho rằng cái hơn người của ông là ở tài năng, là đa tài việc gì ông cũng làm được từ văn tới võ.

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Trong khổ thứ hai, tác giả cho rằng mình hơn người không chỉ có quyền chức cao sang mà còn hơn người là dám sẵn sàng treo ấn từ quan, và sống ngang tàng cả khi chỉ là một người dân thường. Tuy nhiên, là một người đã từng ngang dọc trong trời đất, bằng sự trải nghiệm của cuộc đời ông đã nhìn nhận ra tất cả không hẳn là quan trọng vững bền. Mặc dù ông không phủ định công tích của mình nhưng ông đã nhìn nó với cái nhìn có phần khinh bạc:

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

– Trong khổ thơ thứ ba, Nguyễn Công Trứ khẳng định cái hơn người của ông là dám đổi thay, thích nghi với hoàn cảnh, từ một viên tướng “tay kiếm cung” oanh liệt, có thể bỗng hiện lành như một kẻ tu hành, nhưng còn hơn người là dám đem theo cả gái hầu vào chốn chùa chiền.

– Trong khổ thứ tư, tác giả cho rằng ông hơn người vì dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ cái gì mình muốn, không vướng bận đến sự ràng buộc của thân phận.

– Cuối cùng trong khổ cuối, ông tổng kết rằng: có thể không phải là danh tướng thì cũng là danh nho nhưng dù ở địa vị nào hoàn cảnh nào ông cũng hơn người ở chỗ trước sau đều trọn vẹn đạo vua tôi. Đó là cái phẩm chất cao quý không phải ai cũng giữ được. Ông hơn người ở điểm ấy cho nên ông sống ngông nghênh, ngất ngưởng.

Trong triều ai ngất ngưởng như ông

– Từ “ngất ngưởng” ở câu cuối cùng là sự đánh giá của ông về con người mình một cách toàn diện. Ông khẳng định rằng hai điều quan trọng nhất với kẻ nam nhi là “kinh bang tế thế” và đạo nghĩa vua tôi. Điều đáng chú ý là dù ở vị trí nào, ông cũng sống hết mình, cũng biết tìm cho mình những niềm vui sống, vẫn làm sao để cuộc sống có ý nghĩa nhất.

Cuộc sống có ý nghĩa ở đây là được thảnh thơi thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên, thăm viếng chùa chiền. Nhưng dù có say mê thiên nhiên kì thú, có gắn bó với cửa Phật từ bi thì ông cũng vẫn không quên nhu cầu hưởng thụ, không từ bỏ những thích thú trong cuộc sống đời trần thế. Đó cũng là một thái độ ngất ngưởng, khiến Bụt cũng phải nực cười…

– Nhưng dù có đam mê thị thưởng thức, hay hưởng thụ hạnh phúc cá nhân, theo ông, vẫn phải ở giữ được phẩm chất của con người, phẩm chất của kẻ sĩ, mà cao nhất là lòng trung thành với nhà vua, với triều đình. Phải dung hòa được cả bổn phận và quyền lợi phục vụ và hưởng thụ thì mới là kẻ dám ngất ngưởng nhất trên đời.

Xem thêm :  Lời chúc ngày nhà giáo việt nam 20/11 hay và ý nghĩa nhất

=> Như vậy, ngất ngưởng có ý nghĩa tích cực vì thể hiện bản lĩnh cá nhân, nhất là bản lĩnh này lại được thể hiện trong xã hội Nho giáo đề cao lễ nghĩa, thủ tiêu cá nhân.

Bài 2 trang 39

Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh (chị) hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.

Trả lời

Nguyễn Công Trứ biết rõ làm quan là mất tự do. Ông coi chốn quan trường là cái lồng giam hãm con người (Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng). Thế nhưng ông vẫn ra làm quan vì ông quan niệm đó là nơi để thể hiện tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đình, cho đạo vua tôi nên ông có quyền ngất ngưởng nhất trong triều. Với ông, công danh là lẽ sống. Làm trai, theo ông là đứng trong trời đất nhưng “phải có danh gì với núi sông”. Qua đó có thể thấy nhân cách nhà nho của Nguyễn Công Trứ là thứ không có gì phải bàn cãi nữa. Công danh với ông không chỉ là vinh mà còn là nợ, là trách nhiệm. Ông tự nguyện “dấn thân”, tự nguyện đem tự do, tài hoa nhốt vào vòng trói buộc. Tóm lại, ngất ngưởng thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính, không chấp nhận sự khắc kỉ phục lễ, uốn mình theo lễ và danh của Nho giáo.

Bài 3 trang 39

Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào?

Trả lời

Thông thường, từ ngất ngưởng dùng để chỉ một sự vật ở tư thế nghiêng ngả, lắc lư, không vững đến mức chực ngã (Từ điển tiếng Việt). Những ý nghĩa đó không phù hợp cho việc nhận thức thái độ sống của Nguyễn Công Trứ. Bài ca ngất ngưởng là một bản tự đánh giá, tự kể về cuộc đời mình của Nguyễn Công Trứ. Và đặc biệt, cả cuộc đời, nhìn lại, ông đã tự đánh giá mình chỉ bằng một từ: ngất ngưởng !

– Khi ông đang làm quan: Ông tự khen mình, tự đánh giá cao về tài năng, nhân cách và cả phong cách cá nhân của mình trong thời gian ở cương vị mà những con người thiếu bản lĩnh rất dễ bị tha hóa quyền cao chức trọng.

– Sau khi cởi mũ, cáo quan ra khỏi cuộc sống bó buộc chốn quan trường bon chen, Nguyễn Công Trứ có những hành vi kỳ quặc, lập dị đến ngất ngưởng.

+ Ngay trong hoàn cảnh vừa cởi mũ áo nghỉ quan, ông vẫn giữ cách sống cao ngạo, khinh bỉ. Điều đó thể hiện qua hành động:

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

+ Người ta cưỡi ngựa đi giao du thiên hạ thì ông cưỡi bò, lại còn đeo cho một cái đạc ngựa khiến cả chủ lẫn tớ đều ngất ngưởng.

+ Đi thăm thú cảnh chùa mà vẫn đeo kiếm cung bên người và mang theo “một đôi dì”. Rõ ràng trong bộ dạng từ bi Nguyễn Công Trứ vẫn vương đầy nợ trần, vẫn đèo bòng đằng sau mấy bóng giai nhân.

– Tổng kết cuộc đời mình, ông đã khẳng định về những việc lớn với một trang nam nhi: “kinh bang tế thế” và đạo nghĩa vua tôi. Do đó, ông buông một câu chắc nịch:

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

=> Cốt cách của một khách tài tử, văn nhân chính là ở đó… Đó là lối sống phá cách của một con người thích làm những chuyện trái khoáy ngược đời để ngạo đời, thể hiện thái độ và khát vọng sống tự do tự tại.

+ Không bận tâm đến những lời khen chê, những chuyện được mất. Đó là một quan niệm sống, triết lý sống phóng khoáng tự do, thoát khỏi vòng danh lợi tầm thường. Coi sự được mất là lẽ thường tình, ông đã ra khỏi vòng danh lợi để sống thảnh thơi, tự do, tự tại để hưởng mọi lạc thú, cầm, kỳ, thi, tửu, giai nhân giữa cuộc đời trần thế một cách thoả thích.

=>  Giọng điệu tự thuật khẳng khái, đầy cá tính đã cho thấy ông sòng phẳng, thẳng thắn và có ý thức về cách sống của mình. Nguyễn Công Trứ tự hào vì đã có một cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội. Ông cũng tự hào vì mình dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo – đúng là “ngất ngưởng”.

Bài 4 trang 39

Hãy chỉ ra những nét tự do của thể hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.

Trả lời

Thể hát nói có những nét tự do, nhất là so với thể thơ Đường luật.

– Bài hát nói có sự chuyển hoá linh hoạt giữa các câu thơ dài ngắn khác nhau, thường là bảy chữ và tám chữ.

– Về số câu, tuy thông thường trong một bài hát nói có 11 câu nhưng loại lệ khá nhiều (bài này có 19 câu).

– Câu kết của mỗi bài hát nói bao giờ cũng là một câu sáu chữ, có vị trí hết sức quan trọng, như một “mã” thể loại, có nhiệm vụ khép lại lời ca, nhưng lại mở ra một không gian mênh mang, đầy uẩn khúc, bí ẩn.

– Số chữ của mỗi câu cũng không theo quy định cứng nhắc mà uyển chuyển. Câu dài có thể đến 10 chữ, câu ngắn 6 chữ.

– Về vần, cũng có sự linh hoạt chứ không hạn vận. Có thể có những cặp đối xứng nhau nhưng bài hát nói không quy định chặt chẽ về về đối.

– Không có luật chính thức về bằng trắc quy định chặt chẽ như thơ Đường luật.

– Hát nói là một thể loại hỗn hợp, dùng để diễn xướng, gắn với âm nhạc. Nó gồm cả thơ, cả nhạc, và cả nói, phù hợp cho việc diễn tả tâm trạng của các nghệ sĩ tài hoa, tài tử, ngông nghênh, phá phách thời kì này.

– Hát nói có hại dạng, dạng chính cách, loại đủ khổ (ba khổ, mười một câu) và dạng biến cách, loại thiếu khổ (hai khổ, bảy câu) và dôi khổ (bốn đến sáu khổ, mười lăm hai mươi ba câu)

=> Do tính chất khá tự do nên bài hát nói thích hợp với việc diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt, phóng túng như lối sống ngất ngưởng.

Bài luyện tập trang 39

Theo anh (chị), so với Bài ca phong cảnh Hương Sơn (bài đọc thêm, trang 50), Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ ?

Trả lời

   Bài ca phong cảnh Hương Sơn và Bài ca ngất ngưởng đều làm theo thể hát nói tuy nhiên vẫn có những sự khác biệt về mặt từ ngữ. Sự khác biệt ấy được thể hiện ở:

– Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng vừa phù hợp với nội dung, vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ. Nó phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ. Vì kể về mình nên các từ ngữ gắn liền với những chiến công, cách sống của Nguyễn Công Trứ, đặc biệt là lối liệt kê: khi… khi…; lúc… lúc… Các từ ngữ đều thể hiện được cách nói ngông nghênh, bất cần khinh bạc của nhà thơ.

– Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước. Do ngợi ca về vẻ đẹp của đất nước nên Chu Mạnh Trinh sử dụng cách nói so sánh, nhân hóa, góp phần khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên. Tác giả đã dùng nhiều từ chỉ, trỏ kia … này….

Xem thêm :  Top 15 sữa rửa mặt cho da nhạy cảm dịu nhẹ tốt nhất 2020

=> Sự khác nhau trong cách sử dụng từ ngữ đó chính là do sự khác nhau trong cảm xúc của hai bài thơ, đồng thời còn là do đặc điểm ngôn ngữ của từng cá nhân.

Câu 1: Nêu ấn tượng chung của anh (chị) về con người tác giả thể hiện qua bài thơ.

Trả lời

Ấn tượng chung về con người tác giả thể hiện qua bài thơ:

Đây là một con người tài giỏi, tích cực nhập thế, hết lòng lo cho nước cho dân.

Là người giữ đúng nghĩa vua tôi, hoàn thành tốt tất cả các công vị được gian.

Là một người có cá tính, bản lĩnh.

Câu 2: Liệt kê những từ, cụm từ mang tính chất tự xưng của tác giả. Nhận xét về cách tự xưng ấy.

Trả lời

Những từ, cụm từ mang tính chất tự xưng của tác giả: ông Hi Văn, Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc Đông, ông, tay kiếm cung, ông ngất ngưởng.

Thông qua các từ và cụm từ mang tính chất tự xưng này cho thấy Nguyễn Công Trứ đã ý thức rất rõ về cái tôi, về tài năng và địa vị xã hội của bản thân mình.

Câu 3: Tìm hiểu ý nghĩa của từ ngất ngưởng trong bài thơ (chú ý số lần xuất hiện cùng vị trí mà từ này đặt vào, đối chiếu nghĩa từ trong từ điển với nghĩa từ toát lên trong tác phẩm.

(Các em tham khảo câu trả lời cho bài 1 trang 39 SGK Ngữ văn 11 chương trình cơ bản để trả lời câu hỏi này.)

Câu 4: Làm rõ phong cách sống, thái độ sống của tác giả thể hiện trong bài thơ, từ câu 9 đến câu 19. Những thủ pháp nghệ thuật gì đã được vận dụng ở đây?

Trả lời

Sau khi từ quan, Nguyễn Công Trứ chọn cách về sống ẩn dật tại quê nhà. Tại đây ông theo thú hát ả đào, sống phóng túng.

Những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng: phép liệt kê, điệp từ.

Câu 5: Theo anh (chị), giữa lối sống ngất ngưởng với tâm niệm “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung” có gì mâu thuẫn?

Trả lời

Giữa lối sống ngất ngưởng và đạo vua tôi không có sự mâu thuẫn bởi khi làm quan Nguyễn Công Trứ đã làm quan và hoàn thành tốt tất cả những công việc của mình.

Câu 6: Nêu cảm nghĩ về ý vị của những khẩu ngữ mà nhà thơ đã đưa vào tác phẩm?

Trả lời

Những khẩu ngữ được nhà thơ đưa vào tác phẩm tạo nên sự phóng khoáng, không gò bó, thoát ra khỏi những khuôn khổ của các chuẩn mực đã có sẵn, từ đó góp phần tạo nên các ngông cho tác giả.

Ngoài nội dung chính phải chuẩn bị trước khi tới lớp là việc trả lời các câu hỏi Hướng dẫn học bài, các em học sinh cũng cần chuẩn bị trước phần nội dung về tác giả, tác phẩm để có thể trả lời tốt các câu hỏi của thầy cô khi giảng bài về phần kiến thức này. Đọc tài liệu đã tổng hợp các nội dung chính về tác giả, tác phẩm Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ cho các em tham khảo dưới đây.

Tác giả, tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

Tác giả Nguyễn Công Trứ

– Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), biệt hiệu là Hi Văn xuất thân trong một gia đình Nho học.

– Ông là người có tài, thi đỗ, làm quan, lập nhiều công cho nhà Nguyễn, đặc biệt là lập những huyện mới như Kim Sơn, Tiền Hải nhưng con đường làm quan không bằng phẳng, thăng chức và giáng chức thất thường. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó ông vẫn có thái độ ngông nghênh, coi thường.

– Nguyễn Công Trứ sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm, thể loại ưa thích của ông là hát nói. Ông là người đầu tiên đã đem đến cho thể loại này một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.

Tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

– Bài ca ngất ngưởng được Nguyễn Công Trứ viết sau năm 1848 – năm ông cáo quan về hưu.

– Hoàn cảnh ra đời: Bài ca ngất ngưởng được tác giả sáng tác sau khoảng thời gian ông cáo quan về quê (năm 1848). Tác phẩm được viết theo thể hát nói để gửi gắm những nỗi lòng, tâm sự của tác giả về cuộc đời làm quan; khẳng định bản lĩnh cũng như triết lí sống đầy nhân văn.

– Thể loại: Bài ca ngất ngưởng thuộc thể loại hát nói

– Nội dung chính: Bài hát nói thể hiện phong cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, thể hiện bản lĩnh cá nhân, phong thái của riêng ông trước cuộc sống.

– Bố cục: Bố cục Bài ca ngất ngưởng gồm 3 phần

+ 6 câu đầu: Ngất ngưởng trên hành trình hoạn lộ

+ 10 câu tiếp: Ngất ngưởng khi về hưu

+ 3 câu cuối: Tuyên ngôn khẳng định cá tính

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng- số 3

1.1. Về tác giả, tác phẩm

1.1.1. Tác giả

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, xuất thân trong một gia đình Nho học, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Nguyễn Công Trứ học hành cần cù, say mê. Đến năm 1819, ông thi đỗ Giải Nguyên và được bổ làm quan. Bằng cuộc đời của chính bản thân, ông đã chứng tỏ mình là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội từ văn hóa, kinh tế đến quân sự. Nhưng con đường làm quan của Nguyễn Công Trứ lại không bằng phẳng. Ông được thăng chức và giáng chức thất thường.

Nguyễn Công Trứ sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích của ông là hát nói. Đây là thể loại khá phổ biến từ các thế kỉ trước, nhất là cuối thế kỉ XVIII, song Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.

1.1.2. Bài ca ngất ngưởng là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Công Trứ. Tác phẩm được sáng tác năm 1848 và được làm theo thể ca trù. Bài thơ đã phô trương, khoe sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho.

1.2. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Trong bài thơ, ngoài nhan đề, tác giả có tới bốn lần sử dụng từ ngất ngưởng.

– Từ ngất ngưởng thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng, và phong cách ngạo nghễ khi làm quan của Nguyễn Công Trứ.

– Từ ngất ngưởng thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi làm dân thường.

– Từ ngất ngưởng thứ ba khẳng định cái chơi ngông hơn người của Nguyễn Công Trứ, ông dẫn các cô gái trẻ lên chùa, đi hát ả đào, … và tự đánh giá cao các việc làm ấy.

– Từ ngất ngưởng cuối cùng cho thấy tác giả hơn người là vì dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự ràng buộc thân phận.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nguyễn Công Trứ biết làm quan là gò bó, mất tự do nhưng ông vẫn ra làm quan bởi đó là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão của mình. Do đó, ngất ngưởng thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính, cách sống tự do, phóng khoáng của chính mình.

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Trong bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, tư đánh giá về bản thân. Giọng điệu tự thuật khẳng khái, đầy cá tính. Con người Nguyễn Công Trứ hiện lên qua hình ảnh ngất ngưởng: từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.

Xem thêm :  Code f12 trên điện thoại

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

So với các bài thơ Đường luật gò bó, hát nói có sự linh hoạt hơn rất nhiều. Hát nói quy định về số câu, cách chia khổ nhưng người viết hoàn toàn có thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, về cách gieo vần, nhịp điệu,… Sự phóng khoáng của thể thơ rất thích hợp với việc truyền tải những quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho tài tử khao khát khẳng định mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo phong kiến.

1.3. Luyện tập

(trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Theo anh (chị) …

Sự khác biệt về từ ngữ giữa bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công trứ và Bài phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh:

– Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng vừa phù hợp với nội dung, vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ: phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ…

– Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thẫm đấm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng- số 4

Bố cục

– Phần 1 (6 câu thơ đầu): quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan

– Phần 2 (10 câu thơ tiếp): quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu

– Phần 3 (còn lại): quãng đời khi cáo quan về hưu

2.1. Câu 1 (39 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Ngất ngưởng từ láy tượng hình vốn được dùng sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định

– Từ ngất ngưởng được dùng chỉ sự khác thường, vượt lên dư luận

– Nhan đề được nhắc lại 4 lần trở thành biểu tượng, phong cách sống, thái độ sống vượt thế tục, thách thức xung quanh dựa trên sự tự ý thức, tài năng, nhân cách cá nhân:

+ Chỉ sự thao lược, tài năng, phong cách ngạo nghễ khi làm quan của tác giả

+ Chỉ sự ngang tàng của ông khi làm dân thường

+ Khẳng định cái chơi ngông hơn người

+ Tác giả hơn người vì dám coi thường công danh, phú quý, coi thường dư luận, không bị ràng buộc

2.2. Câu 2 (trang 39 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Nguyễn Công Trứ biết làm quan là mất tự do nhưng ông vẫn làm quan vì:

+ Ông muốn thể hiện tài năng, hoài bão của bản thân

+ Ông quan niệm bản thân đã cống hiến hết tài năng, nhiệt huyết nên ông có quyền ngất ngưởng nhất so với các quan trong triều

→ Ngất ngưởng thực chất là phong cách sống tôn trọng trung thực, cá tính, không chấp nhận “khắc kỉ phục lễ” uốn mình theo lễ và danh giáo của Nho gia

2.3. Câu 3 (trang 39 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, tự đánh giá về bản thân

+ Giọng điệu tự thuật khảng khái, đầy cá tính

+ Ông ý thức được rõ ràng tài năng, phong cách sống của bản thân

+ Ông tự hào vì có cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội

+ Ông tự hào vì dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo

2.4. Câu 4 (trang 39 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Nhiều nhà thơ, nhà chính trị nổi tiếng dường như đều gửi gắm tâm sự của mình nói

+ Thể loại hát nói nhanh chóng trở thành thể loại chiếm được vị trí độc tôn, trở thành một khuynh hướng văn học

+ Hát nói có những ưu điểm về sự phóng khoáng thích hợp với việc truyền tải quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho

2.5. Luyện tập

Sự khác biệt:

+ Ngôn ngữ bài ca ngất ngưởng phù hợp với nội dung, phong cách của Nguyễn Công Trứ tự do, có chút ngạo nghễ

+ Ngôn ngữ bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền, say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng- số 5

3.1. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

“Ngất ngưởng” ” được nhắc đi nhắc lại 4 lần ở cuối các câu 4, 8, 12 và câu cuối. Và mỗi lần được nhắc lại đó, từ “ngất ngưởng” đều mang một ý nghĩa khác nhau.

– Từ “ngất ngưởng” thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng quân sự, của Nguyễn Công Trứ.

– Từ “ngất ngưởng” thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi đã về hưu

– Từ “ngất ngưởng” thứ ba khẳng định cái chơi ngông hơn người của Nguyễn Công Trứ

– Từ “ngất ngưởng” cuối cùng cho thấy tác giả hơn người là vì dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự ràng buộc thân phận.

=> Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã dùng từ “ngất ngưởng” với một nghĩa rộng hơn, mới mẻ và rất thú vị.

Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Nguyễn Công Trứ là một nhà nho, ông mang trong mình hoài bão vì nước vì dân, ý chí lớn lao.

– Phò vua giúp nước, xứng đáng là trang nam nhi, trả nợ công danh ở đời.

=> Điều quan trọng là trong môi trường trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội và giữ được cá tính riêng.

Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, đánh giá bản thân. Ông biết rõ tài năng của mình đến đâu và như thế nào, cũng như ông biết mình cần phải làm gì để có lợi cho đất nước cũng như nhân dân. Nguyễn Công Trứ tự hào vì đã có một cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội. Ông cũng tự hào vì mình dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo phong kiến.

– Ông khẳng định cá tính độc đáo, khác người của mình. Qua đó đề cao một lối sống phóng khoáng, vượt khỏi những khuôn mẫu cứng nhắc cổ hủ.

Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Hát nói có quy định về số câu, về cách chia khổ nhưng người viết vẫn có thể phá cách theo ý muốn của mình để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp điệu…

– Sự phóng khoáng của thể thơ rất thích hợp với việc truyền tải những quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho tài tử khao khát khẳng định mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo phong kiến.

3.2. Luyện tập

Câu hỏi (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Ngôn ngữ của “Bài ca ngất ngưởng” rất phóng khoáng, tự do, ngạo nghễ, mang đậm tính cách của tác giả, chứa đựng nhiều câu kể. Từ đó giúp cho việc truyền tải nội dung cũng như phong cách của Nguyễn Công Trứ được dễ dàng hơn.

– Ngôn ngữ của bài “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” nhẹ nhàng, chứa nhiều từ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên đống thời có những từ ngữ mang đậm dấu ấn của Phật giáo. Từ đó thể hiện rõ niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước cũng như Phật giáo của tác giả.

3.3. Bố cục

Bố cục: 2 phần

– Phần 1 (6 câu đầu) : Nguyễn Công Trứ khi còn làm quan.

– Phần 2 (13 câu sau) : Nguyễn Công Trứ khi đã cáo quan về hưu.

3.4. Nội dung chính

Phong cách sống có bản lĩnh cá nhân (được gọi là “ngất ngưởng”) của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế.

Nguồn: Tổng Hợp

Bài ca ngất ngưởng – Ngữ văn 11 – Cô Thúy Nhàn (HAY NHẤT)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com