Cách khắc phục lỗi không truy cập được máy tính khác trong mạng LAN

Lỗi không truy cập được máy tính trong mạng LAN là một trong những lỗi xảy ra khá phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những cách thông dụng nhất để xử lý lỗi này.

Cách khắc phục lỗi không truy cập được máy tính khác trong mạng LAN

1. Kiểm tra tên máy, địa chỉ IP đã đúng chưa

Khi bạn kết nối với máy khác bằng lệnh Run thì tên máy hoặc địa chỉ IP không đúng thì Windows sẽ báo lỗi và bạn không thể kết nối được. Cách kiểm tra như sau:

Trên Windows 7

Bước 1: Chúng ta xem tên máy bằng cách click chuột phải vào Computer (1) => Properties (2).

Chọn Properties

Sau đó, tên máy của bạn sẽ nằm trong phần Computer name như hình dưới.

Tên máy của bạn sẽ nằm trong phần Computer name

Bước 2: Chúng ta tiến hành kiểm tra địa chỉ IP của máy bằng cách click vào biểu tượng Network (1) => Open Network and Sharing Center (2).

Chọn Open Network and Sharing Center

Bước 3: Bạn click vào Local Area Connection (đối với kết nối LAN) hoặc Wireless Network Connection (đối với kết nối Wi-fi).

Click vào Local Area Connection (đối với kết nối LAN) hoặc Wireless Network Connection (đối với kết nối Wi-fi)

Bước 4: Bạn click vào Details…

Click vào Details

Sau đó, bạn có thể thấy địa chỉ IP của máy tính nằm ở phần IPv4 Address.

Bạn có thể thấy địa chỉ IP của máy tính nằm ở phần IPv4 Address

Đối với Windows 10

Bước 1: Chúng ta sẽ xem tên máy tính bằng cách click chuột phải vào This PC (1) => Properties (2).

Xem thêm :  50+ Hình xăm chim én đẹp nhất

Click chuột phải vào This PC và chọn Properties

Sau đó, tên máy tính của bạn sẽ hiển thị ở phần Computer name.

Tên máy tính của bạn sẽ hiển thị ở phần Computer name

Bước 2: Bạn tiến hành kiểm tra địa chỉ IP bằng cách click chuột trái vào Network (1) => Network & Internet Settings (2).

Chọn Network & Internet Settings

Bước 3: Bạn nhấn vào View your network properties.

Chọn View your network properties

Sau đó, bạn có thể tìm thấy địa chỉ IP trên máy của bạn nằm trong mục IPv4 address như hình dưới. 

Bạn có thể tìm thấy địa chỉ IP trên máy của bạn nằm trong mục IPv4 address

2. Bật tính năng Turn on file and sharing

Trên Windows 7

Bước 1: Bạn click vào phần Network (1) => Open Network and Sharing Center (2).

Chọn Open Network and Sharing Center

Bước 2: Bạn click vào Change advanced sharing settings.

Click vào Change advanced sharing settings

Bước 3: Bạn chọn mục Home or Work (1) và tích chọn Turn on network discovery (2), Turn on file and printer sharing (3).

Chọn mục Home or Work

Tiếp theo, bạn chuyển qua phần Public (4) và thao tác tương tự. Để lưu lại thì bạn hãy nhấn vào Save changes (7).

Chọn Save changes

Trên Windows 10

Bước 1: Bạn click vào Network (1) => Network & Internet settings (2).

Click Network & Internet settings

Bước 2: Bạn click vào phần Sharing options.

Click vào phần Sharing options

Bước 3: Bạn tìm và mở mục Private (current profile) (1), chọn mục Turn on network discovery (2), Turn on file and printer sharing (3).

Tìm và mở mục Private (current profile)

Bạn tìm tiếp đến mục Guest or Public (4) và thao tác như bên trên. Sau đó, bạn bấm Save changes (7) để lưu lại.

Bấm Save changes để lưu lại

3. Sử dụng tính năng Troubleshoot problems

Tính năng Troubleshoot là một trong những công cụ “cứu tinh” trong nhiều trường hợp như mạng lỗi địa chỉ IP, DNS… Bạn có thể thử dùng công cụ Troubleshoot problems của Windows để khắc phục lỗi liên quan đến mạng LAN.

Xem thêm :  Làm thế nào để dọn dẹp điện thoại một cách an toàn và toàn diện nhất

Bước 1: Bạn click chuột phải vào biểu tượng Network (1) => Troubleshoot problems (2).

Chọn Troubleshoot problems

Sau đó quá trình kiểm tra của Windows sẽ diễn ra.

Quá trình kiểm tra của Windows sẽ diễn ra

Bước 2: Bạn click vào mục đầu tiên I’m trying to reach a specific website or folder on a network.

Chọn I’m trying to reach a specific website or folder on a network

Tiếp theo, bạn nhập vào địa chỉ thư mục trong mạng LAN cần truy cập (1) => Next (2). Sau đó Windows sẽ tự động tìm kiếm và khắc phục lỗi liên quan đến các dịch vụ trong mạng LAN.

Nhập vào địa chỉ thư mục trong mạng LAN cần truy cập

2. Thay đổi Network Security trong Group Policy

Bước 1: Bạn mở hộp thoại Run với tổ hợp phím Windows + R và nhập lệnh gpedit.msc (1) => OK (2).

Nhập lệnh gpedit.msc

Bước 2: Bạn truy cập theo đường dẫn sau
Computer Configuration => Windows Settings => Security Settings => Local Policy => Securiy Options.

Tiếp theo, bạn click chuột phải vào Network Security : LAN manager authentication level (1) => Properties (2).

Click chuột phải vào Network Security LAN manager authentication level và chọn Properties

Bước 3: Bạn chọn phần
Send LM & NTLM -user NTLMv2 senssion security if negotiated.

Chọn Send LM & NTLM -user NTLMv2 senssion security if negotiated

Tiếp theo, bạn nhấn chọn Apply (1) => OK (2) là xong.

Chọn Apply và click OK

Bước 4: Bạn mở hộp thoại Run và nhập lệnh sau và bấm OK.

gpupdate /force

Nhập lệnh gpupdate force

Sau đó quá trình cập nhật lại Group Policy sẽ diễn ra, bạn hãy khởi động lại máy và kiểm tra kết nối mạng LAN là xong.

Bạn hãy khởi động lại máy và kiểm tra kết nối mạng LAN

3. Thay đổi Account và Network Access trong Group Policy

Bước 1: Bạn mở hộp thoại Run (Windows + R) và nhập từ khóa gpedit.msc (1) => OK (2).

Nhập từ khóa gpedit.msc

Bước 2: Bạn truy cập theo đường dẫn Computer Configuration => Windows Settings => Security Settings => Local Policy => Securiy Options.

Tiếp theo, bạn click chuột phải vào mục Account : Limit local account use of blank password to console (1) => Properties (2).

Xem thêm :  Các thế hệ của chip AMD từ trước tới nay

Click chuột phải vào mục Account  Limit local account use of blank password to console

Bước 3: Bạn chọn Disable (1) => Apply (2) => OK (3).

Chọn Disable

Bước 4: Bạn tìm và click chuột phải vào mục Network access: Sharing and security mode for local account (1) => Properties (2).

Click chuột phải vào mục Network access Sharing and security mode for local account rồi chọn Properties

Bước 5: Bạn chuyển thành Classic (1) => Apply (2) => OK (3).

Chuyển thành Classic và nhấn OK

Bước 6: Bạn mở hộp thoại Run và nhập lệnh gpupdate /force (1) => OK (2) và tiến hành khởi động lại máy để cập nhật thay đổi.

Nhập lệnh gpupdate force

4. Mở TCP/IP NetBIOS Helper trong Services

Bước 1: Bạn mở hộp thoại Run (Windows + R) và nhập lệnh services.msc (1) => OK (2).

Nhập lệnh services.msc

Bước 2: Bạn tìm và click chuột phải vào mục TCP/IP NetBios Helper (1) => Start (2).

Tìm và click chuột phải vào mục TCPIP NetBios Helper rồi chọn Start

5. Chỉnh sửa trong Network Properties

Bước 1: Bạn click chuột phải vào Network (1) => Open Network & Internet settings (2).

Click vào Open Network & Internet settings

Bước 2: Bạn chọn Change adapter options.

Chọn Change adapter options

Trên Windows 7 thì bạn click vào mục Change adapter settings.

Chọn Change adapter settings

Bước 3: Bạn click chuột phải vào tên mạng Ethernet0 (1) => Properties (2).

Click chuột phải vào tên mạng Ethernet0 và chọn Properties

Bước 4: Bạn tìm đến mục Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) (1) => Properties (2).

Bạn tìm đến mục Internet Protocol Version 4 (TCPIPv4) và chọn Properties

Tiếp theo, bạn click vào mục Advanced…

Click vào mục Advanced

Bước 5: Bạn chuyển qua mục WINS (1) => chọn Enable NetBIOS over TCP/IP (2) => OK (3).

Chọn Enable NetBIOS over TCPIP

Với những hướng giải quyết trong bài viết, hi vọng bạn đọc không còn gặp những tình huống lỗi truy cập máy tính khác trong mạng LAN nữa. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần giải thích thêm thì bạn hãy gửi phản hồi cho PKMacBook.com ở phần bình luận cuối bài viết nhé!



Nguồn tham khảo từ Internet

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật Tại Website Pkmacbook.com