Cách khôi phục macOS qua Recovery Mode.

[ad_1]

 

Khi sử dụng MacBook trong một khoảng thời gian, sẽ xuất hiện một vài lý do khiến bạn muốn cài đặt lại macOS. Có thể là do máy của bạn đang hoạt động kém hiệu quả hay bạn đang muốn nhượng lại máy cho người khác (trong trường hợp này, bạn cần xoá sạch dữ liệu và đưa máy về tình trạng ban đầu). Thậm chí bạn vừa có thể cài lại phiên bản macOS mặc định trên máy lúc đầu hoặc vừa có thể cài lại những phiên bản cũ hơn nếu phiên bản mới nhất khiến bạn không hài lòng

Dưới đây, PKMacBook sẽ hướng dẫn các bạn một trong những cách đơn giản nhất để cài lại macOS trên các thiết bị MacBook của bạn, đó là qua Recovery Mode.

Trước tiên, có một số việc cần lưu ý trước khi bạn muốn cài đặt lại macOS bằng chế độ Recovery.

+ Sao lưu máy: Nếu bạn có ý định xoá sạch máy của mình thì bạn nên sao lưu những dữ liệu quan trọng trên máy trước. Tồn tại nhiều cách giúp bạn có thể sao lưu dữ liệu, có thể qua ổ cứng bên ngoài hoặc có thể sử dụng iCloud Drive để đồng bô hoá tất cả tài liệu của bạn qua lưu trữ đám mây. Hãy đảm bảo mọi thứ đều nằm trong iCloud trước khi bạn thực hiện khôi phục.

+ Kết nối Internet: Không thể thiếu nếu bạn muốn sử dụng Recovery Mode. Ấn vào Wi-Fi menu ở góc phải phía trên màn hình, chọn mạng và đăng nhập (nếu có mật khẩu).

Xem thêm :  Thông tin tuyển sinh trường đại học kinh tế tphcm năm 2021

+ WEP/WPA: Không phải chỉ cần có kết nối Internet đã là ổn, bạn cần sử dụng mạng có bảo mật WEP hoặc WPA để có thể hoạt động ổn định. Nếu bạn đang sử dụng mang Proxy hay PPPoE thì sẽ có vấn đề khi thực hiện.

Sau khi đảm bảo tất cả các điều kiện phía trên thì đây là cách khôi phục lại macOS qua Recovery Mode:

A. Cách khôi phục về phiên bản macOS mặc định trên máy của bạn:

1. Khởi động lại máy đồng thời giữ tổ hợp phím Command + R đến khi bạn thấy biểu tượng quả cầu đang quay hoặc logo quả táo Apple.

macos startup screen internet recovery

2. Cửa sổ Tiện ích trên macOS sẽ xuất hiện trong đó bạn sẽ thấy các tuỳ chọn như: Khôi phục từ Time Machine (Restore from Time Machine Backup), Cài đặt lại macOS (Reinstall macOS), Nhận trợ giúp trực tuyến (Get Help Online) và Đĩa tiện ích (Disk Utility)

3. Chọn Reinstall macOS, rồi ấn tiếp tục.

4. Nhập Apple ID nếu bị yêu cầu rồi đợi macOS tự động cài lại, sẽ mất kha khá thời gian.

5. Khi xuất hiện hướng dẫn thiết lập ban đầu, tiếp tục thực hiện thiết lập cho máy (còn nếu bạn muốn bán máy thì có thể ngừng ngay từ thiết lập ban đầu).

B. Cách cài đặt phiên bản macOS cũ hơn bằng Recovery Mode:

Bên cạnh tổ hợp phím Command + R như ở trên vẫn tồn tại những tổ hợp phím khác mà bạn có thể dùng để cài lại Mac trong Recovery Mode. Những tổ hợp này sẽ cho phép bạn chọn giữa việc cài phiên bản macOS mới nhất phù hợp với máy hay phiên bản mặc định ban đầu hoặc với cả những phiên bản cũ hơn.

Xem thêm :  Sự khác biệt giữa MacBook Air 2018 và MacBook Pro 13" Nontouch Bar ???

• Thông thường tổ hợp Command + R sẽ giúp cài lại macOS phiên bản mặc định ban đầu trên máy của bạn.

• Với tổ hợp Option/Alt + Command + R thì bạn sẽ nâng được macOS lên phiên bản mới nhất mà tương thích với máy của bạn (lưu ý nếu máy của bạn không ở phiên bản Sierra 10.12.4 trở lên thì tổ hợp trên vẫn chỉ cài macOS về mặc định, ngoại trừ những sản phẩm có chip T2).

• Ấn tổ hợp Shift + Option/Alt + Command + R (với máy chạy Sierra 10.12.4 trở lên) sẽ cài macOS về mặc định hoặc phiên bản cũ gần nhất mà vẫn tương thích với MacBook.

Trên đây là những hướng dẫn giúp bạn cài lại macOS qua Recovery Mode. Chúc các bạn thành công.     

 


[ad_2] Nguồn tham khảo internet

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com