Trào lưu cắm trại sang chảnh

Bạn đang xem: Trào lưu cắm trại sang chảnh Tại Pkmacbook.com

Cắm trại với căn lều cỡ lớn, đầy đủ tiện nghi như một khách sạn hạng sang, ngày càng được nhiều người Trung Quốc lựa chọn.

Đối với huấn luyện viên thể hình Xiao Pengli, cắm trại có nghĩa là chuyến dã ngoại qua đêm đơn giản, được bao quanh bởi cây cối, núi rừng. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi khi Xiao có trải nghiệm đi cắm trại cùng bạn gái trên đảo Trường Hưng (Thượng Hải).

Khu cắm trại nằm trong công viên Changxing Countryside ở quận Chongming. Khách có thể tự mang lều đến hoặc thuê với giá 900 tệ một đêm (3 triệu đồng). Mỗi lều chứa ba người, du khách có thể trải nghiệm tiệc nướng xa hoa, dịch vụ đồ uống cùng chương trình biểu diễn âm nhạc buổi tối.

Nến, rượu và gối mềm – những tiện nghi không thể thiếu khi đi cắm trại. Ảnh: Shine

Tại khu cắm trại, một số gia đình mang theo những chiếc lều cỡ lớn, đủ cao để một người trưởng thành có thể đứng thẳng. Số khác mang theo đồ nướng và làm món bít tết từ bò Wagyu hảo hạng. Một vài người mang theo máy pha cà phê hoặc những chai rượu đắt tiền.

So với họ, chiếc lều của Xiao chẳng là gì. “Đó chỉ đơn thuần là một căn lều nhỏ. Chúng tôi ăn bánh mì tự làm, uống nước ngọt”, nam huấn luyện viên kể.

Xem thêm :  Top 10 cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà

“Tôi đã lầm khi nghĩ đi cắm trại sẽ rất tẻ nhạt và không có điểm gì đặc biệt”, Xiao, người không thể biết xu hướng glamping đang ngày càng trở nên thình hành ở người trẻ và các gia đình tại Trung Quốc.

Glamping được ghép bởi hai từ “glamorous” (hào nhoáng, xa xỉ) và “camping” (cắm trại). Trào lưu này ám chỉ những chuyến dã ngoại ở vùng ngoại ô, người trải nghiệm được vui chơi và thư giãn trong những chiếc lều cỡ lớn, đầy đủ tiện nghi như một khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Cắm trại sang chảnh đã phổ biến ở phương Tây và Nhật Bản từ những thế kỷ trước. Nhưng chỉ mới du nhập và thịnh hành ở Trung Quốc trong vài năm trở lại đây.

Nhìn những căn lều xa hoa, Xiao liên tưởng đến bộ phim Harry Potter, khi những pháp sư và phù thuỷ bước vào những chiếc lều lụp xụp, nhưng bên trong chẳng khác gì một ngôi nhà hoặc phòng khách sạn.

Một gia đình thử nghiệm lều băng cao cấp khi đi cắm trại. Ảnh: Shine

Đại dịch đã giữ chân tất cả mọi người, khiến những người mê xê dịch phải thay đổi kế hoạch. Không được xuất ngoại, nhiều người dân thành thị chọn hình thức cắm trại cao cấp cách không xa nơi ở.

Xiaohongshu, một dịch vụ mạng xã hội chia sẻ phong cách sống, có hơn 25.000 bài liên quan đến glamping, tăng khoảng 10% so với năm ngoài. Tại đây, người dùng chia sẻ các hình ảnh, video về những chiếc lều đắt tiền, giường đệm thoải mái, thiết bị điện cho đến trang phục đi cắm trại cao cấp. Thậm chí một số lều cắm có giá lên đến 10.000 nhân dân tệ.

Xem thêm :  Danh sách phim hay netflix tháng 10/2021

Trong khi đó, Fliggy, một dịch vụ trực tuyến của Alibaba cho biết số lượng đơn hàng đặt lều cắm trại tăng gấp 14 lần trong năm qua. Còn nền tảng thương mại điện tử Tmall cũng báo cáo số lượng tìm kiếm liên quan đến glamping tăng 130% so với năm ngoái. Máy pha cà phê ngoài trời và đèn dầu kiểu cổ là hai mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất.

Tuy nhiên, xu hướng này không được dân thích cắm trại truyền thống đón nhận. “Họ thích chạy theo trào lưu thay vì chú tâm đến các hoạt động ngoài trời”, Roger Liu, một nghệ sĩ guitar và là người hâm mộ của camping, nói.

Roger nói rằng, cắm trại phải thật thơ sơ, không cầu kỳ, phô trương bởi đó là cách để con người đến gần với thiên nhiên. Còn nếu muốn tận hưởng sự xa hoa, hãy tìm đến các khách sạn cạnh bờ biển. Trước đó, nam nghệ sĩ từng tổ chức chuyến cắm trại gần ngôi làng ở tỉnh Giang Tô và thấy khó chịu khi một số du khách đi theo kiểu glamping gần đó. “Họ chỉ thích chụp ảnh cạnh chiếc lều để khoe. Đó không phải là cắm trại thực thụ”, Roger nói.

Nhưng một số người mê glamping lại không đồng tình.

“Glamping là cách để gặp gỡ mọi người, kết bạn và tạo ra không gian sống khiến bạn cảm thấy hài lòng. Thay vì chỉ muốn hoà mình với thiên nhiên”, Vivan Su, người chuyên tổ chức các chuyến cắm trại kiểu mới và truyền thống, phản bác.

Xem thêm :  [2022] du học hàn quốc nên học ngành gì? không nên học ngành gì?

Điều hành một homestay ở Thượng Hải, Su biết đến cắm trại sang chảnh từ hai năm trước. Hai lần mỗi tháng cô đều đi cắm trại, nhưng cô gái trẻ không chi nhiều tiền cho nội thất và trang trí bên trong do các món đồ đều được làm thủ công.

“Đi glamping không nhất thiết phải đắt tiền. Tôi tin rằng khi càng nhiều người biết đến, xu hướng này sẽ có nhiều hoạt động hơn là chụp hình sống ảo để khoe”, Su nói.

Minh Phương (Theo Shine)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com