Nghệ an chuẩn bị tổ chức livestream quảng bá cam vinh

Ồ ạt trồng cam

Trên miền thủ phủ Cam Vinh, những màu xanh của cam giờ đã xen lẫn màu của ngô, mía. Nhiều diện tích cam ở đây đã được thay thế bằng những cây trồng ngắn này khác. Thậm chí có những vườn cam cỏ mọc um tùm, cây dây leo bám chặt bao trùm cả ngọn cam, cho thấy một số chủ vườn đã “bỏ rơi” thứ cây đã gắn bó một thời.

Nhiều vườn cam ở thủ phủ Cam Vinh bị rụng quả hàng loạt

Năm 2017, gia đình ông Lê Văn Thịnh ở xóm Minh Hồ, xã Minh Hợp đã chuyển đổi từ diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng hơn 1 ha cam. Đến năm 2020, cây cam cho thu hoạch. Vụ đầu tiên, gia đình ông thua lỗ mất 20 triệu, chỉ bán với giá 2.500 đồng/1 kg. Năm nay, giá bán cũng lặp lại như vậy, nhưng vườn cam đã bị rụng mất 80% số quả. Sau vụ thu hoạch “vét” này, ông Thịnh quyết định chặt phá vườn cam để chuyển sang trồng mía, thứ cây trồng mà hàng chục năm nay bà con nơi đây vẫn trồng.

Được biết, từ năm 2013 đến năm 2018 là thời kỳ hoàng kim của cam ở đây, diện tích trồng cam cũng theo đó tăng lên ồ ạt. Tại Nông trường Xuân Thành (cũ) nay là Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành đóng chân trên địa bàn xã Minh Hợp, cũng là đơn vị có số diện tích cam lớn nhất. Sau khi thấy cây cam lên ngôi, nhiều hộ nhận khoán đã tìm mọi cách để chuyển đổi diện tích cây trồng hiện có để trồng cam. Theo quy hoạch, Công ty chỉ có 400 ha đất để trồng cam, thế nhưng, đến năm 2018, diện tích này đã lên đến 1.059 ha. Nhiều hộ dân tự phát mạnh ai nấy trồng, khiến công ty này phải ra văn bản cấm người nhận khoán trồng cam nhưng hiệu quả không đáng kể.

Cây cam giờ trở thành cây trồng bị “ra rìa” làm hàng rào cho cây mía

Ông Lê Viết Minh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành cho biết: “Thời kỳ hoàng kim, cam xấu nhất cũng bán 15.000 đồng/1kg, còn cam đẹp giá 30.000 – 40.000 đồng/1kg, thậm chí còn cao hơn. Khi đó, diện tích ít, nhu cầu lớn nên giá cam lên trên trời. Thấy nhiều nhà thu nhập cao nên từ năm 2014, xuất hiện trào lưu “nhà nhà trồng cam, người người trồng cam”. Có hộ trồng cam lợi nhuận thu từ vụ này lại bỏ ra để mở rộng diện tích, các hộ không có đất thì tìm mọi cách để chuyển đổi cây trồng hiện có sang trồng cam. Trong số hàng trăm hộ trồng cam, những hộ “sống sót” cùng cây cam chỉ còn trên dưới chục hộ. Trong 1.700 ha đất nông nghiệp của đơn vị thì đã có đến trên 1.000 ha đất mà người nhận khoán đã trồng cam. Ấy vậy, mà hiện nay, nhiều vườn cam chỉ trồng mới 3 năm đã tự chặt bỏ để trồng ngô, mía,….Có khoảng 200 ha đã bị chặt bỏ, còn diện tích người dân bỏ mặc không đầu tư, chăm sóc thì chưa thống kê hết được”.

Xem thêm :  Những thay đổi cần lưu ý cho người mới dùng macOS

Cam rụng cũng không thể làm phân xanh

Vừa lượm lặt những trái cam rụng để gom lại một chỗ, bà Trần Thị Huyền ở xóm Thọ Thành, xã Minh Hợp vừa chia sẻ, trước đây, gia đình bà có hơn 2 ha cam, thế nhưng do không đủ sức chăm sóc nên vợ chồng bà phải bán bớt chỉ còn 7.000m2. Mấy năm trở lại đây, cam liên tục rớt giá nên thu nhập từ cam cũng “hụt hơi” theo. Từ thu nhập hàng chục triệu đồng/1 vụ, tụt xuống dần, năm ngoái, vườn cam của gia đình bà chỉ cho 3 triệu đồng/1 vụ… Vụ cam năm nay, không những bị rớt giá thảm hại mà dịch bệnh còn làm cho cam trong vườn rụng đi rất nhiều ngay trong giai đoạn sắp thu hoạch.

Bà Trần Thị Huyền chán nản bên đống cam rụng được thu gom từ vườn

Ngồi nhìn đống cam rụng nhiều quả đã thối rữa trong vườn cam, bà Huyền chua xót: “Mấy năm trở lại đây, quả cam tự nhiên biến dạng, rồi long cuống rơi rụng đầy vườn. Họa vô đơn chí, giá cam vài ba năm lại đây lại tụt xuống thê thảm, từ 30 đến 35.000/1 kg cam loại 1 xuống chỉ còn 5 đến 7.000 đồng/1 kg. Năm ngoái, đầu tư hơn 20 triệu nhưng khi thu hoạch, trừ đi mọi chi phí, gia đình tôi chỉ thu về được vài ba triệu đồng từ vườn cam. Năm nay, tôi bán 5 tấn được 12 triệu đồng, tính ra chỉ có 2 ngàn rưỡi/1kg. Nếu trừ tiền thuê người hái 1 kg là 500 đồng thì còn 2.000 đồng/1kg. Nhà tôi còn có 5 sào trong vườn nhà nhưng cũng đã chặt bỏ để trồng cây khác”.

Xem thêm :  Ăn trứng nhiều có tốt không? 1 tuần nên ăn mấy quả trứng?

Bà Nguyễn Thị Dung ở xóm Thọ Thành, xã Minh Hợp có vườn cam rộng 1,5ha, được đánh giá là một trong những vườn cam đẹp nhất trong vùng và đã thu hoạch sang năm thứ 3. Năm trước, giá cam có giá từ 10.000 đến 15.000 đồng/1kg loại 1. Còn các loại khác chỉ có 5.000 đồng/1kg nếu bán non cũng chỉ với giá như vậy. Bà Dung chán nản: “Vườn cam nhà tôi đang đẹp xanh tốt, chỉ cần ít tuần nữa là cho thu hoạch. Thế nhưng, sau nhiều ngày mưa, trời nắng lên, cam bắt đầu chuyển màu lá rồi rụng quả dần dần. Ngày nào, gia đình cũng phải bỏ công đi nhặt quả rụng để vứt xuống hố. Cam rụng quá nhiều nhưng không dám để làm phân xanh cho vườn mà phải gom nhặt, bởi để vậy đất vườn sẽ bị chua”.

Vườn cam của bà Dung là một trong những vườn cam đẹp nhất trong vùng, nhưng thời gian gần đây cam bắt đầu tự rụng quả

Được biết, xã Minh Hợp là cái nôi của thương hiệu Cam Vinh, thế nhưng do dịch bệnh trong những năm gần đây, chất lượng quả đang dần đi xuống. Nhiều diện tích cam của bà con buộc phải chặt bỏ vì sâu bệnh, thoái hóa. Từ 1.700 ha năm 2018, đến nay, toàn xã chỉ còn 700 ha. Cây cam không còn là cây trồng tạo nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ như trước đây.

Ông Lê Viết Minh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành cho biết thêm, liên quan đến dịch bệnh làm cho cam rụng nhiều, Công ty đã mời Viện Bảo vệ thực vật về lấy mẫu để phân tích. Qua đó cho thấy, nguyên nhân cam rụng, chết là do nấm Phytophthora gây ra làm thiệt hại lớn cho người trồng, biểu hiện của cây trồng khi bị nấm tấn công là rễ cây bị đen, rụng lá, trái cây bị rụng. Bên cạnh đó, cam còn bị bệnh vàng lá gân xanh (Greening) do vi khuẩn sống trong mạch dẫn của cây gây ra. Ngoài ra, bệnh Tristeza hay bệnh tàn lụi thường gây hại nặng cho các vườn cam. Các bệnh này thường lây lan trong môi trường đất, vào mùa mưa là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh lây lan, phát triển.

Xem thêm :  MacBook mới của Apple sẽ ra mắt vào tháng 9 và sẽ không rẻ như chúng ta nghĩ

Nhiều chủ vườn bỏ rơi cây cam không đầu tư chăm sóc

Theo ngành nông nghiệp huyện Quỳ Hợp, hiện, địa phương này có trên 1.500 ha cam, một trong những vùng cam chủ lực của tỉnh Nghệ An. Những năm qua, do nhiều nguyên nhân như giống chất lượng kém, cây lâu năm bị thoái hóa, đặc biệt là việc xuất hiện bệnh trên cây trồng khiến nhiều diện tích cam của bà con buộc phải chặt bỏ.

Ông Trần Đức Lợi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Quỳ Hợp cho biết, người dân bây giờ không còn mặn mà với cây cam như trước đây. Mấy năm nay, cam bị rụng, chết, dịch bệnh,…nhiều hộ không đầu tư vì đã cạn vốn, một số hộ phải chặt bỏ cả vườn khi đang trong giai đoạn cho quả. Tại Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành và Công ty CP Nông Công Nghiệp 3/2 có đến hàng trăm ha cam bị người dân chặt bỏ. “Thời gian qua, tình trạng người dân trồng tự phát và thiếu đi sự đầu tư dài hạn về nguồn lực lẫn khoa học-công nghệ. Hiện, cũng chưa có doanh nghiệp đứng ra đồng hành cùng người trồng cam và bao tiêu sản phẩm. Khi được mùa, giá cả lại thấp, người dân không bán được thì không quay lại đầu tư, nên chất lượng kém dần. Huyện Quỳ Hợp đang xây dựng đề án nâng cao hiệu quả cây trồng có múi và đang kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư cùng với bà con để nâng cao hiệu quả của cây cam”- ông Trần Đức Lợi nói.

Xử lý ra hoa,chăm sóc cây cam Vinh sau thu hoạch.Lục Ngạn Nhà Nông..

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com