Cơ chế chưa đủ “mở” để chọn nhân sự chất lượng cao lãnh đạo dnnn

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Nâng cao năng lực giám sát, kiểm tra nhằm phòng ngừa tham nhũng trong DNNN

Ngày 4/12, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức Hội thảo với chủ đề “Xây dựng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt tại các DN Nhà nước ngang tầm nhiệm vụ: Thực trạng và giải pháp”.

Hội thảo “Xây dựng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt tại các DN Nhà nước ngang tầm nhiệm vụ: Thực trạng và giải pháp”.

Cán bộ vẫn là khâu yếu

Theo ông Nguyễn Thành Phong, Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương cho rằng, doanh nghiệp nhà nước đã có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, trong đó đội ngũ lãnh đạo chủ chốt đóng vai trò then chốt. Vì vậy xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước.

Theo đó, có nhiều vấn đề vướng mắc liên quan công tác cán bộ của doanh nghiệp nhà nước, ảnh hưởng sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước. Đơn cử như việc tuyển chọn nhân lực của cấp quản lý, quản trị doanh nghiệp chưa đủ độ mở để tuyển chọn được người tài giỏi đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh quốc tế, dẫn tới thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực như đánh giá của nghị quyết 26/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Cũng theo ông Phong, một số chủ trương đổi mới về vấn đề cán bộ của Đảng chưa được thể chế hóa để đưa vào cuộc sống liên quan đến việc tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Ông Nghiêm Xuân Đa, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước, cho rằng công tác quy hoạch cán bộ cần phải bảo đảm tính “mở” và “động”, mở rộng dân chủ, công khai, không khép kín. Cán bộ đưa vào quy hoạch phải bảo đảm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có năng lực thực tiễn, thể hiện được uy tín thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm và kết quả đánh giá cán bộ hằng năm.

Xem thêm :  Cắm hoa nghệ thuật theo chủ đề

Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

Trong khi đó, ông Chu Đình Động, Trưởng Ban Tổ chức Đảng uỷ Khối DN Trung ương, cho biết tính đến tháng 5/2021, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của 33 DN trong Khối gồm 154 người, trong đó có 31 Chủ tịch HĐTV/HĐQT, 91 thành viên HĐTV/HĐQT, 32 Tổng giám đốc. 

Ông Nguyễn Thành Phong, Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương.

Nhìn chung, các cán bộ quản lý đều có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; có tư duy đổi mới…; có ý chí vươn lên, năng động, sáng tạo,…

Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý DN trong Khối chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực quản lý, điều hành; tầm nhìn và khả năng hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh còn hạn chế, chậm thích ứng…

Ông Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng Ban chuyên trách, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN cho rằng một trong những điểm nghẽn khiến các DNNN chưa phát huy được hết tiềm năng có nguyên nhân bắt nguồn từ công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập.

“Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến”, ông Nguyễn Hồng Long nói.

Về giải pháp, ông Nguyễn Hồng Long cho rằng các tổ chức cơ sở Đảng trong DNNN cần tập trung thực hiện tốt việc tăng cường định hướng chính trị trên tất cả các mặt hoạt động của DN thông qua các nghị quyết, kết luận… của Đảng trong lĩnh vực này.

Cần xác định nhiệm vụ chính trị đúng đắn chi phối toàn bộ quá trình, mọi hoạt động của DN đều xoay quanh nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đã được xác định. 

Các ý kiến đều cho rằng, trong thời gian qua vẫn còn một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý DN trong Khối chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực quản lý, điều hành.

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Nâng cao năng lực giám sát, kiểm tra nhằm phòng ngừa tham nhũng trong DNNN

>> Cổ phần hoá DNNN: Chậm và kém hiệu quả do đâu?

Xem thêm :  Nguyên liệu làm bánh cơ bản cho người mới bắt đầu

Kết luận Hội nghị, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong nhận định, bên cạnh nhiều kết quả đạt được trong công tác cán bộ thời gian qua, nội dung của các tham luận và các ý kiến phát biểu đã tập trung vào một số vấn đề đặt ra trong công tác cán bộ.

Cụ thể, một là, về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ tại doanh nghiệp nhà nước: Chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ tương đã được quy định đầy đủ trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế; tuy nhiên, Đảng chưa ban hành quy định riêng đối với công tác cán bộ tại doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, công tác cán bộ tại doanh nghiệp nhà nước được áp dụng theo áp dụng theo Nghị định số 159/2020/NĐ-CP, ngày 31/12/2020 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trong quá trình thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, vẫn còn có sự thiếu đồng bộ giữa văn bản pháp luật của Nhà nước với các quy chế, quy định của Đảng (như về quy trình quy hoạch, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước; nguyên tắc lấy quy hoạch cấp ủy làm cơ sở cho quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý…). Ngoài ra, trong bản thân các cơ chế, chính sách của Nhà nước còn chưa thực sự đầy đủ, chưa cụ thể và bao quát hết các trường hợp cần quy định liên quan tới công tác cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các doanh nghiệp Nhà nước.  

 Các ý kiến cho rằng cơ chế, chính sách của Nhà nước còn chưa thực sự đầy đủ, chưa cụ thể và bao quát hết các trường hợp cần quy định liên quan tới công tác cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các DN Nhà nước.

Hai là, về công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ:  Chưa có quy định về tuyển dụng theo hình thức thi tuyển hay thuê nhân sự chủ chốt; mặc định các vị trí chủ chốt phải là Đảng viên, từ đó hạn chế nguồn cán bộ, thiếu linh hoạt. Còn một số vướng mắc trong quy định về quy hoạch cán bộ, đặc biệt là quy định về quy hoạch tương đương đối với cán bộ đến từ các cơ quan, ban ngành khác nhau. Công tác điều động, luân chuyển cán bộ còn chưa phù hợp khi  bố trí công chức quản lý nhà nước chuyển sang quản lý DNNN …

Xem thêm :  Tuyển tập thơ nguyễn bính – nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ ngọt ngào và lãng mạng

Ba là, về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn một số tồn tại; tài liệu, khung chương trình chưa được quan tâm để chuẩn hóa.

Bốn là, công tác đánh giá cán bộ còn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể. Các quy định hiện hành chưa thực sự khơi nguồn cho đổi mới sáng tạo và dám nghĩ, dám làm vì còn có những ràng buộc trách nhiệm đối với từng việc cụ thể mặc dù vẫn đảm bảo bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tháo gỡ cơ chế trong tuyển dụng nhân sự

Từ thực tế này, chuyên gia, các nhà khoa học; đại diện lãnh đạo một số ban, bộ ngành, viện, trường, DN Nhà nước đã kiến nghị một số giải pháp để triển khai một cách có hiệu quả, kịp thời công tác cán bộ trong giai đoạn tới; đặc biệt như, thứ nhất, cần nghiên cứu, đánh giá và xem xét quan điểm “…không bố trí, phân công các chức vụ lãnh đạo chủ chốt trong doanh nghiệp nếu không phải là cấp ủy viên cấp trên hoặc cùng cấp” trong quy định số 69-QĐ/TW của Ban Bí thư ngày 13 tháng 02 năm 2017.

“Đây là một vấn đề rất quan trọng, liên quan đến việc tháo gỡ cơ chế trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự có chất lượng cao vào vị trí chủ chốt của doanh nghiệp nhà nước”, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.

Thứ hai, nâng cao vai trò của cấp ủy đối với công tác cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước.

Thứ ba, đẩy mạnh thí điểm cơ chế trong công tác tuyển dụng như tuyển dụng, bổ nhiệm thông qua thi tuyển cạnh tranh, công khai, minh bạch; cơ chế thuê tổng giám đốc, giám đốc điều hành, thành viên Hội đồng quản trị, tuyển cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước kèm theo phương án kinh doanh…

Thứ tư, đổi mới trong công tác quy hoạch cán bộ, cần hướng tới những tiêu chí rõ ràng, minh bạch, khắc phục tính hình thức, dễ dãi…

Thứ năm, tăng cường và đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ doanh nghiệp nhà nước một cách thực chất và phù hợp với nhu cầu công việc của doanh nghiệp.

  

Đánh giá của bạn:

Chiến đi săn ong cùng người anh tại cao Lãnh đồng tháp thật thú vị

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com