Chướng bụng đầy hơi buồn nôn là triệu chứng nguy hiểm của bệnh gì?

Bạn đang xem: chướng bụng đầy hơi buồn nôn là triệu chứng nguy hiểm của bệnh gì? Tại Pkmacbook.com

Chướng bụng, đầy hơi khó tiêu là triệu chứng rối loạn tiêu hóa hầu như ai cũng đã gặp phải. Triệu chứng này thường không nguy hiểm nhưng nó gây cho chúng ta cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Có khá nhiều nguyên nhân gây triệu chứng này như thói quen ăn uống, sinh hoạt, thực phẩm hoặc do một số bệnh lý nào đó. Vì vậy, để hiểu hơn về hiện tượng chướng bụng, đầy hơi là bệnh gì, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Chướng bụng đầy hơi là bệnh gì? Giải pháp cải thiện? 1

Thế nào là chướng bụng, đầy hơi?

Chướng bụng, đầy hơi là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Đây là hiện tượng bụng bị căng cứng, phình to, đầy bụng và cảm giác ậm ạch, nặng nề khó chịu do lượng khí (ga) tích tụ trong dạ dày và ruột. Nguyên nhân của hiện tượng chướng bụng, đầy hơi có thể do bạn nuốt nhiều không khí khi ăn hoặc khí sinh ra từ sự phân hủy của thực phẩm trong quá trình tiêu hóa.

Hầu hết mọi người bị chướng bụng, đầy hơi thường có một số triệu chứng:

  • Bụng căng chướng, phình to ngay cả khi không ăn uống.
  • Thường xuyên ợ nóng, ợ hơi, hay bị sôi bụng.
  • Đôi khi có cơn đau quặn thắt bụng từng cơn.
  • Tức ngực, đau ngực vùng thượng vị.
  • Có thể buồn nôn, nôn nếu thức ăn tắc nghẽn, ứ nhiều trong lòng ruột.

Chướng bụng, đầy hơi do rối loạn tiêu hóa có thể được cải thiện khi người bệnh thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu hiện tượng chướng bụng, đầy hơi kéo dài, tái phát nhiều lần và có một số dấu hiệu khác đi kèm thì có thể bạn đã mắc một số bệnh lý nào đó và cần có biện pháp điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Hay bị chướng bụng, đầy hơi là bệnh gì?

Hay bị chướng bụng, đầy hơi là bệnh gì? 1

1. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đại tràng chức năng… Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng của đại tràng, tái đi tái lại nhiều lần. Người bệnh đi khám, làm các xét nghiệm, nội soi nhưng đều không tìm thấy bất kỳ tổn thương thực thể nào.

Bệnh hội chứng ruột kích thích thường có những triệu chứng:

  • Đau bụng ở khắp các vị trí của đại tràng, lúc đau bên trái, bên phải, xung quanh bụng, có thể sờ được đoạn ruột cứng nổi lên.
  • Triệu chứng tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ giữa tiêu chảytáo bón, phân đầu rắn, đuôi lỏng nát, phân có nhầy nhưng không lẫn máu.
  • Đi ngoài xong lại muốn đi tiếp, đi không hết phân.
  • Bụng chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu, rõ nét nhất là khi vừa ăn xong hoặc khi về đêm.

Những triệu chứng của bệnh hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của bạn khiến bạn mệt mỏi, chán nản, stress, trầm cảm. Ngoài ra, nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nhất là ung thư. Chính vì vậy, khi bạn thấy bất cứ triệu chứng nào của bệnh kèm theo sụt cân, đau bụng gia tăng vào ban đêm, chảy máu… bạn cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Ngoài tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bạn cũng cần áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện triệu chứng của bệnh và hạn chế phòng ngừa bệnh tái phát:

  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, không bỏ bữa, không ăn quá no, không để bụng quá đói
  • Bổ sung chất xơ và nước hằng ngày
  • Tránh xa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, các chất gây nghiện.
  • Luyện tập thể dụng thể dục thể thao đều đặn giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng và nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn.
  • Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

2. Viêm đại tràng

2. Viêm đại tràng 1

Bệnh viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng  bị viêm nhiễm, tổn thương với nhiều mức độ khác nhau. Khi viêm đại tràng nhẹ thì niêm mạc dễ chảy máu, viêm đại tràng nặng thì xuất hiện những vết viêm loét, xung huyết, xuất huyết hoặc có những ổ áp xe.

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn bệnh hay cơ địa từng người nên bệnh cũng có những triệu chứng khác nhau. Nhìn chung, bệnh thường có những biểu hiện sau:

  • Đau quặn bụng thành cơn.
  • Buồn đi đại tiện, đi xong mới đỡ đau.
  • Phân đi không thành khuôn, phân lỏng và nhầy, phân nát hoặc sống phân, phân có thể lẫn máu.
  • Đầy hơi, chướng bụng, sờ thấy cứng bụng.
  • Người mệt lả, sút cân nhanh.

Những dấu hiệu của bệnh nếu không được can thiệp kịp thời sẽ làm lớp lớp niêm mạc đại tràng ngày càng tổn thương, bệnh để lâu có thể biến chứng thành viêm đại tràng mãn tính, giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư rất khó điều trị.

Đọc thêm: Cách phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

3. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn hay còn được gọi là bệnh viêm ruột từng vùng, triệu chứng viêm ruột thường lan rộng và ăn sâu vào các lớp mô ruột khiến người bệnh đau đớn và suy nhược cơ thể. Bệnh nếu không được điều trị có thể dẫn tới các biến chứng đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Một số dấu hiệu nhận biết của bệnh Crohn có cần được kể tới như:

  • Đau bụng và chuột rút.
  • Đầy hơi, khó tiêu.
  • Tiêu chảy, phân có dính máu.
  • Sốt.
  • Đau xung quanh khu vực hậu môn.
  • Sụt cân nhanh.

Tình trạng viêm ruột do bệnh Crohn gây ra thường lan rộng và ăn sâu vào các lớp mô ruột dẫn tới triệu chứng đau đớn và vừa suy nhược, để lâu có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm:

  • Tắc ruột,
  • Viêm loét đường tiêu hóa và hậu môn,
  • Rò, nứt hậu môn,
  • Suy dinh dưỡng, thiếu máu,
  • Ung thư.
Xem thêm :  Top 21 câu stt hay nhất dịch sang tiếng trung

3. Bệnh Crohn 1

4. Bệnh celiac

Bệnh Celiac hay còn được gọi là bệnh không dung nạp với Gluten. Nguyên nhân bởi người bệnh không dung nạp với gluten, cơ thể không hấp thu các thực phẩm chứa gluten. Gluten là các loại protein khác nhau được tìm thấy trong lúa mì và các loại ngũ cốc khác như lúa mạch, lúa mạch đen.

Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, một số triệu chứng phổ biến của bệnh:

  • Tiêu chảy, phân có mùi hôi và sủi bọt.
  • Đau bụng, bụng phình to, chướng hơi.
  • Loét miệng, mệt mỏi, xanh xao.
  • Ở trẻ em: Chậm lớn, chậm phát triển.

Hiện nay, điều trị bệnh Celiac chủ yếu là áp dụng chế độ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và dùng thuốc để kiểm soát dị ứng. Ngoài ra, người bệnh cần tránh ăn bất cứ thức ăn nào có chứa gluten, bao gồm ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì và lúa mạch.

5. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng dễ gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây ra biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa có thể do loạn khuẩn đường ruột, thực phẩm có chứa độc tố, nhiễm Helicobacter Pylori, tăng acid dịch vị… những triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt người bệnh:

  • Chướng bụng, đầy hơi là triệu chứng dễ nhận thấy nhất dù người bệnh không ăn cũng cảm thấy no, bụng căng tức, khó chịu.
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, rát vùng cổ và bụng nhất là sau khi ăn đồ ăn cay, nóng hoặc nhiều chất béo.
  • Đau bụng âm ỉ vùng bụng dưới và khu vực xung quanh.
  • Tiêu chảy, táo bón.
  • Buồn nôn.
  • Chán ăn, mệt mỏi uể oải.

Hiện tượng rối loạn tiêu hóa tuy không nguy hiểm nhưng những triệu chứng của bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe người bệnh và kéo theo những bệnh lý nguy hiểm khác. Vì thế, ngoài việc tự điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, người bệnh cũng nên đến phòng khám chuyên khoa để điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

6. Không dung nạp Lactose

6. Không dung nạp Lactose 1

Không dung nạp lactose là hiện tượng cơ thể thiếu hụt enzyme có tên gọi lactose trong ruột non để hấp thụ đường. Lactose là loại đường thường có trong những sản phẩm làm từ sữa như các loại sữa, phô mai,… Nếu bạn bị hội chứng không dung nạp lactose thì khi bạn ăn sữa hay các sản phẩm từ sữa bạn sẽ gặp các triệu chứng:

  • Đau quặn bụng
  • Tiêu chảy
  • Đầy bụng, chướng hơi
  • Buồn nôn, nôn

Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp để tăng sản xuất enzyme lactase cho cơ thể người bệnh. Chính vì vậy, để tránh sự khó chịu khi không dung nạp lactose, người bệnh cần:

  • Tránh ăn nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa,
  • Sử dụng sản phẩm có chứa ít lactose.

7. Trào ngược dạ dày

Theo sinh lý bình thường, khi ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản mở ra, cho phép thức ăn đưa xuống dạ dày và tự đóng lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược lên trên. Bệnh trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch dạ dày ( gồm men tiêu hóa, khí hơi, thức ăn…) trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng…

Một số triệu chứng của trào ngược dạ dày:

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, chướng bụng khó tiêu.
  • Nôn, buồn nôn thường gặp nhất là vào ban đêm khi ngủ.
  • Đau tức ngực, đau thắt ngực xuyên ra sau lưng và cánh tay.
  • Khản giọng, ho, khó nuốt.

Bệnh trào ngược dạ dày thường dai dẳng và tiến triển âm thầm khiến người bệnh chủ quan. Bệnh để lâu ngày sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề như: viêm phế quản, viêm phổi, barrett thực quản… và thậm chí là ung thư thực quản. Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, bạn nên có biện pháp khắc phục kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

8. Viêm loét dạ dày

8. Viêm loét dạ dày 1

Viêm loét dạ dày là tình trạng những vết loét xuất hiện và gây tổn thương ở niêm mạc dạ dày, ở phần đầu ruột non khiến cho lớp niêm mạc bị bào mòn. Hoạt động tiêu hóa bị ảnh hưởng, thức ăn ứ đọng không tiêu hóa được gây ra triệu chứng khó chịu cho người bệnh:

  • Đau bụng âm ỉ, kéo dài, đau từng cơn kèm theo cảm giác bỏng rát. Cơn đau xuất hiện nhiều vào ban đêm, khi đói.
  • Chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua.
  • Buồn nôn, khó chịu ở dạ dày.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.

Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được điều trị từ sớm dễ biến chứng thành viêm loét dạ dày mãn tính và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư…

9. Viêm túi thừa

Viêm túi thừa là tình trạng một hoặc nhiều túi thừa đại tràng bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng dẫn đến viêm, sưng và đỏ. Bệnh lý này có thể từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm của túi thừa có nghiêm trọng hay không. Chướng bụng, đầy hơi là một trong những triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh thường bỏ qua triệu chứng này và nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Vì vậy, ngoài chướng bụng, đầy hơi, bệnh viêm túi thừa còn có một số dấu hiệu sau:

  • Đau bụng dưới bên trái, ban đầu cơn đau nhẹ, nhưng dần dần cơn đau dữ dội hơn.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Sốt.
  • Đi đại tiện lúc tiêu chảy, lúc táo bón và phân có máu tươi.
  • Có cảm giác đau khi đi đại tiện, tiểu tiện.

Khi bệnh viêm túi thừa ở mức độ nhẹ, người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên nếu bệnh ở giai đoạn nặng mà không được điều trị, bệnh có thể xảy ra những biến chứng như: viêm phúc mạc, chảy máu trực tràng, tắc nghẽn tuột….

Xem thêm :  6 công dụng của bã cà phê trong việc làm đẹp

10. Sỏi mật

10. Sỏi mật 1

Sỏi mật là loại sỏi được hình thành trong túi mật hoặc đường mật. Có nhiều nguyên nhân hình thành sỏi mật như do dịch mật chứa nhiều cholesterol, hoặc túi mật thường xuyên không được rỗng bởi nếu túi mật thường xuyên chứa đầy mật thì mật có thể sẽ bị cô đặc và lâu dần hình thành sỏi mật.

Bệnh sỏi mật thường không có dấu hiệu điển hình khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, khi bạn có những biểu hiện dưới đây, bạn cần đi khám để chắc chắn mình có mắc sỏi mật hay không:

  • Đau bụng vùng thượng vị hoặc vùng bụng bên phải, cơn đau dữ dội, đầy hơi, khó tiêu.
  • Sốt
  • Vàng da

Sỏi mật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu để lâu không được điều trị như: viêm túi mật, tắc nghẽn đường mật, ung thư túi mật… Chính vì vậy, bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm.

11. Các bệnh lý về gan

Gan có chức năng như một lá chắn của cơ thể giúp ngăn chặn các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể và đường hóa, đào thải những chất cặn bã do chuyển hóa trong cơ thể tạo ra. Ngoài ra, với hệ tiêu hóa, gan có tác dụng sản xuất ra dịch mật để giúp tiêu hóa thức ăn. Khi chức năng của gan bị tổn thương hoặc mắc một số bệnh lý như xơ gan, viêm gan… sẽ giảm tiết dịch mật khiến hệ tiêu hóa bị cản trở đặc biệt là khi chúng ta ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, chướng hơi…

12. Ung thư

Ung thư dạ dày: Khi bệnh ở giai sớm thường không có triệu chứng. Bệnh về giai đoạn sau có một triệu chứng thường gặp như đầy hơi chướng bụng, khó tiêu và cảm giác no ở vùng bụng trên khiến người bệnh chủ quan. Khi bệnh đã chẩn đoán ở giai đoạn sau có kèm theo các triệu chứng như sụt cân, buồn nôn và đau bụng khiến việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều.

Ung thư buồng trứng: Đây là bệnh lý về ung thư gây tử vong cao nhất so với bất cứ loại ung thư nào của cơ quan sinh sản, nhất là những phụ nữ trên 50 tuổi. Các triệu chứng phổ biến của ung thư buồng trứng bao gồm đầy hơi chướng bụng kéo dài, cảm thấy no nhanh hơn và đau ở vùng chậu.

Ung thư tử cung: Bệnh ung thư tử cung ngoài chướng bụng, đầy hơi, nó còn có thể xuất hiện dấu hiệu chảy máu âm đạo, chảy dịch bất thường ở âm đạo, đau vùng chậu, đau khi giao hợp hoặc đi tiểu.

Ung thư đại tràng: Ung thư đại tràng có thể gây tắc nghẽn ruột và gây triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Vùng ung thư phần cuối đại tràng, người bệnh thường xuyên có dấu hiệu chảy máu và táo bón nặng. Vùng ung thư khu vực cao hơn, người bệnh thường có biểu hiện đầy hơi, chướng bụng

Ung thư tụy: Ung thư tụy là ung thư khá nguy hiểm vì tỷ lệ sống rất thấp. Bệnh thường có dấu hiệu cảnh báo: đầy hơi chướng bụng, vàng da, sụt cân, chán ăn và đau phần trên bụng, lan ra sau lưng.

12. Ung thư 1

Chướng bụng đầy hơi khi nào cần gặp bác sĩ?

Như chia sẻ ở trên, chướng bụng đầy hơi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu bạn xuất hiện chướng bụng đầy hơi kèm một số triệu chứng dưới đây cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và tìm ra nguyên nhân gây bệnh:

  • Đau bụng dữ dội
  • Khó thở
  • Buồn nôn, nôn, nôn ra dịch lẫn máu
  • Khó nuốt
  • Đau ở ngực
  • Đi đại tiện phân có màu đen
  • Vàng mắt, vàng da

Cải thiện chứng chướng bụng đầy hơi

Có nhiều nguyên nhân gây ra chướng bụng đầy hơi như chế độ ăn uống, sinh hoạt, bệnh lý… Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà có các biện pháp điều trị cụ thể và phù hợp. Vì vậy, nếu muốn sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng giúp phòng ngừa, cải thiện triệu chứng khá nhiều. Vì vậy, bạn nên lưu một số điểm dưới đây:

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh 1

  • Nên uống từ 2 lít nước/ ngày để đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giúp cung cấp đầy đủ chất xơ cho cơ thể. Nên ưu tiên một số laoij trái cây như cam, bưởi, táo, lê sau bữa ăn nhiều đạm.
  • Ưu tiên tỏi và một số loại hoa quả như cam, bưởi, táo, dứa, lê sau những bữa ăn nhiều đạm.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn những miếng nhỏ để tránh nuốt không khí cùng thức ăn vào dạ dày.
  • Ăn đủ bữa 1 ngày, không bỏ bữa cũng như không ăn quá no hay để bụng quá đói.
  • Chia nhiều bữa ăn trong 1 ngày giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và phòng ngừa chướng bụng, đầy hơi.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều ngọt, và những loại thực phẩm có gia vị chua, cay.
  • Tránh xa các loại đồ uống có cồn, ga và khói thuốc.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất bảo quản

Chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý

  • Nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Không nên thức quá khuya, nên ngủ 6 – 8 tiếng/ ngày.
  • Dành thời gian vận động thường xuyên, có thể tập những bài thể dục nhẹ nhàng giúp tăng nhu động ruột như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột.
  • Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng stress

Áp dụng mẹo cải thiện

1. Sử dụng tỏi

Áp dụng mẹo cải thiện 1

Y học hiện đại nghiên cứu cho thấy, trong tỏi chứa hàm lượng Allincin cao giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, các hợp chất hữu cơ Sulfur, Glycosides, Germanium, các loại vitamin và chất chống oxy hóa trong tỏi giúp phòng ngừa ung thư, kích thích tiêu hóa, giảm triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Xem thêm :  Các dạng bài tập dao động điều hòa có lời giải

Cách sử dụng tỏi:

  • 1 củ tỏi đem nướng thơm lên và bọc trong 1 miếng gạc mỏng
  • Đặt lên rốn sẽ giúp bạn xì hơi, nhẹ bụng, thoải mái không còn căng chướng khó chịu.

Hoặc:

  • 30g tỏi bóc vỏ, đem giã nát và trộn cùng 5g đường phèn
  • Cho vào cốc, chế thêm 100ml nước ấm, khuấy đều cho đường tan
  • Chia lượng nước tỏi thành 2 phần, uongs 2 lần trong ngày sau bữa ăn

2. Sử dụng gừng tươi

Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng giải độc, kích thích hệ tiêu hóa, chữa đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu

Cách sử dụng gừng như sau:

  • Gừng rửa sạch, gọt vỏ, thái thành lát mỏng, đập dập
  • Cho vào ấm và chế thêm 100ml nước nóng, đậy nắp khoảng 5 phút
  • Uống nước gừng khi còn ấm, ngày uống 2 – 3 lần như vậy.

3. Dùng lá bạc hà

Trong lá bạc hà có chứa menthol giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giãn cơ trơn, giảm nhu động ruột, làm tan các khí hơi và chất thải được đưa ra ngoài, giảm hiện tượng chướng bụng, đầy hơi.

Cách dùng lá bạc hà như sau:

  • Dùng 4-5 lá bạc hà tươi hoặc 1 nhúm lá bạc hà khô cho vào ấm, chế thêm nước nóng.

  • Đậy nắp khoảng 15 phút.

  • Chắt lấy nước uống 1-2 lần/ ngày.

Áp dụng mẹo cải thiện 2

4. Sử dụng quế

Quế là loại gia vị được sử dụng thường xuyên để chế biến món ăn hàng ngày. Quế không chỉ kích thích vị giác mà còn thúc đẩy tiêu hóa, đào thải lượng khí ga tồn đọng trong dạ dày, giúp hệ tiêu hóa của bạn được thoải mái hơn.

Cách sử dụng quế như sau:

  • Dùng 1/2 thìa cà phê quế, pha cùng 250ml nước ấm.
  • Khuấy đều và để phần quế lắng xuống.
  • Chắt lấy nước uống sau khi ăn.

Hoặc:

  • Dùng 1/2 thìa cà phê bột quế, pha cùng 250 ml sữa ấm.
  • Uống khi bị chướng bụng, đầy hơi.

5. Trà hoa cúc

Hoa cúc có đặc tính chống viêm, thông khí và làm dịu niêm mạc dạ dày, giúp ruột tiêu hóa tốt hơn, giảm triệu chứng chướng bụng, khó tiêu. Để pha trà hoa cúc bạn có thể làm theo hướng dẫn:

  • Lấy 4-5 bông cúc khô hoặc tươi
  • Cho vào ấm và chế thêm nước đun sôi, đậy nắp khoảng 15 phút
  • Rót lấy nước thưởng thức nhiều lần trong ngày.

Áp dụng mẹo cải thiện 3

6. Chườm nóng

Chườm nóng giúp giãn cách mạch và máu lưu thông tốt hơn, từ đó giảm các triệu chứng khó chịu ở bụng do đầy hơi chướng bụng gây ra.

Thực hiện phương pháp chườm nóng bằng cách:

  • Sử dụng túi chườm hoặc chai thủy tinh hay muối rang
  • Đổ nước nóng khoảng 50-60 độ vào túi chườm, hoặc nếu dùng chai thủy tinh, khi đổ nước nóng vào thì nên bọc qua 1 lượt vải, chườm lên bụng và lăn tròn.
  • Nếu dùng muối rang thì rang nóng muối lên, bọc muối trong 1 lượt vải, chườm lên vùng bụng.
  • Thực hiện cách chườm bụng này khoảng 15 – 20 phút.

7. Massage bụng

Massage bụng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái và kích thích nhu động ruột co bóp nhịp nhàng, giảm tình trạng đầy hơi, ứ khí.

Thực hiện phương pháp massage bụng theo hướng dẫn dưới đây:

  • Xòe lòng bàn tay, chụm các ngón tay lại với nhau,
  • Đặt lòng bàn tay ngang rốn,
  • Xoa tròn vùng bụng theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống dưới liên tục trong 10-15 phút,
  • Mỗi ngày thực hiện  từ 2 – 3 lần.

☛ Xem thêm: Mẹo loại bỏ đại tràng đầy hơi hiệu quả.

Cải thiện đầy hơi, chướng bụng do bệnh đại tràng

Khi bị chướng bụng, đầy hơi nguyên nhân do bệnh đại tràng, bạn có thể sử dụng Tràng Phục Linh Plus để giảm nhanh triệu chứng.

Cải thiện đầy hơi, chướng bụng do bệnh đại tràng 1

Tràng Phục Linh Plus được sản xuất từ dược liệu thiên nhiên với các thành phần như cao bạch truật, cao bạch phục linh, cao bạch thược, cao hoàng bá,… Ngoài ra, sản phẩm còn chứa 2 hoạt chất quan trọng:

  • ImmuneGamma: giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường miễn dịch và phục hồi niêm mạc đại tràng.
  • 5-HTP: được chiết xuất từ hạt Griffonia simplicifolia có nguồn gốc từ châu Phi. Thành phần này đã được kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị trên người mắc các bệnh lý về đại tràng và tiêu hóa.

Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734)

Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:

  • Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
  • Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính
  • Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
  • Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện.

Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Mẹo chữa đầy hơi, chướng bụng nhanh nhất ngay tại nhà | VTC Now

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com