Copywriter là gì? làm thế nào để trở thành một copywriter?

Bạn đang xem: copywriter là gì? làm thế nào để trở thành một copywriter? Tại Pkmacbook.com

Một chỉ dẫn “gần như đầy đủ” giúp bạn trở thành copywriter!

Vậy là muốn học cách trở thành copywriter phải không anh bạn? Chuyện dễ mà.

Thực ra, chúng ta không cần tới giáo dục chính quy trong chuyện này. Vài copywriter hàng đầu thế giới mà tôi biết chưa từng vào đại học hay tham gia bất kỳ khoá viết lách nào cả.

Không giáo dục!
Không đào tạo chính quy!
Mà vẫn kiếm được nhiều tiền!

Vậy nên trong bài này tôi sẽ bao hàm nhiều thứ liên quan tới lĩnh vực copywriting, các nội dung này sẽ được nhắc đến.

OK, HERE WE GO!

Copywriter là gì?

Copywriting về căn bản là sắp xếp từ ngữ một cách khéo léo để bán hàng tốt hơn.

Ví dụ:

Tôi làm việc cho 1 công ty có trang web cứ 500 người viếng thăm mới có 1 người mua thứ gì đó. Thì nếu tôi là một copywriter, tôi sẽ tìm cách để làm sao 100 khách viếng thăm thì có 1 khách sẽ mua hàng. Nghĩa là tăng gấp 5 doanh số từ CÙNG 1 trang web!

Một copywriter giỏi. Sẽ hiểu làm thế nào để thực hiện việc này bằng cách sử dụng ngôn từ, và biết cách sắp xếp hình ảnh và nút bấm sao cho có nhiều doanh số hơn.

“Một copywriter giỏi. Không chỉ là 1 người biết viết, mà phải là người có hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người nằm sau mỗi quyết định mua hàng.”

Tuy nhiên, nếu bạn không phải nhân viên bán hàng hạng ưu, vẫn còn chỗ cho bạn trong nghề này. Và chúng ta sẽ bàn sau về 3 loại copywriter phần sau.

Tại sao nên thuê copywriter?

Hãy hình dung lượng nội dung mà các công ty phải cung cấp ra bên ngoài. Lấy ví dụ một công ty bảo hiểm sẽ có thể có tất cả những nội dung sau:

  • Quảng cáo Tivi
  • Quảng cáo Internet
  • Quảng cáo Radio
  • Ấn phẩm quảng cáo B2C (Business-to-Consumers)
  • Ấn phẩm quảng cáo B2B (Business-to-Business)
  • Ấn phẩm quảng cáo cho sản phẩm khác
  • Các form điền thông tin
  • Form điền thông tin cho nhiều dòng sản phẩm khác nhau
  • Quảng cáo Google
  • Quảng cáo Facebook
  • Cập nhật Twitter
  • Cập nhật Facebook page
  • Làm nội dung cho website
  • Làm nội dung cho từng sản phẩm khác nhau trên website
  • Đảm bảo nội dung có tính chuyển đổi cao
  • Đảm bảo người ta hiểu cách đăng ký dịch vụ hoặc đặt mua sản phẩm
  • Gửi cho khách hàng thông tin giải thích chính sách
  • Viết kịch bản chào hàng cho nhân viên kinh doanh
  • Viết kịch bản cho đội ngũ chăm sóc khách hàng
  • Viết các ấn bản báo chí
  • Danh sách còn dài và còn lầy…

“Bố không biết viết gì. Gửi đến đống này tới mấy thằng copywriter đi.”

Tất cả những thứ này đều được viết hoặc được kiểm định bởi copywriter.

Đó chỉ là một ví dụ đơn giản. Vài công ty còn dựa chủ yếu vào copywriter, các công ty này yêu cầu mọi thành viên phải là cây bút xuất sắc trước khi bắt đầu vào việc.

Có 3 loại copywriter bạn có thể nhắm tới

Agency Copywriter
Corporate Copywriter
Freelance Copywriter

Hãy biết rõ mục tiêu của bạn…

Nói “Tôi muốn trở thành copywriter” là phát biểu cực kỳ chung chung. Nó làm tôi nhớ lại thời còn đại học, lúc đó hay nghe người ta bâng quơ “Tôi muốn chuyên về kinh doanh”…

…thực sự chẳng có chút ý nghĩa nào khi không cụ thể điều được nói!

Tức là khi học trường kinh doanh, bạn có thể đi vào 3 chuyên ngành: Marketing, Tài chính, hoặc Kế toán. Vậy anh bạn, anh muốn gì?.

Copywriting cũng thế, cũng có những con đường phát triển khác nhau bạn có thể chọn.

Loại copywriter nào bạn muốn trở thành? Agency Copywriter? Corporate copywriter? Hay Freelance copywriter?

Mỗi trong số này đều có kiểu việc khác nhau, mức thu nhập khác nhau, ưu & nhược khác nhau. Hãy cùng điểm qua.

Agency Copywriter

Nếu bạn muốn trở thành một Agency Copywriter, đây là điều bạn có thể mong đợi.

Bạn sẽ làm việc ở các công ty quảng cáo lớn như Ogilvy & Mather, GSD&M, hoặc WPP.

Nếu bạn muốn trở thành Agency Copywriter toàn thời gian, bạn hầu như phải di chuyển đến thành phố lớn nơi các công ty này cư ngụ.

Lương cho một Agency Copywriter sẽ vào khoảng 35 ngàn đô ở thành phố nhỏ, và 50 ngàn đô đến 71 ngàn đô ở thành phố lớn (lưu ý: này là ở Mỹ nhé, ở VN không có đâu). Nhưng đó là bạn phải thuộc hàng giỏi nhé.

Tôi từng gặp nhiều copywriter, và thực ra cũng chưa từng gặp một Agency Copywriter nào có thể tự tin bảo rằng có mức thu nhập hơn 100 ngàn đô / năm.

Tuy nhiên công việc này có tính ổn định, nhìn chung bạn được làm việc trong một môi trường siêu sáng tạo, và bạn sẽ nhận làm việc với các nhãn hiệu lớn chưa từng tiếp xúc trong đời.

Nếu bạn trở thành Agency Copywriter, hãy chuẩn bị làm việc với những khách hàng bạn không thích hoặc rất khó bán ý tưởng của mình.

Ví dụ, bạn có thể phải phụ trách lên chiến dịch bán chất tẩy quần áo. Nhưng vấn đề là chất tẩy quần áo bạn bán KHÔNG CÓ CHÚT KHÁC BIỆT nào với các nhãn hàng cạnh tranh khác.

Điều này nghĩa là bạn phải rất sáng tạo khi cố gắng tiếp thị những loại nhãn hàng này. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ rời khỏi hoạt động thử nghiệm “siêu chi tiết” của thế giới direct marketing.

Khi làm direct marketing, bạn sẽ bán hàng trực tiếp tới nhiều người, và có thể theo dõi những gì diễn ra tại mỗi bước.

Tại các agency lớn, những công ty giúp đỡ các nhãn hiệu (chẳng hạn như chất tẩy quần áo), họ thường có khuynh hướng chú trọng vào các phương pháp Quảng cáo Thương hiệu, làm cho người tiêu dùng nhớ tới 1 nhãn hiệu nào đó, và sẽ mua nó ở cửa hàng tạp hoá.

Tìm một công việc Agency copywriter

Nhìn chung, những công việc dạng này sẽ khó tới tay newbie.

Nếu 1 Agency muốn thuê bạn làm copywriter, họ sẽ xem xét các thể loại kinh nghiệm của bạn.

Và không may là có nhiều người từ thời kỳ ngành xuất bản in ấn còn thịnh hành, có nhiều kinh nghiệm và có khuynh hướng bao thầu luôn vị trí Agency Copywriter.

Tuy nhiên vẫn còn đó hy vọng cho newbie hay những người trẻ ganh đua vị trí Agengy copywriter:

Social media!

Nhiều người lớn tuổi và có tuổi nghề nhìn chung có ít trải nghiệm với social media vì họ trưởng thành trong thời kỳ khác.

Và bởi các agency lớn nhanh chóng bắt đầu lấy tiền khách hàng để tăng cường sự có mặt của khách hàng trên social media, nên họ cần người để quản lý những tài khoản này.

Phần nhiều các Agency Copywriter đang dần chuyển qua các bộ phận digital. Và hầu hết trong số họ là những người trẻ và có xu hướng làm social media.

Nên nếu bạn muốn trở thành một Agency Copywriter, tôi sẽ khuyên bạn nên trang bị căn bản về direct response marketing để học cách bán hàng, và tự giúp bản thân làm quen với social media marketing và tương lai của nó.

Hãy đọc các nghiên cứu về cách sử dụng Twitter trong quảng cáo, cách quảng cáo sử dụng Pinterest, hay dùng Instagram để quảng cáo chẳng hạn, như thường thấy nhất là Facebook.

Việc này giúp gia tăng đáng kể nền tảng kỹ năng của bạn và dĩ nhiên là cơ hội nhận được vị trí Copywriter tại các Agency lớn sẽ càng cao.

Nếu bạn ứng tuyển vào một Agency, họ sẽ muốn xem bạn có tài năng gì. Chẳng hạn:

Ứng tuyển vào vị trí copywriting trong bộ phận Digital Social Media?

Hãy cho họ xem lượng follower đáng kinh ngạc trên các tài khoản Twitter, Pinterest hoặc Instagram.

Hãy chọ họ biết phương pháp giúp bạn đạt kết quả đó. Rồi họ sẽ xem bạn như tài sản quý báo vì bạn thực sự có kinh nghiệm phát triển follower.

Ứng tuyển vào bộ phận bán hàng trực tiếp?

Hãy cho họ biết những quyển sách quảng cáo kinh điển mà bạn đọc (Ogilvy on Advertising, The Boron Letters, The AdWeek Guide to Copywriting).

Rồi cho xem những chiến dịch mà bạn đã tự thực hiện trên internet cho bản thân hoặc cho người khác.

Ứng tuyển vào bộ phận phụ trách các ấn bản quảng cáo?

Cho họ biết bạn đã nghiên cứu các nguyên tắc thiết kế đồ hoạ. Cho họ thấy bạn từng nghiên cứu về typography.

Cho họ thấy kỹ năng sử dụng phần mềm đồ hoạ như Adobe Illustrator và Photoshop để tạo các bố trí giả lập.

Bạn rõ rồi nhé… căn bản là nếu bạn ứng tuyển cho vị trí được săn lùng cao sau vị trí Agency Copywriter, tốt nhất là bạn nên trình diễn trước họ những kỹ năng cực ngầu mà mình có.

Điều sung sướng khi làm Agency copywriter

Bạn sẽ có cơ hội làm việc với hàng tấn nhãn hàng. Vài trong số đó bán vượt mức 100 triệu đô 1 năm chỉ với 1 dòng sản phẩm.

Cho dù bán những thứ không đáng kể như chất tẩy quần áo, bạn vẫn đang đứng trước những con số khổng lồ.

Điều này cực kỳ tuyệt vời. Đó là bởi khi làm gì với số tiền đó, người ta sẽ RẤT CẨN THẬN trong từng bước đi.

Vậy nên bất kỳ thay đổi nào trong marketing của bạn đều được thử nghiệm kỹ lưỡng.

Mặc dù mỗi thử nghiệm và mỗi thay đổi có thể rất buồn chán và gây khó chịu đối với những người “tăng động”, nhưng bạn sẽ được tiếp cận nhiều phương pháp thử nghiệm tối tân và bắt đầu hiểu ra điều gì khiến người ta MUA HÀNG.

Bạn cũng có cơ hội làm việc với các nhãn hiệu lớn nhất thế giới, và thấy được các con số hấp dẫn đằng sau chúng.

Đơn giản bằng việc sống cùng tất cả các thông tin này, bạn sẽ học được những thứ cực kỳ giá trị tại Agency.

Tôi nghĩ là nếu như bạn có ý định “khai trương” Agency của mình trong tương lai, thì làm việc ở vị trí Agency Copywriter hẳn sẽ là một trải nghiệm đáng giá.

Ở góc độ cá nhân, trước giờ tôi chưa từng đi làm, mặc dù điều đó tốt… nhưng khi nói tới việc bán hàng cho các tập đoàn lớn, nó làm tôi mất nhiều thời gian để tính toán quá trình, bởi tôi chưa từng làm việc trong môi trường đó.

Điều “hổng sướng” khi làm Agency copywriter

Những điều tốt đẹp ở trên cũng có mặt trái của nó.

Ví dụ, khi bạn làm việc với 1 khách hàng, 1 công ty có doanh thu 100 triệu đô từ một dòng sản phẩm, họ sẽ muốn BẰNG CHỨNG THÉP rằng bất cứ thay đổi nào bạn muốn thực hiện sẽ có kết quả.

Dù muốn hay không, họ sẽ không thực hiện thay đổi bởi việc giảm nhẹ 5% doanh số sẽ tương đương với 5 triệu đô chứ không phải giỡn!

Chính vì vậy, bạn sẽ phải thử nghiệm kỹ lưỡng và sống chết hết mình cho những thay đổi bạn muốn thực hiện.

Công việc của bạn cũng sẽ được soi kỹ bởi các nhóm khác… (tất cả những người có “gì đó” để chỉ trích nhằm giúp họ trông có vẻ quan trọng hơn)… điều này có thể rất gây ức chế.

Cá nhân tôi nghĩ phần tệ nhất khi trở thành Agency Copywriter là khi nói đến tiền, sẽ có rất ít kỳ tích.

Vì bạn là một nhân viên được trả lương tại một công ty lớn, bạn không phải chia sẻ phần thưởng từ nỗ lực marketing của mình.

Nên nếu bạn tăng doanh số lên 30% và khách hàng của bạn làm ra 30 triệu đô la trong năm đó…. bạn cũng không có thêm tiền đâu.

Tóm lại, họ trả tiền để bạn làm tất cả các việc, và bạn làm tất cả các việc đó với TEAM… nên sẽ khó nói liệu 30% gia tăng đó được tạo ra bởi một cá nhân đơn lẻ nào.

Điều này nghĩa là nếu mọi thứ diễn biến tốt, bạn vẫn có cùng mức thu nhập. Tôi không thích mô hình đấy. Mặc dù nhiều người khác thích sự an toàn hơn.

Corporate Copywriter

Làm thế nào để trở thành Corporate Copywriter?

Một Corporate Copywriter có công việc tương đối chán nhưng được cái ổn định. Bạn sẽ hầu như làm việc cho duy nhất 1 tổ chức giống như công ty luật hay tập đoàn lớn.

Giả dụ có một công ty lớn chuyên bán máy kéo và các thiết bị nông trại:

  • Bất kỳ lúc nào họ cần xây dựng trang web, bạn sẽ phụ trách bỏ chữ vào trong đó.
  • Lúc nào họ muốn làm ấn bản quảng cáo cho sản phẩm, bạn sẽ được yêu cầu viết vào trong đó.
  • Lúc nào họ muốn viết quảng cáo trên TV, bạn sẽ phụ trách viết kịch bản mẫu.
Xem thêm :  Khái niệm thực phẩm sạch là gì? thực phẩm sạch bao gồm những gì?

Bạn thấy đấy, bạn sẽ làm việc chỉ duy nhất trên những sản phẩm mà công ty có.

Và nếu bạn đột nhiên không còn quan tâm tới sản phẩm của họ, thì đó sẽ là một công việc chán như con gián.

Phạm vi thu nhập cho một copywriter tại công ty có thể từ 35 ngàn tới 57 ngàn đô theo kinh nghiệm của tôi.

Tôi sẽ không nói quá chi tiết về việc trở thành một Corporate Copywriter bởi công việc này không phải quan tâm hàng đầu với hầu hết copywriter.

Nhìn chung người ta thích làm Agency Copywriter hơn là… (gì thì bạn tự đoán nhé) hoặc nếu bạn thích mạo hiểm với bản thân, thì có thể chọn đi theo con đường freelance. Điều này sẽ đưa bạn sang phần kế tiếp:

Freelance copywriter

Làm thế nào để trở thành Freelance Copywriter?

Đây là nơi nghề copywriting nhận được nhiều quan tâm! (và tôi không có ý rằng nó luôn luôn tốt).

Mặt tích cực và tiêu cực của việc trở thành Freelance Copywriter đều có khác biệt lớn. Một số người có thể kiếm được 800 đô cho cả năm, một số khác kiếm với 2 triệu đô cùng năm đó.

Nó tuỳ vào:

Những gì một Freelance Copywriter làm

Freelance Copywriter nhảy vào bất cứ lúc nào có người cần hoàn thành công việc copywriting.

Ví dụ, có một startup đang tăng trưởng bán một hệ thống phần mềm eCommerce cực ngầu kiểu như Shopify, và họ muốn bắt đầu làm vài hoạt động “content marketing”

Nghĩa là họ sẽ làm nhiều content dưới dạng blog, ấn bản, hướng dẫn sử dụng,…

Nếu họ không có sẵn ai để viết những thứ đó, thường họ sẽ tìm kiếm Freelance Copywriter.

Nào, giờ nói về mấy gã phát minh ra sản phẩm mới nào đó, và anh ta nghe được là xây dựng danh sách email sẽ tốt cho việc kinh doanh. Lúc đó, anh ta có thể sẽ thuê một Freelance Copywriter để viết chuổi email.

Anh ta sẽ lấy email của khách hàng tiềm năng, và gửi đến họ các nội dung hay mỗi vài ngày, khiến họ muốn mua sản phẩm.

Một Freelance Copywriter dĩ nhiên có thể làm điều này.

Cơ bản, công việc của Freelance Copywriter là TẠO RA nội dung có tính chuyển đổi (conversion) cao, hoặc CẢI TIẾN tỷ lệ chuyển đổi của nội dung.

Điều kiện làm việc dành cho freelance copywriter

Freelance Copywriter có thể tự tạo lịch làm việc mà mình muốn.

Muốn không làm việc trong 6 tháng? Không nhất thiết phải thế. Ý tôi là, bạn có thể không làm ra tiền, nhưng ít nhất bạn có lựa chọn để làm sự nghiệp của mình cất cánh nếu muốn.

Mặc dù sự linh hoạt là không hạn chế, nhưng sự ổn định của bạn cũng sẽ rất chông chênh. Có thể nhiều tháng trôi qua bạn chỉ được trả 5 ngàn đô để làm 1 việc đơn giản. Cũng có nhiều nhiều tháng bạn chẳng tìm được công việc nào cả.

Nếu bạn không nổi tiếng trong ngành này (hoặc ngành khác cần copywriter giỏi), thì mọi chuyện sẽ rất khó khăn cho bạn.

Tuy nhiên nếu bạn trở nên nổi tiếng, được tôn trọng và xây xựng được một thế lực nhỏ trong nghề, bạn sẽ nhận việc không giới hạn và ngược lại.

Thu nhập của Freelance Copywriter

Oh man, thu nhập cho Freelance Copywriter có phạm vi RẤT RỘNG!

Tôi biết những người gọi bản thân là ‘freelance copywriter” kiếm ít hơn 20 ngàn đô / năm từ công việc này.

Họ có thể kiếm việc ở chỗ này chỗ kia nhưng vẫn không đủ sống.

Tôi cũng biết một số freelance copywriter khác nổi tiếng trong nghề copywriting (như Dan Kennedy, Gary Bencivenga, John Carlton), kiếm hơn 2 triệu đô lợi nhuận / năm từ công việc copywriting.

Cá nhân tôi kiếm về hơn 400 đô / giờ. Hoặc ít hơn 1 chút nếu khách hàng mua mua nhiều giờ hơn. Tôi cũng bán các lớp và khoá học. Nên trọng tâm của tôi không chỉ là làm freelance.

Các Freelance Copywriter Low-end tôi biết kiếm được 3 ngàn tới 15 ngàn đô mỗi năm. Những người này coi nó như một dạng công việc freelance 1 lần hoặc nghề tay trái mà thôi.

Các Freelance Copywriter Medium-end tôi biết kiếm được 75 ngàn tới 150 ngàn đô mỗi năm. Những người này tự gọi mình là copywriter, và có mạng lưới đáng kể những người làm việc cùng.

Các Freelance Copywriter High-end tôi biết kiếm hơn 300 ngàn đô mỗi năm (và con số này ngày càng tăng). Đây là những người nổi tiếng có mức thu nhập theo giờ, hoặc phí tư vấn rất cao.

Nhìn chung họ sẽ chỉ làm việc với ai sẵn sàng trả hơn 25 ngàn đô cho mỗi hợp đồng.

Những người này cũng có kỹ năng kinh doanh rất tốt và có khuynh hướng mua cổ phần trong các công ty khác, hoặc có công ty của riêng mình.

Nếu bạn nghĩ về chương trình 100 Tư vấn của tôi làm hồi năm 2014.

  • Tôi tính tiền trung bình 300 đô mỗi giờ.
  • Tôi cho đặt 3 suất tư vấn mỗi ngày (nhớ là tôi cũng có công ty, nên tôi không thể làm việc này toàn thời gian được).
  • 3 Suất tư vấn mỗi ngày x 300 đô là 900 đô / ngày.
  • Giả dụ tôi làm việc này 3 ngày 1 tuần, thì tôi có 3,600 đô / tuần.
  • Giả dụ tôi làm 4 tuần 1 tháng thì có 14,400 đô / tháng.
  • Còn nếu làm 11 tháng 1 năm thì sẽ có 158,400 đô / năm.

Thời điểm này tôi có lượng follow ít hơn 10K người và vẫn tiếp tục bán các suất tư vấn. Thế nên nếu tôi coi Freelance Copywriting như một nghề toàn thời gian… nó sẽ mang lại mức thu nhập đáng kể.

Tôi có sẵn một lượng người theo dõi trước khi tôi bắt đầu thí nghiệm chương trình “100 Tư vấn cho 100 công ty khác nhau“, nhưng về cơ bản đây là cách tôi đã làm điều đó … chỉ bằng một trang NỤ CƯỜI SIÊU ĐƠN GIẢN như này!

“Nút thanh toán” đơn thuần là nút PayPal. Người ta sẽ mua những suất được lên lịch trước. Với cách này tôi sẽ không phải lên lịch tới lui ngu ngốc.

Bằng việc bán các suất tư vấn theo thời gian định sẵn, và không phải lên kế hoạch xoay quanh bất cứ ai.

Mỗi tuần, tôi sẽ gửi thông báo đến danh sách email của mình để giới thiệu các suất tư vấn mới trên page. Đôi khi có tới 3 suất tư vấn mỗi tuần, và đôi khi có tới 10 suất.

Có nhiều trong số các khách hàng khi mua các suất tư vấn này thực sự thích thú và muốn tranh thủ tôi thêm. Vậy nên họ sẽ trả nhiều hơn để tôi giúp họ cho nhiều giờ nữa.

Nên như bạn có thể thấy, khung thu nhập cho một Freelance Copywriter giống như bất kỳ Freelancer nào:

[Không mạng lưới] + [Không kinh nghiệm] = Thu nhập yếu.

[Mạng lưới tốt] + [Nhiều kinh nghiệm] = Tiền vô như nước.

Ok, giờ nói tới việc làm cách nào để trở thành một freelance copywriter được trả giá cao:

Cách kiếm được khách hàng khi làm Freelance copywriter

Tới nay đây là câu hỏi lớn nhất tôi nhận được. Và người ta dường như quên đi 1 điều…

“Xây dựng bản thân thành freelance copywriter giống như xây dựng một doanh nghiệp từ thuở hàn vi.”

Bạn phải đặt THẬT NHIỀU nỗ lực ngay từ ban đầu, thể hiện tài năng, và đừng mơ giàu có ngay tấp lị.

Chẳng có buổi trưa nào miễn phí ở đây cả chàng trai và cô gái ơi.

Nhiều người bị mê hoặc bởi viễn cảnh làm việc bên cạnh chiếc laptop từ bất kỳ nơi nào trên thế giới như copywriter.

Thực sự người ta lấy làm lạ khi tôi đăng bức ảnh giống như vầy từ những địa điểm khác nhau.

Bởi vì công việc copywriting của tôi được hoàn thành trên laptop, nên tôi có thể cất cánh và làm việc ngay bãi biển.

Hoặc nếu tôi muốn có ngay 10 ngàn đô trong tay… tôi có thể dành vài giờ hoàn thành các hợp đồng copywriting nhận được.

Nhưng những xa hoa này là kết quả của làm việc chăm chỉ, tạo ra kết quả thực sự, và thể hiện tài năng.

Nó không diễn ra qua đêm đối với hầu hết các copywriter.

Và dĩ nhiên KHÔNG BAO GIỜ đúng đối với nhiều người trong số họ. Tuy nhiên tôi cũng chia sẻ một số cách mà tôi từng thấy người ta tìm được các hợp đồng copywriting đáng kinh ngạc (và được trả cao).

Cách số 1: Trở nên nổi tiếng trên web (câu chuyện của tôi)

Nếu bạn được biết tới như một idol copywriting nổi tiếng, bạn sẽ ngay lập tức tạo dựng được sự tín nhiệm.

Và nếu bạn có sự tín nhiệm cao, bạn có thể đòi hỏi được trả giá cao.

Vậy làm sao tôi xây dựng sự tín nhiệm cho công việc copywriting của mình?

Bước 1: Xây dựng sự tín nhiệm: Thực hành những gì bạn thuyết giáo

Tôi đã điều hành vài ba việc kinh doanh từ thời còn đi học, và lần đầu tiên tôi ứng dụng kỹ thuật copywriting là vào danh sách email của mình.

Một trong số đó là HouseofRave, chuyên bán bóng đèn và các thứ phát sáng.

Danh sách email của tôi có 7,500 khách hàng trên đó và tôi đinh ninh rằng việc gây ấn tượng với họ bằng hình chụp đẹp mắt của sản phẩm sẽ ngay lập tức khiến họ mua hàng.

Vậy nên tôi gửi email có hình sản phẩm như thế này cho họ:

Còn đây là kết quả của hàng trăm giờ tôi dành cho việc thực hiện email này cùng với ảnh chụp sản phẩm và viết mô tả về sản phẩm:

  • Quy mô danh sách: 7,500 email (tốt)
  • Tỷ lệ mở email: 35 – 40% (tốt vãi)
  • Đơn hàng: 2 (tệ vãi)

Lượng thời gian tôi bỏ ra và lượng tiền tôi thu về từ việc gửi email thật cảm động!

Tôi chỉ kiếm được 40 đô lợi nhuận từ mỗi email, trong khi dịch vụ email tốn của tôi 80 đô / tháng… vậy nên tôi kiếm được ÂM 40 đô thôi.

Khá là bối rối, nhưng tôi cho rằng danh sách email của mọi người bán hơi tệ, chứ “trình bày” vẫn tốt chán.

Uhmmm… có lẽ tôi quá ngây thơ & khờ dại.

Nên vào 1 dịp tình cờ, một người bạn chỉ cho tôi xem The Gary Halbert Letters, đặc biệt là The Boron Letter, và tôi bắt đầu đọc chúng.

Ngay sau đó tôi nhận ra mọi thứ tôi gửi cho danh sách email của mình đã hoàn toàn sai. Vậy nên sau đó tôi nhận sự giúp đỡ của anh bạn này, và gửi email tiếp theo kiểu copywriting đúng nghĩa.

Chú trọng nhiều hơn vào chữ hơn là hình ảnh bóng bẩy.

Bản tin tiếp theo của HouseofRave gửi ra ngoài trông thế này:

Lưu ý là không hề có 1 hình ảnh lộng lẫy hay nút bấm to tướng nào cả. Chỉ có 1 đường link để click vào, hết rồi.

Phần còn lại của email sử dụng hiệu ứng tâm lý. Đánh vào các khái niệm như mạch truyện, trong cái rủi có cái may, các tình huống ứng dụng thay thế nhau, và nỗi sợ.

Bạn có nhớ email trước đó của tôi chỉ kiểm được cùng lắm 2 đơn hàng.

Còn email này kiếm cho tôi hơn 120 đơn hàng trong vòng 2 giờ đầu tiên. Nó đã quá thành công tới nỗi tôi phải gỡ khuyến mãi xuống vì hết hàng.

Từ đây tôi nhận ra sức mạnh của copywriting. Tôi thậm chí còn thực hiện một khoá học chỉ ra chính xác những gì bạn cần biết, các mẫu biểu, và công thức để tự mình thực hiện việc này.

Và đó chính là hạt mầm cho khoá học Kopywriting của tôi!

Bạn thân của tôi, Noah Kagan khởi nghiệp một công ty tên là AppSumo cùng thời gian này, và cần tôi hỗ trợ viết deal về công nghệ mỗi ngày cho danh sách email của cậu ta.

Tôi đã thử viết ra các deal bằng siêu-năng-copywriting-lực của mình. Ngay từ deal đầu tiên chúng tôi gửi, kết quả thu về là hơn 10 ngàn đô lợi nhuận!

Tôi thử viết một deal khác.
Rồi 1 cái khác…
Rồi cái khác…
Cái khác nữa…
… và điều đó vẫn cực kỳ hiệu quả.

Không ít người hỏi sao các copy của AppSumo hay dữ dội vậy, và gần như họ đều mua tất cả các deal được viết BỞI TÔI.

Người ta thực sự ĐI TÌM mua những gì được chúng tôi rao bán! Bởi tất cả từ ngữ trong email đọc quá tê tái.

Trong khoảng 2 năm có hơn 750 ngàn người đọc những gì tôi viết ra. Chuyện này rõ ràng quá vi diệu.

Sau AppSumo, tôi bắt đầu tung ra sản phẩm kỹ thuật số của riêng mình. Nhiều trong số chúng. Tổng cộng khoảng 13 cái, và kiếm cho tôi nhiều tiền hơn.

Một trong những khoá học bán chạy nhất là The Kopywriting Kourse.

Đây là “Khoá học” tôi làm ra để giúp người ta tiếp thu nhanh các chiến thuật tôi sử dụng trong copywriting. Nhưng thay vì đưa họ tới vô số sách và bài tập, tôi thiết kế khoá học giúp cho họ viết tốt hơn chỉ trong 2 giờ.

Sau đó tôi bắt đầu thêm nhiều phần, mẫu biểu và công thức để họ có thể học copywriting cho chính mình và ứng dụng nó vào công việc.

Khoá học này đã đẩy tôi thành một copywriter nổi tiếng.

Sau khi bán hơn 1 triệu đô từ khoá học, tôi bắt đầu nhận hợp đồng thời vụ. Tôi thu khoảng 200 độ cho 1 giờ.

Tới năm 2014 tôi bắt đầu trang blog đầy tâm huyết KopywritingKourse.com, cung cấp các bài viết copywriting, dạy người ta viết copy, và chế tạo công cụ cho các writer.

Cũng vào năm 2014, tôi quyết định thực hiện chương trình 100 Tư vấn cho 100 công ty khác nhau.

Tôi chỉ muốn viết và tư vấn cho người khác thực sự giỏi. Mức giá cho các suất tư vấn này từ khoảng 280 đến 315 đô mỗi giờ.

Xem thêm :  Celebs là gì ? celeb là nghề gì? celeb là gì

Sau đó nhu cầu tăng lên quá cao, tôi nâng giá lên khoảng 550 đô cho một phiên tư vấn kéo dài 1 giờ.

Tôi cũng thử một chương trình mới của mình là “Thuê tôi cả ngày đi”, kéo dài hơn 8 giờ… nhưng lại không vui mấy. Mọi người quá kiệt sức, và không có nhiều thời gian dành cho triển khai và thử nghiệm.

Vậy nên tôi trở lại với mô hình tính phí theo giờ, và hầu hết những hợp đồng này kéo dài trong khoảng giữa 4 và 12 tiếng. NHIỀU THỨ được hoàn thành trong thời gian này. Và kết quả rực rỡ.

Bây giờ, sau tất cả kinh nghiệm và kết quả, tôi có thể nhanh chóng đẩy mạnh việc kinh doanh bằng cách gửi email đến hàng ngàn người trên danh sách của mình.

Nhưng bạn phải hiểu, việc đó không diễn ra qua đêm.

Nên trước khi bắt đầu mơ về cảnh ngồi làm việc bên laptop cạnh bờ biển và lấy 1000 đô cho một giờ làm việc, hãy nhớ rằng trước hết bạn phải bắt đầu thật thông minh.

Hãy thể hiện. Hãy LÀM TỐT.

Ok…. đó là câu chuyện của tôi, và bạn có thể sao chép điều gì đó tương tự, còn không đây là một số cách để có được sự tín nhiệm trong nghề này.

Cách số 2: Trở nên nổi tiếng trong một ngách thị trường cụ thể.

Nhiều copywriter low-end quả quyết “Tôi có thể viết mọi thứ”.

Nhưng thực ra họ nên tập trung vào một ngách cụ thể lúc bắt đầu. Ví dụ, nếu bạn làm việc cho một công ty chăm sóc sức khoẻ lớn và phải viết rất nhiều cho họ, bạn nên gọi chính mình là copywriter chuyên về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.

Điều này giúp bạn đạt được sự tín nhiệm trong lĩnh vực đó dễ dàng hơn.

Bạn hẳn nhiên sẽ không đáng tin cậy trước một người cần lời khuyên tài chính… tuy nhiên bạn THỰC SỰ có thể nhận được lời khuyên của anh ta về cách trồng cây làm hàng rào (vì anh ta giỏi việc đấy)

Anh ta có lời khuyên rất cụ thể và nhiều kinh nghiêm thực hành những điều mình nói tới.

Thay vì trở thành “chỉ là một copywriter”… sẽ tốt hơn nếu bạn là “một nữ copywriter chuyên tâm tình với các bà lần đầu làm mẹ”.

Tốt nhất là giao du và tạo quan hệ ở những chỗ người ta bán các thứ cho các bà lần đầu làm mẹ.

Nếu ai đó cần một copywriter, và bạn có kinh nghiệm chính xác trong ngách của họ… đoán xem ai sẽ có cơ hội lấy được hợp đồng béo bở?

Ngách thị trường của cá nhân tôi là các công ty có quy mô nhỏ và các deal tốt mỗi ngày. Sau đó thì chuyển sang các doanh nghiệp quy mô vừa.

Tuy nhiên, nếu ai đó tiếp cận tôi để giúp họ viết cho các bà lần đầu làm mẹ, tôi có thể LÀM… nhưng tôi không có kinh nghiệm và không thể liên hệ chính xác để các vấn để về nhân khẩu học.

Nên tôi cố gắn bó với lĩnh vực chuyên nhất của mình để tôi có thể cung cấp kết quả tốt nhất. Thà vậy.

Cách số 3: Trở nên nổi tiếng trước các công ty lớn

Phương pháp NÀY có thể áp dụng với một số người, và hoàn toàn có lợi.

Ví dụ bạn làm việc cho một công ty lớn trong bộ phận marketing và bạn được tiếp cận cách thức bộ phận marketing lớn thử nghiệm và tung ra sản phẩm.

Nếu bạn có thể xây dựng một mạng lưới nhỏ đủ tốt trong cùng ngành, thì hãy trở thành tư vấn viên có khả năng chuyên môn CỰC KỲ ĐẶC BIỆT, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền từ các công ty lớn khác.

Các hợp đồng freelance nhỏ có thể trả vài trăm đô.

Nhưng một công ty lớn (mất hơn 8 tháng để tung ra sản phẩm trị giá 100 triệu đô) sẽ trả cho bạn số tiền hấp dẫn ngay và luôn.

Cá nhân tôi không thể nhận được bất kỳ hợp đồng nào như vậy vì chưa từng làm việc trong một công ty lớn.

Điều đó nghĩa là tôi đánh mất sự tín nhiệm của mình vì tôi chưa từng làm việc trong những tổ chức ấy.

Nhưng nếu bạn có kinh nghiệm rất hiếm hoi trong một công ty lớn và có một vài thành tựu đáng kể, bạn có thể sẽ trở thành nhà tư vấn được săn lùng cao độ.

Điều hay ho là bạn chỉ cần một vài mối xã giao tốt.

Tôi biết vài người viết chương trình quản lý dầu vào những năm 70 vẫn còn được sử dụng tới ngày nay.

Họ kiếm được vài hợp đồng béo bở từ nhiều công ty CHỈ để đi loanh quanh nếu ai đó cần giúp đỡ triển khai nó.

Bởi vì các dự án mà anh ta tư vấn có giá trị hơn 2 tỷ đô… nên công ty không để tâm lắm đến số tiền để chỉ giữ anh ta đi loanh quanh.

Chán? Đúng vậy.
Tiền thơm? Đúng luôn.

Đây là một trong những lợi ích khi làm với công ty lớn. Bạn biết cách thực hiện các dự án trong một công ty lớn. Đó thực sự là một kỹ năng hiếm thấy.

Cách số 4: Hợp đồng thời gian nhỏ

Còn có những cách khác để kiếm được hợp đồng copywriting, nhưng tôi chưa từng thấy ai kiếm tiền như ăn gỏi khi thực hiện những thứ này một mình, nên tôi sẽ liệt kê nhanh ở đây:

  • Đăng trên Fivver. Bạn sẽ nhận được một vài mối bằng cách này, nhưng khách hàng của bạn sẽ thường là kẻ săn hàng rẻ và không phải công việc hấp dẫn lắm.
  • Đăng lên Craigslist là một copywriter viết thuê. Cách này nhìn chung thường dẫn tới công việc copywriter cho doanh nghiệp, được trả khá thấp (35 – 45 ngàn đô).

Làm thế nào tính tiền khách hàng khi làm freelance copywriter?

Có vài cách để tính tiền khách hàng, và tôi sẽ kể hết dưới đây:

  • Theo giờ
  • Theo dự án
  • Nhận phần trăm

Chúng ta sẽ bàn thêm bên dưới:

Tính tiền theo giờ

Đây là cách đơn giản nhất. Nếu phải mất 2 giờ để làm xong việc gì đó, bạn cứ việc tính tiền như vậy. Có thể 200 đô 1 tiếng… sao cũng được.

Ví dụ, nếu một khách hàng có email cần được đánh giá và làm cho tốt hơn, và bạn mất 3 giờ để viết lại… bạn có thể tính tiền họ [Giá theo giờ] x [Số giờ làm] = [Mức phí].

Cá nhân tôi thích phương pháp này cho vài giờ đầu tiên làm việc với khách hàng. Tôi nhận được 1 chút tiền đáng yêu, còn khách hàng nhận được một công việc được hoàn thành tốt, và chúng tôi có thể thấy liệu có thích làm việc với nhau hay không. (Tin tôi đi, vẫn có 1 vài người ngoài kia mà bạn không thích làm việc chút nào).

Tính tiền theo dự án

Đây có thể là cách thu tiền có lợi, hoặc là cách làm tổn hại thời gian.

Ví dụ bạn nói chuyện với 1 khách hàng, và đồng ý viết chuổi email tự động cho doanh nghiệp của họ. Bạn có thể nói “Tôi sẽ viết 8 email bá đạo cho chuổi email với giá 3 ngàn đô cho anh”

Chia ra, nghĩa là mỗi email đáng giá 375 đô. Nếu đây là cách dự án sẽ diễn ra, đây sẽ là khoản tiền hợp lý.

Nhưng thường những dự án có thời gian siết sao nặng nề vì họp, phản đối, thay đổi và gì đó.

Tôi bảo đảm với bạn rằng tốt nhất là vào lúc đầu nên dành ra 30% thời gian hoặc hơn để mô tả sẽ làm gì trong dự án với số tiền đó.

Tính tiền theo phần trăm

Cách này nhìn chung có tác dụng nếu bạn chấp nhận trả ít vào lúc đầu, và nhận thanh toán sau NẾU sản phẩm thành công.

Tuy nhiên chỉ copywriter thời vụ mới có xu hướng nhận các hợp đồng này. Hoặc nếu bạn NHẬN hợp đồng này như người mới vào người, nó thường là cho một công ty mà không làm ra tiền.

Tuy nhiên nếu bạn là copywriter dạng trung hoặc có nội công thâm hậu với thành tích đã được chứng minh, bạn có thể sắp xếp để thực hiện một loạt các việc copywriting với mức phí thấp hơn bình thường… nhưng cũng nhận phần trăm nếu tăng được doanh số.

Ví dụ ACME Concrete kiếm được doanh số 10 triệu đô mỗi năm từ hoạt động xây dựng. Nếu bạn thương thảo thành công và sẽ nhận được 10% khi có gia tăng doanh số, thì bạn sẽ có khoản tiền đầy hấp dẫn.

Cụ thể nếu bạn tối ưu hệ thống marketing của họ, và năm tiếp theo họ bán được 14 triệu đô… bạn sẽ kiếm được 400 ngàn đô cho sự gia tăng này.

Những gã bán quảng cáo thượng thừa thường thương lượng “phần trăm chi tiêu quảng cáo” như một kiểu tính tiền của họ.

Những deal này rõ ràng rất khó lấy được và cấu trúc… nhưng có thể rất có lợi. Chúng cũng có thể gây thất vọng lớn nếu công ty không tuân theo lời khuyên của bạn. Nên tốt nhất là cứ nghe thôi.

Tất cả những copywriter hàng đầu mà tôi biết, họ CỐ GẮNG để lấy phần trăm, nhưng tôi chỉ nghe 1 tới 3 người là THỰC SỰ THẮNG LỚN. Hầu như các deal này kết thúc có lợi, nhưng không ghê ghớm lắm.

Tạo portfolio copywriting đơn giản

Ok, nghe cẩn thận này người bạn trẻ:

Bạn KHÔNG CẦN phải có 1 website bóng bẩy. Thực ra, tôi chưa bao giờ thấy ai kiếm được hợp đồng copywriting trực tiếp từ portfolio của mình. Chưa từng!

Lý do là: người ta tìm thuê bạn dựa trên kỹ năng copywriting của bạn. Chứ không phải “website bạn trông mê mẫn thế nào”. Đây là lỗi thường thấy. Hãy xem trang tư vấn copywriting của tôi xem.

Trang này kiếm được nhiều tiền cho tôi thậm chí trông nó khá là tệ. Mong muốn mua được tạo ra từ những thể hiện trước đó với tôi, CHỨ KHÔNG PHẢI trang này trông như thế nào.

Người ta dành nhiều tháng và nhiều tiền & thời gian cho một website đẹp đẽ, chỉ để nhận ra CHẲNG AI TÌM TỚI MÌNH. Chỉ những người đi ra ngoài kia là những người họ gặp trực tiếp và cho biết cần đi tới đó.

Copywriting portfolio tốt nhất là 1 trang đơn giản với các yếu tố sau:

  • Tên bạn
  • Chuyên môn của bạn (Social media? Landing page? A/B Testing?)
  • 3 ví dụ về công việc của bạn
  • Cách họ đặt hàng cho bạn.

Tôi biết nghe có vẻ phản tác dụng, nhưng một số trong những trang copywriting hàng đầu tôi TỪNG THẤY chỉ là một trang đơn giản thế này thôi.

Thấy đơn giản chưa?

Nó cũng chỉ để lại cho họ MỘT lựa chọn cần làm gì tiếp theo, và đó là đặt hàng cho bạn.

Mỗi lần đặt hàng như vậy thấp nhất là 100 đô.

Nếu một khách hàng không sẵn lòng trả ít nhất 100 đô cho một lần tư vấn để bạn giúp chỉ ra những thứ có vấn đề với trang web của họ, họ sẽ KHÔNG mua gì đâu.

Phí tư vấn tối thiểu cho một lần đặt hàng của tôi hiện nay là 400 đô. Tôi đã học được rằng nếu người ta không sẵn sàng trả tiền, họ cũng không sẵn sàng trả nhiều hơn cho bạn (hoặc chỉ đơn giản không đủ khả năng chi trả).

Nhưng lạ là, tôi càng tính nhiều hơn cho mỗi giờ tư vấn, tôi càng nhận được sự tôn trọng và tuân thủ từ khách hàng! Họ muốn ĐẢM BẢO sẽ lấy lại tiền của mình sau mỗi lần tư vấn như vậy, nên họ đảm bảo sẽ có mặt đúng giờ như đã chuẩn bị.

Và nếu cả hai quyết định suất tư vấn sẽ kéo dài bao giờ là đủ, thì ít ra họ đã nhận được nhiều giá trị, và tôi được trả khá tốt cho công việc nhiều giờ đó.

Một vài người có thể nghi ngờ kiểu tư vấn “trả theo giờ” này và hỏi:

“Nhưng sẽ ra sao nếu tôi muốn tư vấn miễn phí cho vài người?”

Tôi nhìn chung sẽ tránh làm tư vấn miễn phí. Bởi những thứ này sẽ xảy ra:

  1. Mọi người rất hứng thú chuyện làm việc cùng nhau.
  2. Bạn thiết lập buổi gặp với khách hàng triển vọng này.
  3. Bạn chuẩn bị cho buổi gặp và đưa ra đề xuất.
  4. Bạn nói chuyện với khách hàng và cho họ biết những gì bạn sẽ làm.
  5. Họ kể cho bạn “hãy nói chuyện lại sau khi tôi trình bày việc này cho sếp”
  6. Bạn chẳng bao giờ nói chuyện lại … và thời gian đó đã bị lãng phí
  7. Bạn trở nên buồn và nghèo đi.

Để làm cho người ta nghiêm túc, bạn cần tính tiền họ cho thời gian của bạn. Nếu họ quyết định ký hợp đồng với bạn, thì bạn có thể cho họ biết số giờ tư vấn. Tuy nhiên nếu họ không đi cùng bạn, ít nhất bạn cũng được trả tiền.

Tính tiền người khác cho thời gian của bạn là cách tốt để khiến họ đánh giá cao dịch vụ của bạn.

Bất kỳ copywriter thành công nào tôi biết LUÔN tính tiền cho thời gian của họ.

Cách số 5: Câu chuyện của Jason

Tôi có thể ngồi đây và kể bạn nghe câu chuyện của tôi trong nhiều ngày, nhưng tôi sẽ để cho anh bạn Jason của mình tự kể cho bạn nghe về cách của anh ấy:

Những dòng này được viết bởi một copywriter thành công, anh ấy tên Jason.

Anh ấy không có website, không có card kinh doanh lộng lẫy nào… mà vẫn tạo ra thu nhập 5 con số (mỗi tháng) với công việc freelance copywriter thông qua việc giới thiệu và truyền miệng trong ngách thị trường rất cụ thể.

Tôi đã nhờ anh ấy viết một vài chiêu cho bạn, và chúng thực sự quá hay!

Trao dồi bửu bối copywriting

Nếu bạn muốn trở thành copywriter thuộc bất kỳ loại nào, bạn TỐT NHẤT nên có tài trong nghệ thuật copywriting! Tôi liệt kê dưới đây vài cuốn sách nên đọc.

Xem thêm :  Cách làm trà sữa trân châu đường đen đơn giản tại nhà

Sách Copywriting nên đọc

Tôi đã đọc khá nhiều sách copywriting, và chúng là những cuốn tôi khuyến khích bạn đọc để có khởi đầu tốt đẹp:

Gợi ý 1. The Gary Halbert Letter (miễn phí)
Gợi ý 2. Đọc This Book Will Teach You How To Write Better, sách của tôi.
Gợi ý 3. Đọc Advertising Secrets of the Written Word của Joseph Sugarman. Khoảng 30 đô cho cuốn này.
Gợi ý 4. Xem Ogilvy on Advertising (tiếng Anh & tiếng Việt).
Gợi ý 5. Học khoá Kopywriting Kourse của tôi. Không phải sách nhé, là một video course.

Bước kế tiếp trở thành copywriter

Tôi đã cung cấp trong bài này vài thứ cần làm trước:

  • Đọc sách copywriting tôi gợi ý.
  • Tạo một portfolio copywriting đơn giản.
  • Ra ngoài và làm thôi.

Nguồn: KopywritingKourse.com

Đây là Jason: Thế là bạn muốn trở thành một copywriter sao? Tôi sẽ kể ngắn gọn câu chuyện của mình và đưa ra 1 số tip có thể hữu ích với mọi trình độ của copywriter – từ người mới bắt đầu đến mức nâng cao.

Tôi bắt đầu hành trình của mình theo cách rất đặc biệt. Tôi chưa từng học đại học, và thực ra tôi cũng chưa học xong trung học, và tôi đã điều hành thành công một công ty 6 con số làm việc online trong khi tôi du ngoạn khắp thế giới.

Khi tôi viết nội dung này, tôi hiện đang ở Paris, Pháp và khám phá văn hoá nơi đây. Tôi sống chốn tôi muốn. Tôi chọn khách hàng cho mình. Tôi có nhiều tự do trong đời. Và tôi được trả tiền vì điều đấy.

Không giống đám bạn cùng lớp, cố gắng lấy bằng cấp và công việc ở các công ty, tôi đi trên con đường khác. Bạn có muốn biết điều gì khởi xuống tất cả những thứ này?

Tôi bắt đầu đọc The Gary Halbert Letters.

Ngay tức khắc tôi bắt đầu sử dụng phong cách copywriting của ông ấy để bán các chương trình tư vấn hẹn hò của mình, và nó thực sự hiệu quả! Tỷ lệ chuyển đội của tôi tăng lên, thu nhập của tôi cũng vậy, và tôi dính vào đó.

Thời gian đó tôi vẫn không làm đủ tiền như khi có một công việc, nên tôi bắt đầu cung cấp dịch vụ copywriting của mình đến anh em trên Diễn đàn các chiến binh – Warriors forum (một diễn đàn thảo luận miễn phí cho hàng ngàn marketer online).

Tôi đăng lên đó offer góp ý miễn phí cho bất kỳ ai yêu cầu. Khi tư vấn, tôi cung cấp nhiều điểm giúp cải tiến copy của họ, và offer họ một mức giá hữu nghị để viết một sales letter đầy đủ khi họ quan tâm liên hệ tôi.

Đó là cách tôi bắt đầu cách đây 11 năm.

Một trong những khách hàng đó giờ giá trị ít nhất 50K đô đối với tôi qua nhiều năm. Từ đó tôi tiến lên và nghiên cứu với Jon Benson – người tiên phong về sales letter bằng video.

Tôi tham gia đào tạo từ ông ấy, tốn hết 20 ngàn đô và được chứng nhận tốt nghiệp phương pháp VSL. Tôi giờ chuyên về VSL direct response, và đó là lý do mọi người tìm tới tôi.

Đó là câu chuyện của tôi. Dĩ nhiên, có nhiều đều trong chuyện làm sao tôi xây dựng việc kinh doanh từ copywriting của mình, nhưng tôi không muốn viết thành sách, nên tôi sẽ cho bạn tóm lượt vài lời khuyên để trở thành copywriter giỏi hơn và tăng trưởng việc kinh doanh của mình.

Tip số 1 – Học cách viết copy rất giống với học cách trở thành dân khiêu vũ chuyên nghiệp. Bạn không thể đọc vài cuốn sách về cách nhảy và mong đợi đi thi, hay thậm chí trông thật ngầu trên sàn nhảy được.

Nó phải dành nhiều kỷ luật và hy sinh để đốt cháy các điệu bộ vào não bộ của bạn để chúng trở nên tự động.

Chẳng có ngõ tắt nào đến đó cả. Bạn phải dùi mài, phải luyện tập và phải liên tục mài dũa ngôn từ của mình.

Điều đó nghĩa là thử viết ra các sales letter BẰNG TAY (sử dụng bút và giấy) để hoà phong cách viết vào não bộ của bạn. Điều đó nghĩa là thử mổ xẻ các sales letter bằng video và nhìn thấu tâm lý đằng sau ngôn từ.

Việc này tốn công sức, và không có phần thưởng cảm xúc nào cho việc đó. Sẽ chẳng thấy khá khẩm gì, nhưng nó sẽ giúp bạn tốt hơn, và điều đó sẽ kiếm cho bạn nhiều tiền hơn, SẼ làm bạn thấy tốt hơn.

Tip số 2 – Đọc các quyển sách kinh điển về copywriting mà Neville liệt kê cho bạn. Đừng bỏ qua phần này chỉ vì một số quyển đã cũ. Chúng vẫn còn thích hợp tới hôm nay hơn bao giờ hết.

Tip số 3 – Khoản tiền tốt nhất tôi từng chi là để thuê một copywriter có hơn 5 – 10 năm kinh nghiệm so với bạn để hỗ trợ cho bạn.

2 Sales letter có tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất của tôi đều được thực hiện bởi John Carlton và tôi được thúc giục để cải tiến chúng. Chuyên gia có thể thấy những gì bạn không thể.

Tip số 4 – Các khoá copywriting tốt nhất ngoài kia tốn của bạn cả ngàn đô hoặc hơn. Tôi đang tìm mua chương trình của Gary Bencivenga.

Đó là một khoá học tại nhà qua DVD, tốn hết 5 ngàn đô. Nghe có nhiều không?

Một dự án cho tôi có giá từ 15 đến 25 ngàn đô. Nếu tôi học một thứ gì đó từ khoá này mà cải thiện copy của mình đủ tốt để có được dự án như vậy, thì 5 ngàn đô có vẻ hời.

Tip số 5 – Một trong những lời khuyên tốt nhất tôi nhận được từ John Carlton là trở nên “bớt xấu hổ”. Cứ nhận bất kỳ việc gì với bất kỳ giá nào.

Bạn cần luyện tập cách thiết lập và đáp ứng deadline.

Học những thứ căn bản, sau đó lên Elance (trang này die rồi) và nhận vài job bạn có thể làm với bất kỳ giá nào tới lúc nào nhu cầu bắt đầu vượt quá khả năng cung ứng.

Tip số 6 – Một tip khác từ John Carlton… bảo đảm bạn sẽ có chút tiền “cám ơn, nhưng không cám ơn” trong tài khoản.

Khi bạn cần tiền, bạn sẽ thấy chính mình đồng ý với mọi thể loại điều khoản mà mình không thích để có được hợp đồng.

Ok thôi, chỉ cần đi qua thời kỳ này càng nhanh càng tốt và TIẾT KIỆM TIỀN để bạn không phải làm vậy nữa. Khách hàng sẽ bẻ cong “điều khoản không thể thương lượng” của họ trước bạn, nhưng chỉ nếu như bạn thực sự giỏi và có thể tạo ra kết quả. Khi bạn giỏi, bạn không thể thay thế.

Thuê một copwriter không giống như mua vàng bạc hay bất kỳ thứ gì khác. Mọi copywriter đều không ngang nhau.

Copywriter bình thường viết ra các copy bình thường. Copywriter thật sự giỏi kiếm lợi khủng cho khách hàng. Khách hàng của bạn không muốn copy hay, họ muốn có lợi nhuận.

Tip số 7 – Chọn 1 ngành và bá đạo ở đó. 16 năm nay tôi đã làm được nhiều điều trong ngành tư vấn hẹn hò.

Có rất ít copywriter trên thế giới hiểu biết nhiều về mong muốn và đớn đau của khách hàng hơn tôi.

Nếu bạn đam mê thể dục, cứ gắn bó với ngách đấy và ngấu nghiến những offer tốt nhất của ngành đó. Hãy trở thành kẻ săn lùng copy hay trong ngách yêu thích của mình.

Típ số 8 – Mặc dù gắn bó với ngách đó, nhưng hãy cứ săn lùng các offer ở ngách khác. Bạn sẽ thu được những ý tưởng về cách giới thiệu các offer cho khách hàng của mình mà bản thân bạn chưa từng nghĩ tới.

Tôi hầu như chỉ viết về hẹn hò và phát triển cá nhân vào những ngày này, nhưng vẫn xem VSL ở các ngách sống còn & fitness.

Tại sao? Bởi đó là những ngách có tính cạnh tranh cao, nên các offer đó thực sự làm ra lợi nhuận, thường sẽ có copywriting xuất sắc.

Tip số 9 – Luyện tập mỗi ngày hết sức kỷ luật. Nếu bạn chỉ trông cậy vào đam mê và động lực, thì bạn hãy cẩn thận.

Bạn cần có da mặt dày của người chuyên nghiệp và có thể hoàn thành các thứ thậm chí khi bạn không muốn hoặc không thấy thích.

Hãy đọc Cuộc chiến của nghệ thuật của Steven Pressfield. Quyển này đọc nhanh, nhưng sẽ cho bạn framework cần thiết để tư duy về cách hoàn thành công việc của mình.

Tip số 10 – Khi bạn được trả vì kết quả của mình và bạn có thể thực sự viết thứ gì đó giúp khách hàng kiếm thêm tiền, hãy đảm bảo bạn sẽ tham gia các seminar marketing nổi tiếng nhất.

Bất kỳ thứ gì được Dan Kennedy đẻ ra đều là số dách. Hội thảo Traffic và Conversion là một cái khác. Và hãy đọc một hoặc 2 cuốn sách về cách tạo mạng lưới.

Đi ra ngoài mà không biết cách tạo mạng lưới sẽ là sự phí phạm thời gian. Hãy bắt đầu với: Đừng bao giờ đi ăn 1 mình của Keith Ferrazzi. Cuốn sách đó thay đổi đời tôi.

Tip số 11 – Khách hàng của bạn hầu như luôn cố khai thác nhiều dịch vụ hơn khi họ trả tiền cho bạn.

Điều này dễ hiểu, nhưng đừng để nó mang tính cá nhân nhiều quá. Tôi từng bực bội vì điều này.

Một người bạn cho tôi biết thay vì nói “Không”, chỉ cần nói “Chắc là tôi làm được, đây là chi phí của việc này”. Hàng ngàn đô được bỏ vào thu nhập của tôi từ sự khác biệt đó.

Tip số 12 – Hãy tạo ra thói qua đưa ra nhiều giá trị hơn bạn có thể. Tôi học được điều này từ thế giới tư vấn hẹn hò.

Luôn đưa đường dẫn lối bằng cách chìa tay, chứ không phải nắm tay.

Bạn nghĩ tôi nhận được thứ gì cho việc viết bài này trong khi đang du ngoạn khám phá nước Phớp? Chả có gì.

Nhưng Neville luôn là một Người cho đi đối với tôi và bất kỳ ai anh ta làm việc cùng. Tôi xung phong viết bài này cho anh ấy bởi anh là một người bạn. Có thể chúng ta sẽ là bạn trong tương lai.

Tôi không biết. Nhưng tôi không làm điều này để tìm kiếm thứ gì. Tôi tận hưởng phong cách sống mà người ta mơ ước, và đó là lời tri ân đến tất cả những gì tôi được học suốt nhiều năm và những khách hàng ủng hộ tôi.

Tôi quả hạnh phúc khi trả lại thế giới bằng cách giúp đỡ bạn với những lời khuyên này. Rồi bạn sẽ trở thành một người như vậy.

Muốn có 1 cách thực tế để làm việc đó? Hãy tới nhà băng hôm nay và đổi 30 tờ 1 đô la. Nếu bạn ở 1 quốc gia khác ngoài Mỹ, thì cứ đổi ngang giá trị đó.

Mỗi ngày trong vòng 30 ngày, hãy giấu một trong số chúng ở nơi nào đó con người sẽ tìm được. Sáng tạo vô. Đến nhà sách và nhét 1 đô vào cuốn sách yêu thích của mình.

Bạn không được chờ và xem ai sẽ nhận được nó hay phản ứng của họ là gì. Đó là hoạt động hướng vào việc cho đi.

Bạn muốn huấn luyện trí não của mình thành một người cho đi. Điều đó nghĩa là bạn không cần biết ngày nào mình sẽ toả sáng với 1 đô của mình.

À, và đảm bảo là bạn viết tay một tờ note và dán nó vào tờ đô đó. Nói gì đó kiểu như. “Tôi không biết bạn là ai và có lẽ chẳng bao giờ thấy bạn. Nhưng tôi để nó ở đây để bạn thấy vui hơn. Tận hưởng nhé :)”

Luôn tập trung vào việc cho đi giá trị, và khách hàng sẽ đến với bạn. Tôi hy vọng điều này sẽ hữu ích.

Thân,Jason.

P.S – Tip chót. Đừng bao giờ dùng kỹ năng copywriting của bạn để bán những sản phẩm không giúp được ai.

Nếu bạn làm vậy, một lúc nào đó khi mọi thất vọng bạn đẩy vào thế giới sẽ quay trở lại bạn theo cùng một cách. Đảm bảo rằng một phần trong công việc tư vấn của bạn sẽ bao gồm đánh giá sản phẩm của khách hàng và đảm bảo nó đủ ngon. Nếu không, đưa ra cách giúp họ làm nó tốt hơn với mức phí cộng thêm.

Hãy học cách làm ra các sản phẩm direct response xuất sắc. Khách hàng của bạn sẽ đánh giá cao sự giúp đỡ đó và thế giới sẽ tốt hơn nhờ sự cẩn thận của bạn.

Trao dồi bửu bối copywriting

Nếu bạn muốn trở thành copywriter thuộc bất kỳ loại nào, bạn TỐT NHẤT nên có tài trong nghệ thuật copywriting! Tôi liệt kê dưới đây vài cuốn sách nên đọc.

Sách Copywriting nên đọc

Tôi đã đọc khá nhiều sách copywriting, và chúng là những cuốn tôi khuyến khích bạn đọc để có khởi đầu tốt đẹp:

Gợi ý 1. The Gary Halbert Letter (miễn phí)
Gợi ý 2. Đọc This Book Will Teach You How To Write Better, sách của tôi.
Gợi ý 3. Đọc Advertising Secrets of the Written Word của Joseph Sugarman. Khoảng 30 đô cho cuốn này.
Gợi ý 4. Xem Ogilvy on Advertising (tiếng Anh & tiếng Việt).
Gợi ý 5. Học khoá Kopywriting Kourse của tôi. Không phải sách nhé, là một video course.

Bước kế tiếp trở thành copywriter

Tôi đã cung cấp trong bài này vài thứ cần làm trước:

  • Đọc sách copywriting tôi gợi ý.
  • Tạo một portfolio copywriting đơn giản.
  • Ra ngoài và làm thôi.

Nguồn: KopywritingKourse.com

(Content marketing) | Copywriting là gì? Khác gì với content writing

Ở video này, Maya từ Kiemtiencenter sẽ phân biệt cho các bạn thế nào là content writing \u0026 Copywriting.
Tham khảo khoá học \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com