Nám da hỗn hợp là gì? hình ảnh, nguyên nhân & điều trị dứt điểm

Bạn đang xem: Nám da hỗn hợp là gì? hình ảnh, nguyên nhân & điều trị dứt điểm Tại Pkmacbook.com

Đúng như cái tên – nám hỗn hợp bao gồm cả nám nông (nám mảng) và nám chân sâu (nám chân đinh), đồng nghĩa với phiền phức cũng tăng lên gấp đôi, thậm chí nỗi ám ảnh tâm lý cũng nhân lên nhiều lần. Tìm hiểu thêm những thông tin quan trọng về loại nám này trong bài viết dưới đây.

Nám hỗn hợp là gì?

Nếu một ngày bạn phát hiện trên da xuất hiện các đốm hoặc mảng da từ nâu nhạt tới nâu sẫm hoặc xám xanh, phẳng lì và không gây đau đớn, đó rất có thể là nám da – một dạng tăng sắc tố da vô cùng phổ biến. Khu vực thường bị ảnh hưởng nhất là khuôn mặt, kế tiếp là vùng cổ, ngực, thậm chí cả cánh tay. Trong tiếng Anh, nám da đôi khi được gọi là “mặt nạ của thai kỳ” (mask of pregnancy) vì nó xuất hiện nhiều phụ nữ mang thai và sau sinh. Theo thời gian, nám da có xu hướng sẫm màu và lan rộng hơn, đặc biệt là vào mùa Hè.

Nám da được phân loại thành 3 loại chính:

Các loại nám da phổ biến

  • Nám nông (nám mảng, nám biểu bì hoặc nám thượng bì/Epidermal):

    Loại nám này nằm ở lớp biểu bì (lớp da trên cùng), có màu nâu sẫm, mọc thành từng mảng, viền rõ ràng và có sự tương phản rõ rệt giữa vùng da bị nám và vùng da bình thường.

  • Nám chân sâu (nám chân đinh, nám đốm/Dermal):

    Đây là loại nám nằm sâu ở lớp thượng bì và hạ bì (2 lớp da dưới cùng trong cấu trúc da), có màu nâu nhạt hoặc hơi xanh xám, viền mờ, sự tương phản ít rõ ràng hơn so với nám nông.

  • Nám hỗn hợp (Mixed melasma):

    Đây là loại nám tổng hợp của cả nám nông và nám chân sâu.

Như vậy, nám hỗn hợp có biểu hiện là những mảng da tối màu xen lẫn với các đốm nâu nhỏ, hình dáng không cụ thể, và màu sắc thấy rõ sự phân bậc. Bằng mắt thường, bạn có thể phân biệt được vùng nào là nám mảng và vùng nào là nám đốm.

Hình ảnh nám hỗn hợp

Các chuyên gia da liễu có thể sử dụng đèn Wood – một thiết bị chuyên dụng giúp chẩn đoán các vấn đề da liễu, trong đó có nám da.

Đèn Wood phát ra tia UV sóng dài (ánh sáng đen) đi qua một đầu lọc (đầu lọc Wood) tạo thành các dải sáng có bước sóng từ 320 – 400nm với đỉnh là 365nm. Cả melanin ở lớp biểu bì và trung bì đều hấp thụ hoàn toàn bước sóng này.

Hình ảnh nám hỗn hợp dưới đèn Wood

Thông qua đèn Wood, các chuyên gia da liễu có thể xác định độ sâu của tổn thương sắc tố ở trên da. Tổn thương sắc tố ở mỗi lớp da sẽ có mức độ hiển thị khác nhau trên ánh sáng đèn Wood: Rõ nét nhất ở lớp hạ bì và ít rõ ràng hơn ở các lớp da sâu hơn. Đèn Wood có thể đóng vai trò như hướng dẫn tiên lượng trong việc điều trị nám da. Trong đó, nám hỗn hợp và nám chân sâu sẽ khó điều trị hơn nám nông.

Nguyên nhân gây nám hỗn hợp

Cơ chế bệnh sinh của nám da nói chung và nám hỗn hợp nói riêng vô cùng phức tạp. Theo nhiều chuyên gia da liễu, nám là sự phối hợp của 4 yếu tố:

  • Nồng độ hắc sắc tố melanin tích tụ trên da

  • Tăng sinh nội mô mạch máu liên quan tới tia UV hoặc các sản phẩm chăm sóc da

  • Mức độ collagen dưới da

  • Ứ đọng, dư thừa các sắc tố khác, bao gồm cả carotene, lycopene, hemosiderin…

Xem thêm :  Top 10 siêu xe đẹp và đắt nhất thế giới thống kê năm 2021

Trong 4 yếu tố trên, melanin là “thủ phạm” hàng đầu. Melanin là sắc tố được sinh ra từ tế bào hắc tố melanocyte. Melanin vừa được coi là “công thần”, vừa là “tội đồ” với làn da. Trong các melanocyte có chữa enzyme tyrosinase. Dưới sự kích thích của tia UV từ ánh nắng mặt trời, tyrosinase sẽ được kích hoạt để tạo ra melanin. Ở lượng vừa đủ, melanin có thể giúp da chống lại những tác hại của tia UV. Nhưng nếu sản xuất quá mức, sự dư thừa melanin sẽ gây ra các loại nám da, như nám hỗn hợp và tăng sắc tố da khác, như đồi mồi, tàn nhang…

Cơ chế hình thành nám hỗn hợp

Điều quan trọng là bạn không thể quyết định lượng melanin được sinh ra. Vì ngoài “thủ phạm” chính là tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời, vẫn có nhiều tác nhân khác ảnh hưởng tới nồng độ melanin và căn nguyên gây nám sạm. Có thể kể tới như:

Biến động nội tiết tố gây nám

Điều đáng kinh ngạc là 90% trường hợp bị nám da là ở phụ nữ. Tuy nhiên, lý do dẫn tới con số này hiện vẫn là một bí ẩn. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng so với nam giới, nữ giới thường gặp sự thay đổi nội tiết tố nhiều hơn, đặc biệt là trong thai kỳ, khi sử dụng thuốc tránh thai hoặc áp dụng liệu pháp thay thế hormone.

Trên thực tế, có rất nhiều chị em phát triển nám da trong giai đoạn mang thai và sau sinh. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định sự liên kết giữa việc gia tăng hormone và nám da. Tuy nhiên, dường như hormone nữ estrogen và progesterone có thể kích hoạt quá trình hình thành tế bào hắc tố melanocyte và thúc đẩy sản xuất sắc tố melanin. Ở nhiều bà bầu, người ta đã tìm thấy mức độ cao của hormone kích thích tế bào hắc tố (melanocyte-stimulating hormone).

Di truyền

Đây là một yếu tố chính trong sự phát triển của nám da. Nếu trong gia đình bạn có người thân cận huyết bị nám da thì bạn cũng có nguy cơ bị nám rất cao. Nhiều cặp song sinh giống hệt nhau đều phát triển tình trạng nám da như nhau.

Các cặp sinh đôi cùng trứng có rất nhiều đặc điểm giống nhau

Tăng sắc tố sau viêm

Đây là tình trạng tăng sắc tố melanin ở da do phản ứng viêm xảy ra sau các bệnh da liễu khác nhau (mụn trứng cá, viêm da cơ đại, vảy nến, viêm da tiếp xúc…), do kích thích ngoại sinh (chấn thương, bỏng) hoặc do các thủ thuật da (laserr, lột da…).

Nếu ảnh hưởng tới phần biểu bì, tăng sắc tố sau viêm làm xuất hiện các vùng da đổi màu, có màu nâu, nâu đen hoặc đen. Tình trạng này có thể tự hết sau vài tháng tới vài năm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tổn thương sâu hơn, sự đổi màu da có thể tồn tại vĩnh viễn khi không được điều trị đúng cách.

Ngoài ra, một số tác nhân khác có thể thúc đẩy phát triển nám hỗn hợp, bao gồm:

  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh khiến da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, như một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, retinoid, thuốc chống loạn thần, thuốc lợi tiểu, thuốc hạ đường huyết…

  • Giảm chức năng gan

  • Do thường xuyên căng thẳng, thức khuya, không ngủ đủ giấc

  • Lạm dụng mỹ phẩm

  • Bị suy giáp

Điều trị nám hỗn hợp

Nám hỗn hợp là một rối loạn sắc tố da mãn tính điển hình. Điều này có nghĩa là để điều trị nám hiệu quả, bạn cần thời gian, sự kiên nhẫn và niềm tin. Để lên phác đồ điều trị, trước tiên, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây ra nám. Có một số người chỉ bị nám da trong thời gian ngắn và tự khỏi, chẳng hạn như khi mang thai. Tuy nhiên, một số người khác có thể bị nám trong nhiều năm, thậm chí cả đời.

Ngăn chặn nám hỗn hợp nặng hơn

Điều đầu tiên trong công cuộc trị nám hỗn hợp là bạn cần đảm bảo rằng nám không trở nên nặng hơn. Hãy chú ý những vấn đề sau:

Trong mọi quy trình trị nám da, chống nắng luôn là việc đầu tiên bạn nên thực hiện

  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn phát tia UV, bao gồm ánh nắng mặt trời tự nhiên, giường nhuộm da, màn hình LED…

  • Tránh sử dụng các loại xà phòng gây kích ứng da

  • Thay đổi phương pháp tránh thai nếu đây là nguyên nhân gây ra nám hỗn hợp

  • Nếu phải ra ngoài trời, nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 – 50, bôi lại sau mỗi 2 giờ và kết hợp với các biện pháp chống nắng khác, như: Đội mũ rộng vành, mặc trang phục chống nắng…

Xem thêm :  Hình ảnh chó cute, hình nền cún dễ thương, đáng yêu, ngộ nghĩnh nhất

Các bước đơn giản này có thể ngăn ngừa nám hỗn hợp trở nên nặng hơn và hỗ trợ tốt cho các phương pháp điều trị nám mà bạn đang áp dụng.

Kem bôi trị nám hỗn hợp

Các loại kem trị nám thường sử dụng chất ức chế tyrosinase để ngăn chặn sự hình thành tế bào hắc tố mới và loại bỏ melanin dư thừa. Một số chất ức chế tyrosinase điển hình và các loại tác nhân điều trị nám hiệu quả khác bao gồm:

  • Axit azelaic:

    Thành phần hiếm hoi được chứng minh là an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nó có thể khiến da có cảm giác châm chích, khó chịu khi mới sử dụng.

  • Cysteamine:

    Thường sử dụng ở nồng độ 5%.

  • Hydrocortisone (corticosteroid/corticoid):

    Giúp giảm viêm và làm sáng da nhanh. Tuy nhiên, thành phần này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.

  • Hydroquinone:

    Đây là tiêu chuẩn “vàng” trong điều trị nám hiện đại. Thường được dùng dưới dạng kem hoặc lotion. Tác dụng phụ có thể gặp là viêm da.

  • Methimazole:

    Dùng thay thế hydroquinone trong trường hợp da không dung nạp hydroquinone.

  • Axit tranexamic:

    Có ở dạng kem bôi, thuốc tiêm và thuốc uống trị nám.

  • Tretinoin: Đây là một loại retinoid bôi ngoài da. Tuy hiệu quả, nhưng tretinoin có thể gây viêm da và không được dùng cho phụ nữ mang thai.

Trị nám bằng kem bôi, serum và tinh chất là sự lựa chọn tiện lợi

Bác sĩ da liễu có thể chỉ định điều trị nám hỗn hợp bằng cách kết hợp sản phẩm chứa hydroquinone, tretinoin và một loại steroid bôi da. Sự kết hợp này có thể mang lại hiệu quả trị nám cao.

Ngoài ra, các sản phẩm trị nám chứa các thành phần sau cũng đang được nhiều người tiêu dùng “săn đón”:

  • Vitamin C

  • Arbutin

  • Deoxyarbutin

  • Glutathione

  • Axit kojic hoặc axit kojic dipalmitate

  • Chiết xuất cam thảo

  • Mequinol

  • Resveratrol

  • Kẽm sunfat

Các loại kem bôi trị nám kể trên mang lại hiệu quả khác nhau tùy cơ địa, mức độ nám của mỗi người và đây chưa phải là phương pháp trị nám hỗn hợp dứt điểm.

Trị nám bằng công nghệ cao

Lột da bằng hóa chất và laser có thể làm chết các lớp da trên bề mặt, gây tăng sắc tố sau thủ thuật và gây ra sẹo phì đại. Chúng có thể được sử dụng một cách an toàn với các loại thuốc bôi ngoài da, nhưng chỉ bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm điều trị nám.

Trị tàn nhang bằng laser bao nhiêu tiền còn tùy thuộc vào công nghệ áp dụng và diện tích da cần điều trị của mỗi người

Nếu các loại kem trị nám bôi ngoài da không có tác dụng, bạn có thể tham vấn bác sĩ để áp dụng các phương pháp trị nám chuyên sâu và xâm lấn. Bao gồm:

  • Lột da hóa học (Chemical peel):

    Phương pháp này sử dụng các chất hóa học (như axit glycolic, AHA) lên da để phá hủy một phần hoặc toàn bộ lớp da trên cùng (biểu bì). Thông quá đó loại bỏ melanin tích tụ, giúp tái tạo làn da mới sáng và đều màu hơn.

  • Mài da (Dermabrasion):

    Sử thiết bị mài da chuyên dụng để mài hoặc chà có kiểm soát từ lớp biểu bì đến lớp trung bì, qua đó loại bỏ đi những tổn thương ở bề mặt da và giúp da sáng khỏe hơn.

  • Mài da nông (Microdermabrasion):

    Đây là phương pháp tái tạo bề mặt da không xâm lấn, giúp nhẹ nhàng loại bỏ lớp tế bào da chết trên da, đồng thời kích thích sản sinh collagen, để lộ ra lớp da mới sáng khỏe và mịn màng.

  • Trị nám bằng laser:

    Phương pháp này sử dụng tia laser với bước sóng phù hợp tác động vào da ở các mức độ khác nhau, qua đó giúp phá hủy trực tiếp melanin gây nám sạm.

  • Trị nám bằng ánh sáng xung cường độ cao IPL:

    IPL còn được gọi là liệu pháp đèn flash nhằm sử dụng nguồn ánh sáng khả kiến với xung cường độ cao nhằm loại bỏ melanin (tác động tương tự như trị nám bằng laser).

Xem thêm :  Thịt trâu gác bếp ở đâu ngon nhất? bao nhiêu tiền 1kg?

Những phương pháp kể trên được đánh giá cao bởi khả năng trị nám nhanh chóng, ít tốn công sức. Tuy vậy, nám vẫn có khả năng tái phát sau khi kết thúc điều trị. Hơn nữa, chúng có thể gây ra các tác dụng phụ và biến chứng cho da, như: Mòn da, mỏng da, tăng sắc tố sau viêm, đổi màu da vĩnh viễn…

Trị nám hỗn hợp từ tự nhiên

Theo Tập đoàn VietmecGroup.com trước khi áp dụng các loại kem bôi hay trị nám bằng công nghệ cao, chị em có thể thử trị nám tại nhà với các nguyên liệu tự nhiên.

Phương pháp này có ưu điểm:

  • Tận dụng nguyên liệu sẵn có

  • Không tốn kém hoặc giá thành rẻ

  • Có thể thực hiện tại nhà, thời gian linh động

  • Ít tác dụng phụ

  • Không đau, không xâm lấn

Một số cách trị nám hỗn hợp tại nhà

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, trị nám tại nhà vẫn tồn tại một vài nhược điểm như: 

  • Khó kiểm soát nguyên liệu:

    Một số loại nguyên liệu tự nhiên, như rau, củ, quả hoặc thảo dược có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu, bị sâu bệnh, nhiễm độc… gây ảnh hưởng xấu tới da

  • Da có thể nhạy cảm với một số thành phần:

    Một số chị em có thể bị kích ứng hoặc dị ứng khi áp dụng các nguyên liệu tự nhiên lên da, đặc biệt là các loại mặt nạ trị nám được cấu thành từ các thực phẩm có tính axit cao, như chanh, giấm táo…

  • Hiệu quả chậm, không điều trị dứt điểm:

    Hiệu quả điều trị khác nhau ở mỗi người, chỉ có tác dụng với nám nhẹ, nám mới và không thể điều trị dứt điểm nám

  • Khó bảo quản:

    Thông thường, các loại mặt nạ trị nám hay nguyên liệu được sử dụng chỉ có thể dùng trong ngày. Nếu để quá lâu, chúng sẽ bị nhiễm khuẩn và gây hại cho da.

Nếu vẫn muốn thử các mẹo trị nám tại nhà, chị em có thể làm theo một số chỉ dẫn dưới đây:

Mặt nạ trị nám bằng tinh bột nghệ:

  • Trộn 2 thìa tinh bột nghệ + 1 thìa nước cốt chanh + lượng nước sạch vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sệt

  • Thoa hỗn hợp lên da (cả vùng da bị nám và vùng da khỏe mạnh) và thư giãn

  • Rửa sạch sau 20 phút

  • Áp dụng 2 – 3 lần/tuần

Xông mặt trị nám bằng lá tía tô

  • Rửa sạch 200gr lá tía tô (dùng cả cành và lá), có thể ngâm nước muối loãng để diệt khuẩn

  • Cho lá tía tô vào nồi nước, đun sôi rồi tắt bếp

  • Cho nước xông vào chậu nhỏ

  • Cho thêm 1 thìa nước cốt chanh + 1 thìa mật ong vào chậu, khuấy đều

  • Rửa sạch mặt

  • Dùng khăn tắm lớn để che phủ đầu và chậu nước xông, hướng mặt về phía chậu để đón hơi nước bốc lên (mặt cách chậu ít nhất 30cm để tránh bỏng hơi)

  • Xông da mặt trong khoảng 10 phút

  • Rửa lại mặt bằng nước mát sau khi xông

  • Áp dụng 1 lần/tuần

Xông hơi da mặt giúp giãn nở lỗ chân lông, loại bỏ da chết và bụi bẩn

Ngoài ra, bạn có thể tận dụng những nguyên liệu khác để trị nám tại nhà, như: Quả bơ, tinh dầu dừa, nha đam, dưa chuột, lá trầu không, trứng gà, sữa chua, khoai tây…

Làm thế nào để ngăn ngừa nám hỗn hợp?

Một số thay đổi trong lối sống và thói quen mỗi ngày có thể giúp bạn ngăn ngừa nám hiệu quả, bao gồm:

  • Chống nắng hiệu quả

  • Xử lý tốt các vết xước, côn trùng đốt, mụn trứng cá… để ngăn ngừa tăng sắc tố sau viêm

  • Dưỡng ẩm đúng cách cho da

  • Ăn chế độ ăn giàu vitamin C, vitamin E, các flavonoid, lutein, kẽm…

  • Uống nhiều nước

  • Ngủ đủ 7 – 9 tiếng/đêm

  • Giảm stress, quản lý tâm trạng tốt nhất có thể

  • Không lạm dụng mỹ phẩm

Nếu bạn đang bị nám hỗn hợp hoặc bất cứ tình trạng tăng sắc tố da nào, hãy tham vấn bác sĩ, chuyên gia da liễu để không còn hoang mang và vô định hướng trước vô vàn cách điều trị. Liên hệ ngay để nhận được lời khuyên tốt nhất:

TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM

4.9

/

5

(

9

bình chọn

)

Da hỗn hợp là gì nguyên nhân và những điều cần biết – Hotline BS. Huệ: 0989.103.202

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com