Đặc sản quảng ngãi

Những đặc sản đáng nhớ về quê hương – Đặc sản Quảng Ngãi

(Chuyên mục: Đặc sản Quảng Ngãi)

Quảng Ngãi có 1 thành phố và 13 huyện, bao gồm:

+ Thành phố Quảng Ngãi

+ Huyện đảo Lý Sơn, Huyện Ba Tơ, huyện Bình Sơn, huyện Đức Phổ, huyện Minh Long, huyện Mộ Đức, huyện Nghĩa Hành, huyện Sơn Hà, huyện Sơn Tây, huyện Sơn Tịnh, huyện Tây Trà, huyện Trà Bồng và huyện Tư Nghĩa.

Những đặc sản đáng nhớ về quê hương Quảng Ngãi:

Cá bống sông Trà:

Người ta thường bảo: “Cá bống kho tiêu, cá thiều nấu ngọt”. Cá bống kho tiêu là món ăn đặc biệt của vùng sông nước Trà Giang. Ngon nhất phải nói đến loại cá bống cát ở sông Trà gọi là “Trà Giang sa ngư” với vị cay cay mặn mặn của gia vị, thơm thơm dai dai của thịt cá, ăn mãi mà không chán. Món này một thời người dân miền núi Ấn sông Trà dùng làm quà thăm sui gia hoặc làm quà hỏi vợ. Có biết bao cô gái đã xiêu lòng những chàng trai cũng chính vì món này. Có những món ăn đơn giản đến mức không thể nào đơn giản hơn được nữa, ấy vậy mà nó trở thành đặc sản của một địa phương. Dù đi đâu, xa quê bao lâu người ta vẫn nhớ đến. Cá bống sông Trà (Quảng Ngãi) là trường hợp như thế. Dòng sông Trà bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, đổ ra biển với chiều dài trên dưới 39km, cá tôm không nhiều về chủng loại cũng như số lượng nhưng con nào ăn cũng ngon, đặc biệt là cá bống. Người dân Quảng Ngãi ngày xưa hầu như ai cũng một đôi lần thưởng thức món cá bống sông Trà kho tiêu. Một món ăn nghe rất bình dân, nhưng ai đã từng ăn một lần là nhớ mãi suốt đời, cho dù có đi nơi đâu cũng không bao giờ quên như chàng trai trong bài ca dao này. (Chuyên mục: Đặc sản Quảng Ngãi)

Don: Don thuộc họ nhà hến, hình quả trám, vỏ mỏng, sắc vàng đậm, con dài nhất chưa đến 2cm, thường sống ở nước lợ sông Trà Khúc, sông Vệ. Chế biến don rất đơn giản. Don được nấu lên theo tỷ lệ một bát don hai bát nước. Khi don chín, đãi bỏ vỏ, lấy ruột cho vào nước luộc, nêm gia vị, mắm muối, thêm hành lá và hẹ, ăn với bánh tráng sống hoặc bánh tráng nướng và nhất thiết phải kèm với ớt xiêm. Người ta còn dùng don để nấu canh, nấu cháo. Nếu muốn sang hơn thì làm món thịt don xào với miến, bún mì… Có lẽ, không món ăn nào thuộc hàng đặc sản vừa ngon mà lại rẻ bằng don. Ở Quảng Ngãi có nhiều quán don nhưng nổi tiếng vẫn là don ở Vạn Tượng, Nghĩa Hiệp, Phú Thọ. (Chuyên mục: Đặc sản Quảng Ngãi)

Kẹo gương: Gọi là kẹo gương vì loại kẹo này trong như pha lê, đẹp như bức tranh tĩnh vật với màu vàng ươm của đậu phụng, trắng vàng của mè và mong manh dễ vỡ làm cho người thưởng thức phải nâng niu trên tay như đồ cổ ngoạn. Kẹo gương từ xưa được sản xuất ở Thu Xà (xã Nghĩa Hoà, huyện Tư Nghĩa). Hiện nay, nghề sản xuất kẹo gương có khắp nơi trong tỉnh, nhưng chủ yếu tập trung ở TP.Quảng Ngãi. Làm kẹo gương, quan trọng nhất là giai đoạn đường thắng tới. Nếu già quá, đường sẽ đỏ và trài mỏng không kịp, còn thắng non thì kẹo không trong, không giòn. Người ta, cũng dùng lòng trắng trứng để loại bỏ tạp chất, dùng mạch nha và chanh tươi khống chế cho kẹo khỏi bị lại cát, tuyệt đối không dùng thêm loại hóa chất gì khác. Kẹo gương vừa đẹp, vừa ngon, màu sắc hấp dẫn, độc đáo là món ăn đặc sản tự hào của người dân Quảng Ngãi xưa nay. (Chuyên mục: Đặc sản Quảng Ngãi)

Quế Trà Bồng: Cây quế ở huyện Trà Bồng ngày càng trở nên nổi tiếng bởi hương thơm đặc trưng và những tinh chất dược liệu quý. Quế và bột quế được dùng để làm gia vị chế biến các món ăn hoặc làm vị thuốc. Đã từ lâu, tiếng thơm của cây quế Trà Bồng được nhiều người biết đến như một thương hiệu. Nếu như trước đây, người ta biết đến cây quế Trà Bồng có lượng tinh dầu cao và mùi hương đặc biệt, thì hiện nay quế Trà Bồng còn được biết đến với các sản phẩm khác như đồ mỹ nghệ, nhang quế… Những năm trước đây, cây quế sau khi thu hoạch vỏ để chiết xuất tinh dầu, thân cây chỉ để làm củi. Nhưng gần đây, nhờ phát triển thêm các mặt hàng khác từ cây quế mà vỏ quế, gỗ quế và lá quế đều được thu gom mua bán. Điều này một phần giúp tăng thêm nguồn thu nhập cho các hộ trồng quế, đồng thời có thêm nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm từ quế. Thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng) đã xây dựng cơ sở sản xuất nhang quế, mở rộng cơ sở, đầu tư dạy nghề và máy móc để hỗ trợ sản xuất. Không chỉ phát triển nhang quế, các sản phẩm đồ mỹ nghệ từ quế như bình, chén, hộp đựng trà, hộp đựng tăm… sản xuất từ vỏ quế cũng được chú trọng đầu tư. (Chuyên mục: Đặc sản Quảng Ngãi)

Xem thêm :  Kinh nghiệm du lịch huế tự túc 2021 khám phá vùng đất cố đô

Hành,Tỏi Lý Sơn: Lý Sơn là vùng trồng tỏi nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi được mệnh danh là “vương quốc” tỏi. Cùng với khí hậu, thì đất ba-zan và cát biển đã góp phần tạo nên hương vị độc đáo của củ tỏi ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) mà không nơi nào có được. Từ lâu tỏi Lý Sơn được lưu thông rộng rãi khắp mọi nơi .Tỏi Lý Sơn đã và được cục đo lường chất lượng kiểm định là một loại tỏi độc nhất vô nhị với: hương vị thơm ngon, chữa được các bệnh như Hạ huyết áp, tăng súc đề kháng cho cơ thể, chống cảm cúm… Những ai dùng rồi mới thấy Tỏi Lý Sơn là một sản phẩm không thể thiếu trong bữa an hằng ngày. (Chuyên mục: Đặc sản Quảng Ngãi)

Mạch nha: Mạch nha Quảng Ngãi ngọt, thanh dịu, bổ lành, không ngọt gắt như đường nên ăn được nhiều. Mạch nha nấu kỹ có thể để được lâu chuyên chở đi xa được, là món ăn vừa ngon vừa rẻ, đậm đà hương vị quê hương. Nhiều khách ra Bắc vào Nam qua Quảng Ngãi đều mua năm, ba lon để làm quà. Mạch nha Thi Phổ – Mộ Đức là thứ mach nha có chất đường lấy từ gạo nếp, có độ dẻo nhưng không dai, có màu vàng trong như mật, vị ngọt thanh, thơm ngon mùi nếp. Người ta thường dùng mộng lúa để làm mạch nha, chính vì thế mà tên mạch nha có nghĩa là mộng lúa. Mạch nha có đặc tính ngọt thanh và dịu, ăn nhiều không thấy gắt, cái dẻo của mạch nha cũng khác đường non, cầm thố hay lon đựng mạch nha nghiêng qua một bên thấy mạch nha không đổ dồn, sờ không dính tay, ăn có chứa nhiều sinh tố vì dùng toàn mộng lúa pha với mộng nếp hay toàn mộng nếp thay vì mộng lúa, nên mạch nha có thể để lâu mà vẫn giữ nguyên mùi vị thơm ngon, dễ bảo quản. Mạch nha là món ăn rất bổ nhờ có nhiều sinh tố, hợp tì vị, nhất là những người yếu dạ dày. Hoàn thành một mẻ mạch nha mất thời gian khá lâu, tốn nhiều công sức, nhọc người làm lắm nhưng không thu được lợi nhuận cao, đủ sống qua ngày thôi! Thế nhưng chỉ cần thấy được thành quả của mình là những lon mạch nha thơm ngon, quyến rũ lòng người, là đặc sản của một xứ sở thì dù có khó khăn, mệt mỏi, vất vả bao nhiêu những người thợ làm kẹo mạch nha cũng thấy ấm áp lòng và có thêm nghị lực, niềm vui để sống tiếp với một nghề thủ công truyền thống của Quảng Ngãi. (Chuyên mục: Đặc sản Quảng Ngãi)

Đường phèn: Quảng Ngãi là xứ sở của mía đường, từ xưa đã có câu ví: “ngọt như đường cát, mát như đường phèn, trong trắng đường bông, thơm ngon đường phổi”.Người ta thường dùng đường phèn với nước trà để tiếp khách quí, hay để làm quà . Ðường phèn chưng với chanh, quất, chữa được bệnh ho, viêm họng rất hiệu quả. Ðường phèn rất bổ đối với người già, người bệnh tật. Đường phèn là loại đặc sản nổi tiếng của Quảng Ngãi. Đường ở dạng kết tinh trong suốt, tựa như những thỏi thạch anh, với nhiều hạt đường hình lập thể. Khi ăn, thỏi đường phèn vỡ ra, giòn tan, vị ngọt thanh, thấm dịu vào đầu lưỡi. Cách nấu đường phèn tuy còn ở dạng thủ công nhưng rất sạch sẽ, tinh khiết. Có sạch, có tinh thì cục đường mới trong, mới đẹp. Kỹ thuật nấu đường phèn phức tạp nhất trong số các loại đường đặc sản. (Chuyên mục: Đặc sản Quảng Ngãi)

Xem thêm :  6 cách luộc gà ngon nhất, luộc gà cúng không cần nước, luộc gà bằng muối trắng, bằng nồi cơm điện

Đường phổi: Tên gọi đường phổi xuất phát từ hình dạng thỏi đường tựa như lá phổi. Đường phổi màu trắng vàng, mịn xốp, sạch sẽ ưa nhìn. Đường phổi là đặc sản riêng của Quảng Ngãi. Những miếng đường phổi hình khối vuông hay khối chữ nhật có màu vàng sậm hay màu vàng đất sét, rất giòn, vị ngọt thanh. Nói đến đặc sản làm từ đường, ngoài đường phèn phải kể đến loại đường phổi. Huyện Vạn Tường  là địa phương làm ra loại đường nổi tiếng này. Đường phổi được nấu từ đường mật mía nhưng đòi hỏi ở nhiệt độ cao để làm “chết” mật. Nấu đường phổi phải tốn nhiều dầu phụng để làm cho trơn đường và nước vôi tinh lọc để loại bỏ tạp chất cũng như cho thêm trứng vào để tạo hương vị. Mật mía đem vào lò nấu cho đến khi đông đặc đến mức độ cần có, người ta nhấc chảo đường ra khỏi lò và bắt đầu giai đoạn chủ yếu. Chọn một vị trí vững chắc, đặt chảo đường vừa nấu lên đó và một người thợ khỏe mạnh dùng “bạng” đánh theo vòng tròn quanh chảo đường. Khi đường nổi tăm, người thợ càng ra sức đánh nhanh và mạnh hơn để tinh thể đường giãn nở, làm đường nở phồng lên. (Chuyên mục: Đặc sản Quảng Ngãi)

Chim mía: Chim mía là tên gọi chung các loại chim ngủ trong những đồng mía bạt ngàn ở Quảng Ngãi như chim chéo, chim én, chìa vôi, dồng dộc, chào mào, áo đà…, trong đó chim chéo có thịt thơm ngon và to nhất.

Mùa đánh bắt chim mía kéo dài từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Dụng cụ bắt chim chỉ cần lưới và sào sài. Tùy theo vị trí và thời điểm người ta chọn cách đánh lưới rập, đánh lưới kép hay đánh lưới giương. Có nhiều cách chế biến món ăn chim mía. Thông thường là tẩm ướp gia vị hương, muối, tiêu bột xong cho vào chảo mỡ chiên khô hoặc dồn thịt heo nạc vào bụng chim hấp cách thủy, hay cho chim và gia vị vào trứng vịt rồi đem chưng. Nhưng ngon nhất vẫn là món chim mía nướng, chỉ cần cho lá chanh, lá sả, muối ớt vào bụng chim xong kẹp vào thanh tre tươi hoặc xỏ xâu rồi nướng trên than hồng. (Chuyên mục: Đặc sản Quảng Ngãi)

Mắm nhum: Mắm nhum là món ăn quí hiếm. Nhum sống trong các gành đá ven biển ở Quảng Ngãi, nhưng nhiều nhất là vùng Lý Sơn, Sa Huỳnh, Mỹ Á. Nhum có hình dạng như quả cầu gai, đường kính từ 8 – 10cm, dày 3 – 4cm, và có nhiều loại: nhum mỡ, nhum bạc, nhum ta…, đặc biệt chỉ nhum ta, có vỏ màu đen là muối mắm được. Nhum bắt về, dùng dao bổ đôi rồi lấy thanh tre nhỏ, mỏng nạo vòng quanh, tách thịt ra khỏi vỏ. Thịt nhum trắng hồng kết thành 6 – 8 múi. Nhum có thể ăn sống, kho, trộn thêm trứng và gia vị để chưng hoặc tráng chả. Muốn muối mắm thì cho thịt nhum vào thẩu, rắc một ít muối hạt lên trên. Khoảng 10 ngày sau là có thể dùng được. Để giữ được hương vị riêng của mắm nhum người ta hạn chế gia vị, thường chỉ có tỏi Lý Sơn và tiêu nguyên hạt. Dùng mắm nhum để ăn với bún, chấm rau, nhưng ngon nhất là với thịt heo ba chỉ cuốn bánh tráng. Mắm nhum còn gọi là “mắm tiến”, vì ngày xưa mắm nhum được dùng để dâng cho vua. (Chuyên mục: Đặc sản Quảng Ngãi)

Cá niêng: Cá niêng có lẽ là loại cá đặc trưng của sông suối vùng núi rừng nên tất cả các huyện miền núi Quảng Ngãi đều có. Thân hình hơi dẹp, thon thả như con thoi, vảy bạc lấp lánh, cá niêng thường tìm ăn các loài vi sinh vật dưới chân những ngọn thác nên việc câu và bắt tương đối khó. Có nhiều cách chế biến cá Niêng như: nấu canh, luộc, chiên xù… nhưng ngon nhất vẫn là cách nướng trui. Cá niêng kẹp vào gắp tre tươi, nướng trên than hồng hoặc vùi vào đống tro còn hực lửa, chỉ cần mỡ chảy xèo xèo, mùi thơm nức mũi là đã thấy ngon miệng rồi. Khi ăn phủi sạch lớp tro dính vào vảy cá và cắn từ đầu cá xuống đuôi cá, hay gỡ từng miếng thịt các vàng ươm chấm vào chén muối sống chấm giã chung với ớt xanh hoặc  ruột cá niêng chưng và lai rai cùng ly rượu tăm, thì chắc chắn món ăn này sẽ theo người thưởng thức đi đến cùng trời cuối đất. (Chuyên mục: Đặc sản Quảng Ngãi)

Xem thêm :  Quy trình sản xuất sản phẩm snack khoai tây cay cấp độ

Rau câu Lý Sơn: Lý Sơn có vành đai san hô bao quanh đảo khá rộng. Chính gành san hô này là nơi ở và sinh sôi nảy nở của ốc, mực, cá, tôm… tạo nên đặc sản biển để những ai đi xa lâu ngày trở về đều không khỏi thèm thuồng đặc sản quê hương nổi tiếng là rau câu. Rau câu ngâm trong nước sạch chừng nửa giờ, thay nước vài lần, đem luộc vừa chín, cho rau thơm vào rồi bày ra đĩa. Màu xanh của ngò, húng, quế… quyện lấy màu vàng vàng, trắng trắng của rau câu non, chỉ nhìn thấy đã ngon rồi, đố ai không tứa nước bọt. Rau câu được chấm với nước cá kho mặn, nhai nghe dai dai, giòn giòn sao mà quyến rũ. Ăn như thế đã ngon rồi, nhưng mới chỉ là hương vị quê nhà mộc mạc. Để ngon hơn rắc thêm ít đậu phộng rang giã vừa nhỏ, sẽ ngon không còn chỗ chê và đó mới là đặc sản.Rau câu khô dai hơn, ít giòn, nhưng vẫn ngon không kém và vẫn luôn hấp dẫn. (Chuyên mục: Đặc sản Quảng Ngãi)

Bánh xèo: Tên bánh xèo có lẽ xuất phát từ âm thanh “xèo xèo” reo vui khi nước bột gạo đổ vào khuôn đất có xoa sẵn dầu, mỡ trên bếp lửa hồng. Nguyên liệu chính của món ăn này là gạo lúa cũ. Tùy theo điều kiện và sở thích, người ta có thể bằm thịt vịt nhuyễn xào sơ qua rồi cho luôn vào bột hoặc bỏ lên trên vài miếng thịt bò, thịt heo, tôm đất, tép, trứng gà… Nhưng ngon nhất vẫn là đúc bánh xèo với nấm rơm tự nhiên. Hàng năm, sau những ngày mưa phùn gió bấc, mặt trời hững lên là nấm từ các bụi tre, gốc mít, vườn thơm, bờ rào… mọc đầy. Cả nhà chia nhau mang mủng, rổ đi hái. Nấm mang về được cạo sạch đất, nhặt rác bẩn rửa với nước muối, rồi tước nhỏ ra để đúc bánh. Bánh xèo đúc nấm rơm chỉ cần thêm vào ít giá đỗ, cuốn với rau sống và chấm với nước mắm pha chanh, đường, ớt, tỏi thì không có loại cao lương mỹ vị nào sánh bằng. (Chuyên mục: Đặc sản Quảng Ngãi)

Ngoài ra Quảng Ngãi còn nổi tiếng với các loại đặc sản như: Cá cơm, cá thài bai sông Trà, gỏi cá cơm, bánh ít lá gai, bánh nổ, ốc tượng đảo Lý Sơn,…

Đặc sản và phong cảnh là hai trong những yếu tố quan trọng nhất khiến con người đam mê du lịch, thích khám phá và chinh phục. Ai xa quê cũng nhớ về quê hương da diết, nhớ món ăn đặc sản hay tiếng nói thân thuộc quê mình, thiết nghĩ đặc sản các vùng miền cần phải được giới thiệu rộng rãi với mọi người nhiều hơn, đặc biệt với du khách nước ngoài khi đến du lịch Việt Nam. Do đó mình thực sự mong muốn một “Siêu Thị Đặc Sản TRĂM TRONG MỘT” – Nơi để mọi người ai có đặc sản quê ngon nhất, sạch nhất và giá tốt nhất để trao đổi cùng nhau.

Chúc mọi người vui, khỏe và đam mê khám phá hết những đặc sản của quê hương Việt Nam.


làm hồ cá koi lọc hồ cá koi thiết kế hồ cá koi thiết kế bể cá koi thiết kế thi công hồ cá koi lọc bể cá koi thiết kế hồ bơi sinh thái làm bể cá koi
lọc hồ cá koi

3 Món Ngon Đặc Sản chỉ có ở Quảng Ngãi nghe thôi cũng thấy lạ | DU LỊCH QUẢNG NGÃI

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com