4 điều nên biết về dân ca quan họ – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Bạn đang xem: 4 điều nên biết về dân ca quan họ – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Tại Pkmacbook.com

Ở vùng đất nghìn năm văn hiến này có một loại hình nhạc dân ca đặc trưng của miền Bắc là dân ca quan họ. Bắc Ninh nằm ở vị trí trung tâm của vùng Kinh Bắc, cũng là cái nôi của quan họ, nên người ta thường gọi là quan họ Bắc Ninh.

Dân ca quan họ – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Quan họ là một loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu hình thành và phát triển ở vùng Kinh Bắc xưa vào khoảng thế kỷ 18. Kinh Bắc là tên gọi cũ của một vùng rộng lớn nằm ở phía Bắc kinh thành Thăng Long (Hà Nội), gồm địa phận của Bắc Ninh, Bắc Giang, và một số quận huyện thuộc Hà Nội và Lạng Sơn ngày nay. Theo dòng chảy thời gian, quan họ dần được phổ biến rộng rãi, trở thành một nét văn hóa đặc sắc đáng tự hào của người dân Kinh Bắc nói riêng và của người Việt Nam nói chung. Ngày 30 tháng 9 năm 2009, dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

liền anh, liền chị Bắc sông Cầu với câu hát quan họ truyền thống

Liền anh, liền chị hát dân ca quan họ. Ảnh: dantri

Thuong-thuc-dan-ca-quan-ho-2

Bản đồ Kinh Bắc (màu xanh lá cây) trong tứ xứ vòng quanh Thăng Long (màu đỏ). Ảnh: wikipedia

Với thể thức nam – nữ bắt cặp hát đối đáp đồng giọng, người xưa thưởng thức quan họ như một thú chơi nghệ thuật đầy thi vị. Những người nghệ nhân hát quan họ xưa đều là nông dân áo vải, mượn những câu ca dao (là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát có nhịp điệu, thường là thể thơ lục bát), chuyện kể, thơ văn, và các làn điệu dân ca khác để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình. Người xưa thường hát quan họ trong các dịp lễ tết, mừng xuân, hội làng, lễ cầu, thờ cúng,… nên quan họ mang tính lễ nghi cao, đôi khi là thể hiện tín ngưỡng phồn thực. Nhưng theo thời gian, quan họ dần được tăng tính chất trữ tình, trở thành một lối sinh hoạt văn hóa cộng đồng tao nhã.

102526847_262558301686729_4736398290867809395_n

Quan họ là nét văn hóa đặc trưng của người Kinh Bắc một thời. Ảnh: @mamafood.vn

Nguồn gốc bí ẩn của dân ca quan họ

Hiện nay có rất nhiều kiến giải về nguồn gốc của dân ca quan họ nhưng chưa có được sự thống nhất. Trong dân gian tương truyền rằng Vua Bà là con gái vua Hùng. Tuy đã đến tuổi thành gia lập thất nhưng bà lại xin phép vua cha đi chu du thiên hạ. Khi vừa ra khỏi thành, một cơn mưa lớn ập đến cuốn theo bà và các tì nữ đến ấp Viêm Trang (nay là thôn Viêm Xá, Bắc Ninh). Bà quyết định ở lại mảnh đất này, cho dân làng khai khẩn đất hoang, dạy họ làm ăn canh tác, dạy các tập tục trong cuộc sống, dựng làng lập ấp, giúp nhân dân có cuộc sống vừa sung túc ấm no, vừa có kỷ cương nề nếp. Và đặc biệt, bà đã dạy cho người dân ca hát. Sau này nhân dân rất sùng bái bà, tin rằng những lời hát quan họ đem lại may mắn trong cuộc sống, vì vậy có câu ca dao:

“Xưa nay nam, nữ, trẻ, già

Ai mà ca được ắt là hiển vinh”.

Người dân đã lập đình thờ tôn bà làm Thủy tổ quan họ tại làng Viêm Xá (nay là làng Diềm Xá). Tuy chỉ là thần tích được lưu truyền trong dân gian, nhưng cũng có thể thấy sự xuất hiện của quan họ ở Bắc Ninh là nhờ công một vị thần mẫu, tại một địa danh xác định là làng Diềm Xá.

Thuong-thuc-dan-ca-quan-ho-12

Đền thờ Vua Bà Thủy tổ quan họ tại làng Diềm Xá. Ảnh: Foox.vn

Ngoài ra, còn một lý giải khác về nguồn gốc của quan họ Bắc Ninh. Trong cuốn “Dân ca Quan họ Bắc Ninh” của nhóm tác giả Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc xuất bản năm 1962 đã sưu tầm rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của quan họ, trong đó có một truyền thuyết hay được nhắc đến là: “Ông Tập ở Viêm Xá (hay còn gọi là Diềm Xá, nay thuộc xã Hòa Long, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) cho biết: Cách nay 12 đời có hai người làm quan thị vệ trong triều, một người quê ở Diềm (làng Diềm Xá hay còn gọi là thôn Viêm Xá), một người quê ở Bịu (làng Bịu Sim, nay là làng Hoài Thị, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Hồi còn quan, hai người có chơi với nhau, đến khi về hưu thì giao ước kết bạn đi lại, nếu ở làng ai có vui như cưới xin, khao lão thì mời cả hai họ về dự. Thời đó nhân dân vẫn có hát đúm, và từ khi hai họ này kết bạn, người ta đem những câu hát đúm vào để ca hát trong những ngày vui đó. Từ đó lưu truyền tục lệ này. Cứ hội Diềm tháng 8, hội Bịu tháng 1, người ta lại tụ họp, ngồi chung quanh một ngọn đèn lớn để ca hát và quan họ do đó sinh tên (hai họ nhà quan hát với nhau) và từ đấy gọi ‘quan họ’ thay thế cho hát đúm.”

Xem thêm :  Eu xoay trục về ấn độ dương - thái bình dương

Thuong-thuc-dan-ca-quan-ho-6

Một buổi sinh hoạt quan họ. Ảnh: quanhobacninh.vn

Quan họ được hình thành từ khoảng thế kỷ 18, lưu truyền từ đời này sang đời khác và rất phổ biến trong dân gian. Đến khoảng năm 1803 – 1805, quan họ được đưa vào cung đình Huế phục vụ cho triều đình vua Gia Long. Vua chúa nhà Nguyễn rất thích làn điệu đằm thắm, mượt mà của quan họ. Cảm nhận được những nét đặc biệt của loại hình nghệ thuật này, vua Gia Long rất quan tâm đến việc phát triển dân ca quan họ. Đây chính là bước đệm để dân ca quan họ phát triển mạnh sau những năm 1805.

Vào đầu thời kỳ trị vị của vua Bảo Đại 1925 – 1945), thưởng thức dân ca quan họ trở thành trào lưu của rất nhiều công tử nhà quyền thế từ Hà Thành (Hà Nội) và Phú Xuân (Huế). Từ năm 1920 trở về sau, những làn điệu dân ca quan họ mang những đặc điểm mới đã được ra đời để kế tục, phát triển những làn điệu dân ca quan họ cổ.

Đặc điểm của dân ca quan họ

dia-diem-du-lich-hoi-lim-bac-ninh

Các liền anh, liền chị hát đối đáp trên thuyền. Ảnh: mytour

Về mặt làn điệu, dân ca quan họ được xem là một loại dân ca có giai điệu phong phú nhất trong kho tàng các loại dân ca Việt Nam. Nội dung của các làn điệu quan họ không trực tiếp khai thác các chủ đề về chiến tranh, chính trị, các vấn đề xã hội, các truyền thuyết, hình mẫu con người,… mà tập trung đi sâu đề cao các chủ đề tình yêu và cuộc sống dựa trên các điển cố (những tích truyện xưa thường về các tấm gương anh hùng, đạo đức, hiếu thảo,…), các đức tính tốt đẹp tự nhiên của con người bằng một góc nhìn mới mẻ, nhân văn hơn. Các chủ đề về hình ảnh đẹp, có hậu, hình ảnh người mẹ mẫu mực thời phong kiến, lòng tận tụy trung thành,… cũng được quan họ khai thác một cách triệt để, trở thành những lời răn dạy con người các đức tính tốt đẹp và cách sống.

Bài hát “Ngồi tựa sông Đào” thuộc dân ca quan họ Bắc Ninh. Video: Youtube

Trong khi các loại hình dân ca khác đều được đệm nhạc bằng sáo, đàn tranh, đàn nguyệt, trống, chiêng,… thì quan họ gốc lại hoàn toàn không có nhạc đệm. Từ đó người ca quan họ có thể phô diễn được chất giọng và kỹ thuật hát phức tạp của mình. Tuy nhiên, quan họ ngày nay đã sử dụng nhạc đệm, đây cũng là bước phát triển tất yếu thuận theo sự thay đổi của thời cuộc.

Thuong-thuc-dan-ca-quan-ho-9

 Một buổi hát quan họ trên sông Cầu (con sông chảy giữa địa phận 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang), nơi được ví là “dòng sông quan họ”. Ảnh: Báo Dân tộc và Phát Triển

Quan họ thể hiện tình cảm da diết của người hát nên thường có nhiều nốt luyến láy. Kỹ thuật hát quan họ là nốt nào cũng có luyến láy, rền vòng, rung nảy, nhấn nhá, hát ngắt, hát rớt,… Ngày trước người ta sáng tác quan họ rất tự do, nhưng ngày nay để dễ phổ cập và lưu truyền nên được đưa về nhịp 2/4. Nghệ nhân quan họ phải có giọng ca “vang – rền – nền – nảy”, nhiều câu luyến láy đòi hỏi kỹ thuật thanh nhạc phức tạp.

Những người ca quan họ được gọi là các liền anh, liền chị hoặc anh hai, chị hai. Nếu hát theo nhóm (khoảng 3 – 5 người) sẽ phân theo cấp bậc mà gọi lần lượt là anh – chị ba, anh – chị tư, anh – chị năm,… 

Xem thêm :  Ăn ngô có béo không? cách giảm cân bằng bắp tốt cho sức khỏe

a349ddc13981d0df8990

Với dân ca quan họ, người ca thường kết thành bọn. Ảnh: Baomoi

Trong một làng, người ca quan họ thường kết thành bọn (nhóm người hát quan họ). Thường có bọn quan họ nam, bọn quan họ nữ, bọn quan họ xóm, bọn quan họ đoàn (ví dụ: bọn đoàn quan họ Bắc Ninh,…). Mỗi làng quan họ phải có ít nhất một bọn quan họ nam và một bọn quan họ nữ. Thường có tục kết nghĩa với bọn quan họ khác, thường là khác làng, khác xã. Khi đã kết bọn, các liền anh, liền chị của 2 bên không được có quan hệ yêu đương nam nữ và kết hôn với nhau do quan niệm rằng họ như anh chị em trong nhà. Thường chỉ có 2 bọn quan họ đã kết nghĩa mới ca đối đáp với nhau.

Về cách truyền dạy quan họ, những người chơi quan họ sau khi tập hợp lại thành bọn sẽ được người lớp trước hướng dẫn, truyền dạy cho không chỉ kỹ thuật ca mà còn có cả các quy định về chơi quan họ. Sau khi thuộc khoảng 150 bài ca, người mới sẽ được tập ca đối đáp, trải qua quá trình luyện tập lâu dài, đến khi biết ăn mặc, nói năng thanh lịch trong giao tiếp sẽ được đi hát hội (hát quan họ ở lễ hội). Đến khi “biết ca đủ lối, đủ câu”, họ chính thức được công nhận là những liền anh, liền chị, góp mặt vào hội những người ca quan họ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Thuong-thuc-dan-ca-quan-ho-8

Những người chơi quan họ sau khi tập hợp lại thành bọn sẽ được người lớp trước hướng dẫn, truyền dạy cho không chỉ kỹ thuật ca mà còn có cả các quy định về chơi quan họ. Ảnh: quanhobacninh.vn

Trước kia ca quan họ, chơi quan họ hoàn toàn không có khán giả, chỉ có bọn quan họ hát đối đáp với nhau, thưởng thức giọng ca của nhau. Theo sự biến thiên của thời gian, xu hướng của xã hội hiện đại nên quan họ cũng dần được mở rộng biểu diễn phục vụ cho công chúng. Quan họ không chỉ là hát đối đáp bày tỏ tình cảm giữa nam và nữ nữa, mà còn có sự giao lưu giữa người hát và thính giả.

0000000gao...................................

Trước kia ca quan họ, chơi quan họ hoàn toàn không có khán giả, chỉ có bọn quan họ hát đối đáp với nhau, thưởng thức giọng ca của nhau. Ảnh: tuyengiao.vn

Trang phục quan họ cũng phải có quy định chuẩn cho liền anh liền chị. Các liền anh thường mặc áo dài 5 thân (5 vạt áo thể hiện cho gia đình gồm cha mẹ hai bên và 1 thân con nhỏ nhất nằm bên trong đại diện cho mình), cổ đứng, có họa tiết lá sen, tà áo được may viền, gấu to, dài quá đầu gối, áo ngoài thường màu đen. Họ mặc quần dài màu trắng, ống rộng dài tới mắt cá chân. Ngày trước nam thường nuôi tóc dài, nên được búi tó ở sau đầu và dùng khăn nhiễu (là khăn đội đầu truyền thống của Việt Nam) để vấn. Sau này nam để tóc ngắn, nên chỉ cần đội khăn xếp (khăn đội đầu truyền thống của Việt Nam). Ngoài ra các liền anh còn có thêm nón chóp (nón lá có hình chóp nhọn) có quai lụa, ngày nay đa phần các liền anh dùng ô màu đen, cán ô uốn cong. Các liền chị mặc bên trong là chiếc yếm thắm, bên ngoài là áo cánh màu trắng, mặc thêm 3 áo dài 5 thân có màu sắc nền nã như màu nâu già, nâu nhạt, màu cánh sen, màu thiên thanh,…, đầu chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao (hay còn được gọi là nón ba tầm, có hình dạng như tai nấm, đỉnh phẳng, đường kính khoảng 70 – 80cm) và thắt lưng đeo dây xà tích (một loại trang sức đeo vào eo).

>>> Chiếc áo tứ thân truyền thống của phụ nữ Kinh Bắc một thời có gì đặc biệt?

Thuong-thuc-dan-ca-quan-ho-8

Trang phục của liền anh, liền chị quan họ. Ảnh: topuoc.vn

Ba ý nghĩa sâu sắc của dân ca quan họ

Dân ca quan họ là sự kết hợp giữa nhiều hình thức nghệ thuật khác như hát đúm, hát chèo, hát hội, hát ví, hát chèo, thơ, kể chuyện,… Chính vì vậy ở quan họ thể hiện tính đồng hóa các loại hình văn hóa khác vô cùng đặc biệt. Tuy vậy, quan họ cũng có những nét riêng, dù trải qua bao nhiêu thăng trầm trong lịch sử, tính dân tộc đó cũng không thể bị đồng hóa.

Trước kia người ta chỉ dùng từ chơi quan họ hoặc ca quan họ, chứ không dùng từ hát như các loại hình nghệ thuật khác như hát chèo, hát ví dặm, hát cải lương,… Điều này cũng thể hiện rằng quan họ không chỉ đơn thuần là một loại hình giải trí mà là một thú chơi bác học, tao nhã, tài hoa của người xưa. Từ sau năm 1920, từ hát quan họ cũng được sử dụng một cách rộng rãi hơn.

Xem thêm :  Làm gì để MacBook vẫn hoạt động khi gập màn hình?

Thuong-thuc-dan-ca-quan-ho-9

Ảnh tư liệu một buổi ca quan họ xưa. Ảnh: kiemkedisan.d.webcom.vn

Quan họ không chỉ là một môn nghệ thuật dân gian giải trí, mà nó còn thể hiện cách ứng xử khéo léo, tế nhị, kín đáo, lịch sự được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nét văn hóa đặc trưng của người dân Kinh Bắc. Hiếm có một loại hình dân ca nào có những bài đón khách chu đáo như quan họ: “Mấy khi khách đến chơi nhà. Đốt than quạt nước pha trà người xơi. Trà này quý lắm người ơi. Mỗi người một chén cho tôi vừa lòng” (Trích bài quan họ “Khách đến chơi nhà”). 

Từ bao đời, những làn điệu quan họ vẫn luôn được truyền giữ, làm say lòng người nghe bởi vẻ mặn nồng, đong đầy nghĩa tình qua giọng ca ngọt ngào, đằm thắm của các liền anh, liền chị. Đến hẹn lại lên, mỗi dịp lễ hội làng quan họ, các liền anh lại đóng khăn xếp áo the, liền chị lượt là áo “mớ ba mớ bảy”, nón thúng quai thao gặp gỡ, đón tiếp nhau theo lề lối của người quan họ. Làn điệu dân ca đạt tới trình độ cao về nghệ thuật, kết hợp mượt mà của thơ ca nhạc họa đã thể hiện được tình cảm thân tình, nồng hậu, tinh tế và lịch lãm của người quan họ nói riêng và của người dân Kinh Bắc nói chung.

19120_chuyende_0

Điệu mời trầu của dân ca quan họ Bắc Ninh. Ảnh: hoinhacsi

Ban đầu chỉ có 49 làng quan họ gốc đến nay đã được lan rộng thành 67 làng quan họ, tập trung chủ yếu ở Bắc Ninh và Bắc Giang. Từ đó có thể chứng minh được sức hấp dẫn của bộ môn nghệ thuật độc đáo này đối với người nghe.

Nơi thưởng thức dân ca quan họ

Nếu muốn thưởng thức loại hình dân ca đặc sắc này, du khách có thể đến thăm miền quê quan họ, trong đó hoạt động mạnh nhất là Bắc Ninh. Nếu đến Bắc Ninh đúng vào dịp lễ hội, bạn sẽ được thưởng thức giọng hát thiết tha, mượt mà, đằm thắm của các liền anh liền chị. Có nhiều lễ hội quan họ trong năm, trong đó nổi tiếng nhất là hội Lim và hội Vua Bà.

Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch (khoảng cuối tháng 2 dương lịch) tại sân chùa Hồng Ân, làng Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tuy chính hội là ngày 13 nhưng từ ngày 12 hoạt động quan họ đã được diễn ra ở nhiều địa điểm như trong nhà, trên sân đình, trước cửa chùa hay trên thuyền bồng bềnh giữa hồ nước cạnh chùa. Quan họ được biểu diễn đến hết ngày 13 tháng Giêng.

Thuong-thuc-dan-ca-quan-ho-10

Hát quan họ trên thuyền tại hội Lim. Ảnh: hanoimoi

Hội Vua Bà được tổ chức tại đền thờ Thủy tổ quan họ tại làng Diềm (hay làng Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh) vào ngày 6/2 âm lịch (khoảng tháng 3 dương lịch). Lễ hội nhằm tôn vinh Vua Bà – Thủy tổ quan họ đã sáng tạo nên một làn điệu dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc. Vì được xem là làng quan họ cổ nên hằng năm làng Diềm có đến 4 lễ hội vào các tháng âm lịch sau: tháng Giêng (khoảng tháng 2 dương lịch), tháng hai (tháng 3 dương lịch), tháng ba (tháng 4 dương lịch) và tháng tám (tháng 9 dương lịch). Lễ hội nào cũng có hoạt động hát quan họ theo lề lối truyền thống, thu hút đông đảo du khách thập vương về trẩy hội và thưởng thức làn điệu quan họ.

Thuong-thuc-dan-ca-quan-ho-11

Hội rước Vua Bà. Ảnh: KBCHN.NET

Ngày nay quan họ không chỉ được hát vào những dịp lễ hội, mà đã được sân khấu hóa, trở thành một môn nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp. Du khách muốn nghe có thể thuê đoàn quan họ hát để phục vụ nhu cầu thưởng thức của công chúng.

Dân ca quan họ là một sự kết hợp hài hòa của các loại hình khác để trở thành một môn nghệ thuật dân gian gần gũi, đời thường nhưng cũng vô cùng bác học, uyên thâm. Nó không chỉ là một một loại hình nghệ thuật dân gian mà còn là một kho tàng những bài học răn dạy đời sau về tình yêu thương con người, yêu thương cuộc sống, cách đối nhân xử thế khéo léo vẹn tròn thắm đượm tình nghĩa của con người Việt Nam.

10 Ca Khúc Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh Hay Nhất 2020 – Nghe Hoài Không Chán

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com