Lũy đào duy từ quảng bình

Bạn đang xem: Lũy đào duy từ quảng bình Tại Pkmacbook.com

Chu Hồng Văn

Năm 1931, trên mảnh đất xứ Thanh ‘Địa linh, nhân kiệt’ ngôi trường trung học công lập đầu tiên – Trường Collège de Thanh Hoa – tiền thân của Trường THPT Đào Duy Từ ngày nay, đã ra đời.

Trải qua 90 năm xây dựng và trưởng thành, vượt lên bao khó khăn, thách thức, các thế hệ thầy, trò nhà trường đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp ‘trồng người’ của tỉnh nhà nói riêng và sự nghiệp giáo dục của cả nước nói chung. Từ mái trường này, hàng vạn học sinh (HS) đã trưởng thành, trở thành những công dân ưu tú, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trường THPT Đào Duy Từ - hành trình 90 năm trồng người - Hình 1

Trường THPT Đào Duy Từ (TP Thanh Hóa). Ảnh: Phong Sắc

Khi mới thành lập, Collège de Thanh Hoa chỉ có một lớp đệ nhất niên với 30 HS. Từ ngôi trường ban đầu mang tên Collège de Thanh Hoa, năm 1943 trường đổi tên là Trường Collège Đào Duy Từ. Giai đoạn từ năm 1931 đến năm 1945, nhà trường đã đào tạo biết bao thế hệ HS tiêu biểu, những người con yêu nước như: Trần Mai Ninh, Thôi Hữu, Lê Hữu Kiều, Lê Văn Giạng, Nguyễn Trác, Hồ Sĩ Phấn…

Tháng 12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thầy, trò Trường Collège Đào Duy Từ phải sơ tán về nông thôn. Trong thời gian sơ tán, nhà trường không chỉ dạy học mà còn tham gia kháng chiến. Cũng trong thời gian này, ngày 1-5-1948, Chi bộ Lam Sơn được thành lập – tiền thân của Đảng bộ Trường THPT Đào Duy Từ ngày nay.

Năm 1951, Trường Collège Đào Duy Từ đổi tên thành Trường Cấp III Lam Sơn. Với truyền thống yêu nước, nhiều thế hệ thầy và trò đã hết mình đóng góp trí tuệ, tuổi thanh xuân và cả máu xương của mình cùng dân tộc làm nên chiến thắng vang dội Điện Biên Phủ năm 1954. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 12-1954, Trường Cấp III Lam Sơn chuyển từ vùng sơ tán về thị xã Thanh Hóa.

Ở giai đoạn này xuất hiện nhiều HS ưu tú, sau này trở thành những nhà khoa học lớn, lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước như: Trần Quốc Vượng, Vũ Tuyên Hoàng, Phan Diễn, Nguyễn Dy Niên… Do cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, từ năm 1965 đến năm 1972, thầy và trò Trường Cấp III Lam Sơn phải đi sơ tán 2 lần. Đến năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết, thầy, trò nhà trường hân hoan trở về nơi đất cũ. Trong giai đoạn này nhiều tài năng lại xuất hiện, như: Nguyễn Tiến Quang, Lê Dụng Mưu, Vũ Văn Thông, Lê Trường Tùng, Nguyễn Thúc Anh…

Ngày 20-8-1992, bộ phận chuyên tách ra thành lập Trường PTTH Lam Sơn, có trách nhiệm đào tạo HS giỏi toàn tỉnh. Một lần nữa Trường Cấp III Lam Sơn lại trở về với cái tên gọi Trường PTTH Đào Duy Từ. Kế thừa truyền thống cùng sự nỗ lực của các thế hệ thầy, trò nhà trường, Trường THPT Đào Duy Từ – tên gọi ngày nay của Collège de Thanh Hoa và Cấp III Lam Sơn – giờ đây đã và đang là địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho quê hương, đất nước. Nơi đây luôn hội tụ đội ngũ nhà giáo “tâm huyết – tài năng – nhân ái” và lớp học trò “tự tin – năng động – sáng tạo”.

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhà trường luôn đề ra những giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ tại mỗi thời kỳ và ở mỗi năm học. Trong những năm gần đây, nhà trường đã hưởng ứng tích cực, hiệu quả các phong trào, cuộc vận động do ngành và địa phương phát động như: Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”; “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”… từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Video đang HOT

Đặc biệt, trong đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường luôn chú trọng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, dạy học theo hướng tiếp cận năng lực HS; đổi mới kiểm tra đánh giá, tổ chức các hội thảo chuyên đề, thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm; đồng thời tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn giảng dạy. Tính từ năm 2011 đến năm 2020, nhà trường có 81 sáng kiến kinh nghiệm được công nhận cấp ngành, 8 sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh, 2 đề tài khoa học – kỹ thuật đạt giải quốc gia.

Xem thêm :  {top} 15 kem chống nắng cho da nhạy cảm tốt nhất hiện nay 2021

Đồng thời, có 17 thầy, cô giáo đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh; có 2 thầy giáo vinh dự được Thủ tướng Chính Phủ tặng Bằng khen là thầy giáo Hoàng Khắc Thành và thầy giáo Chu Hồng Văn. Hằng năm, tỷ lệ HS xếp loại học lực khá, giỏi đạt trên 90%; kết quả HS giỏi và tốt nghiệp THPT luôn nằm trong tốp đầu toàn tỉnh…

Không chỉ chú trọng dạy và học văn hóa, Trường THPT Đào Duy Từ luôn quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thường xuyên các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao; hoạt động các câu lạc bộ; các cuộc thi giáo dục truyền thống cách mạng về quê hương, đất nước, về Bác Hồ, về nhà trường…

Qua đó, giúp HS nhận thức đầy đủ các kỹ năng và phát triển một cách toàn diện. Với thành tích đạt được trong công tác dạy và học, Trường THPT Đào Duy Từ đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1989), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm học 2002-2003), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm học 2010-2011) cùng nhiều Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua và Bằng khen…

Năm học 2021-2022 là năm học có ý nghĩa đặc biệt đối với Collège de Thanh Hoa – Collège Đào Duy Từ – Cấp III Lam Sơn – THPT Đào Duy Từ. Là năm học đánh dấu chặng đường 90 năm xây dựng và phát triển để tổng kết những thành quả đã đạt được và tôn vinh những giá trị cốt lõi, kết nối truyền thống với hiện đại, định hướng xây dựng và phát triển nhà trường trong tương lai. 90 năm qua, cán bộ, giáo viên và HS Trường Collège de Thanh Hoa – THPT Đào Duy Từ đã từng trải qua không ít khó khăn, gian nan, thử thách, thế nhưng các thế hệ thầy, trò đã vượt qua tất cả, sự nghiệp “trồng người”, truyền thống hiếu học vẫn luôn được gìn giữ và phát huy ở mọi thời kỳ.

Dưới sự chỉ đạo của đảng ủy, trong giai đoạn mới, tập thể sư phạm nhà trường xác định rõ nhiệm vụ chính trị trọng tâm để nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó đặc biệt quan tâm tới ba yếu tố đó là chất lượng đội ngũ nhà giáo, nội dung phương pháp giảng dạy và cơ sở vật chất hiện đại. Tiếp tục giữ vững và sẽ mãi là một ngôi trường mà ở đó tính tự giác, tiên phong, gương mẫu, tận tụy, sáng tạo, nhân ái của giáo viên là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình phát triển.

Diện mạo Trường THPT Đào Duy Từ hôm nay là kết tinh của quá trình vận động, phát triển, kết nối bởi nhiều thế hệ. Lịch sử là điểm tựa, là hành trang để hướng tới tương lai, thầy, trò Trường THPT Đào Duy Từ hôm nay nguyện phát huy hết năng lực, kinh nghiệm và bản lĩnh của mình, quyết tâm phấn đấu và quy tụ mọi điều kiện để phát triển nhà trường lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp “trồng người” trong kỳ thời hội nhập và phát triển.

Mong cho học trò nghèo Tu Mơ Rông có thêm nhiều “bữa cơm hạnh phúc”

Phim tài liệu “Những bữa cơm hạnh phúc” là một trong những tác phẩm đoạt thứ hạng cao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”, với mong ước giản dị cho học trò nghèo Tu Mơ Rông…

Xem thêm :  Cách làm tào phớ bằng gelatine mềm mịn, thơm ngon tại nhà, làm tàu hủ (tào phớ) bằng gelatine và bột agar

Mong cho học trò nghèo Tu Mơ Rông có thêm nhiều bữa cơm hạnh phúc - Hình 1

Nhà báo Lê Thị Hương bên em bé Tu – Mơ – Rông. (Ảnh: NVCC)

Cảm phục tấm lòng các thầy cô

Đại diện nhóm tác giả thực hiện phim, nhà báo Lê Thị Hương chia sẻ: Tôi vốn xuất thân từ một nhà giáo. Khi chuyển công tác về Đài Truyền hình Việt Nam cũng gắn bó ngay với các chương trình giáo dục. 16 năm làm truyền hình, điều đặc biệt là “Những bữa cơm hạnh phúc” chính làchương trình phim tài liệu đầu tiên mà tôi thực hiện trong hành trình làm nghề của mình. Đây cũng là chương trình khiến tôi khóc rất nhiều, trong cả quá dựng và viết lời bình.

Khi được tiếp xúc với các em nhỏ nghèo ở Tu Mơ Rông, thấy các em thiệt thòi rất nhiều thì mới cảm nhận hết được các thầy cô thương yêu các em đến thế nào. Mình là người từ nơi xa đến, chỉ tiếp xúc với các em một thời gian ngắn nhưng rất yêu quý và rất thương các em thì mới lý giải được việc các thầy cô nghĩ ra những cách giữ chân học trò ở trường. Các thầy cô để tâm, yêu thương các em từ tận đáy lòng nên mới nghĩ ra được những cách để giúp đỡ các em dung dị mà thiết thực đến thế.

Mong cho học trò nghèo Tu Mơ Rông có thêm nhiều bữa cơm hạnh phúc - Hình 2

Học trò Tu Mơ rông.

Học trò ở đây nghèo lắm, nhà cách trường khoảng 5 – 6 cây số nhưng hoàn toàn đi bằng đường bộ. Cứ tưởng tượng, các em mới học lớp 1 lớp 2, trèo hết con dốc này đến con dốc khác mới đến trường học sáng xong buổi trưa về nhà không có cơm ăn, đương nhiên là các em sẽ không muốn đến trường trở lại. Đây là cái lý do mà sĩ số chuyên cần rất thấp.

Nhìn ra được vấn đề này, thầy cô đã nghĩ ra cách góp tiền nấu cơm trưa cho các con ăn ở trường thì đương nhiên buổi chiều các con sẽ ở lại học. Một cách rất đơn giản nhưng phải thật thương các em thì mới có thể nghĩ ra và mới có thể duy trì được. Đáng khâm phục hơn là cuộc sống của các thầy cô cũng còn đang thiếu thốn rất nhiều mà các thầy cô vẫn sẵn lòng làm điều đó cho học trò của mình.

“Thật sự, khi biết được câu chuyện này, chúng tôi đã rất khâm phục, đã rất muốn vào ngay lập tức để xem những thầy cô này là con người như thế nào?, học trò là như thế nào vùng đất Tu Mơ Rông là như thế nào? nó khó khăn đến đâu? Chúng tôi đem cái tâm thế đó để đi vào Tu Mơ Rông để thực hiện chương trình này” – nhà báo Lê Thị Hương chia sẻ.

Nhà báo Lê Thị Hương chia sẻ thêm: Khi đến Tu Mơ Rông, năm sáu ngày trời chúng tôi ở đó trời mưa tầm tã. Chúng tôi vẫn ngày ngày cùng các thầy cô mặc áo mưa đi bằng xe máy từ ngoài trung tâm huyện đi vào đến điểm trường, rồi lại đi vào các thôn bản. Đường xa, trắc trở, mưa ướt xuyên cả vào trong người, lạnh buốt tay, gió rừng, mưa rừng nhưng mà vẫn cảm thấy ấm trong lòng. Vì chúng tôi nghĩ, câu chuyện của mình đang làm có thể sẽ có một cái tầm ảnh hưởng nào đó, sẽ đem lại một cái điều gì đó, lan tỏa trong xã hội và đem lại những điều tốt đẹp cho những em nhỏ người nghèo đang ở vùng Tu Mơ Rông này.

Mong cho học trò nghèo Tu Mơ Rông có thêm nhiều bữa cơm hạnh phúc - Hình 3

Bên bếp ăn của thầy A Phiên…

Tôi mong trở lại Tu Mơ Rông với giọt nước mắt hạnh phúc

Phim tài liệu “Những bữa cơm hạnh phúc” củanhóm tác giả: Lê Thị Hương, Nguyễn Phương, Hồ Nữ Thị, Nguyễn Đình Hoàn – Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam.

Về lý do chọn Tu Mơ Rông để làm phim tài liệu, nhà báo Lê Thị Hương kể: Qua tìm hiểu thông tin để làm phóng sự cho chương trình Truyền hình trực tiếp “Thay lời tri ân” năm 2020 với chủ đề Hạnh phúc, chúng tôi biết được câu chuyện Các thầy cô góp tiền nấu cơm nuôi học trò… Các thầy cô thực sự cảm thấy hạnh phúc khi giúp được học sinh của mình… còn các em hạnh phúc khi đc chăm sóc. Bởi vậy, chúng tôi bắt đầu xây dựng kịch bản để làm phim tài liệu này để trở lại với thầy trò Tu Mơ Rông…

Xem thêm :  Dấu hiệu mèo có bầu - 11 điểm nhận biết mèo mang thai

Nhà báo Lê Thị Hương chia sẻ: Khi làm chương trình hoặc viết được một tác phẩm, bản thân tác giả không bao giờ nghĩ mình phải đạt được giải này kia mà chỉ mong thông điệp mà mình muốn gửi đến khán giả được thể hiện một cách rõ nhất để họ hiểu được câu chuyện mình đang muốn kể. Điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất khi làm phim này là cảm phục thầy cô và thương các em học sinh thật nhiều.

Dù khốn khó nhưng những đứa trẻ ở đây cũng rất hồn nhiên. Khi các thầy chăm sóc, được ăn bữa trưa nó hạnh phúc lắm. Ở trường vừa được ăn ngon vừa được ăn no. Nhìn những nụ cười của bọn trẻ cứ sáng lấp lánh lên, không thể nào quên được và đây cũng là lý do các thầy các cô càng gắn bó hơn với trường để được chăm sóc những em nhỏ này. Đây chính là lời tâm sự của những giáo viên có tuổi đời mới 19, 20 yêu trẻ mà tin rằng những nụ cười của các em nhỏ sẽ mãi trong tim giúp họ sẽ gắn bó với mái trường này mãi.

Sau Chương trình Thay lời tri ân năm 2020, nhiều ban ngành đã đi vào tận Tu Mơ Rông để tặng quà cho cô Hồ Thị Thuỳ Vân và thầy A Phiên là hai nhân vật chính trong phim cùng các thầy cô giáo và các em học sinh ở trong đó. Chúng tôi đã theo chân và trở lại Tu Mơ Rông và quay được cái kết hạnh phúc của bộ phim này.

Điều chúng tôi muốn lan toả trong phim này là mong có thêm nhiều sự chung tay, giúp sức cùng các thầy cô nấu được thật nhiều những bữa cơm hạnh phúc này để cho các con trẻ có cơ hội đến trường. Lớn hơn nữa, chúng tôi mong các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước cân nhắc cho các con chế độ ăn bán trú, để việc đến trường của các con dễ dàng hơn…

Mong cho học trò nghèo Tu Mơ Rông có thêm nhiều bữa cơm hạnh phúc - Hình 4

Đoàn phim trên cung đường đến với học trò nghèo Tu Mơ Rông.

Tham gia và dành Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” là một vinh dự lớn cho những phóng viên theo dõi mảng giáo dục. Chúng tôi rất hạnh phúc bởi giải thưởng đồng nghĩa rằng sẽ có rất nhiều người biết đến câu chuyện này và một lần nữa nó lại được lan tỏa và khi nó đã được lan toả thì chắc chắn sẽ có một cái kết quả nào đấy đem lại cho các em nhỏ, nghèo người sẽ, đang ở Tu Mơ Rông. Chúng tôi mong, nhận được thật nhiều sự giúp đỡ, sự chia sẻ gửi đến cho các thầy cô và các học trò nghèo ở vùng đất Tu Mơ Rông. Mong Giải sẽ tiếp tục là nơi giao lưu, ghi nhận đóng góp của truyền thông cho sự phát triển chung của ngành giáo dục.

Cô Hồ Thị Thuỳ Vân – Trường Tiểu học Đăk Hà, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) nói: Không phải thấy nợ, thấy khó khăn mà không làm. Nợ vẫn phải làm, vẫn phải vay, vẫn phải chịu để làm sao nấu được cơm cho học trò để các em được đến trường đầy đủ. Với các em, những bữa cơm mà các thầy cô nấu cho các em, các em ăn vô cùng ngon và cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Chính những điều đó thúc đẩy các thầy cô phải nghĩ cách làm thế nào để có thể duy trì những bữa cơm hạnh phúc này cho các em.”

Đào Duy Từ – Đệ Nhất Quân Sư Xây Dựng Cơ Đồ Chúa Nguyễn – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp | BÍ ẨN SỬ VIỆT

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com