Dạy học tích hợp là gì? dạy học tích hợp trong trường mầm non

Bạn đang xem: dạy học tích hợp là gì? dạy học tích hợp trong trường mầm non Tại Pkmacbook.com

Dạy học tích hợp đã trở thành xu thế phổ biến trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Tuy nhiên, bản chất thực sự của tích hợp trong giáo dục mầm non thì không phải ai cũng biết.

Dạy học tích hợp là gì? Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non

Dạy học tích hợp thực chất là quá trình học tập trong đó toàn thể các hoạt động góp phần hình thành ở người học những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho người học nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Như vậy, quá trình dạy học tích hợp làm cho quá trình học tập của học sinh có ý nghĩa.

Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non cho rằng tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau mà là sự thâm nhập, đan xen các đối tượng hay các bộ phận của một đối tượng với nhau, tạo thành một chỉnh thể. Trong đó không những các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển, mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ cái chỉnh thể đó được nhân lên.

Sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non bao gồm nhiều lĩnh vực, các lĩnh vực phát triển của trẻ có liên quan chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của lĩnh vực này có ảnh hưởng đến lĩnh vực khác và tất cả các lĩnh vực cần được tác động, phát triển một cách đồng thời theo quan điểm sư phạm tích hợp. Vì thế việc tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp trong trường mầm non là xu thế tất yếu, xuất phát từ bản thân của giáo dục mầm non, phù hợp với sự phát triển và đặc điểm học của trẻ trong từng giai đoạn.

Dạy học tích hợp trong trường mầm non được hiểu là các quá trình dạy học thâm nhập, đan xen với nhau tạo thành một thể thống nhất, tác động đồng bộ đến trẻ trong một chỉnh thể toàn vẹn. Trong đó, nội dung chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng và các mặt giáo dục trẻ được thực hiện kết hợp một cách chặt chẽ, đan quyện vào nhau, nhờ đó hiệu quả giáo dục được nhân lên. Một trong những mô hình giáo dục theo quan điểm dạy học tích hợp kết hợp với cách tiếp cận phát triển, lấy trẻ em làm trung tâm được nhiều nước lựa chọn, áp dụng đó là mô hình giáo dục dựa vào chủ đề.

Cách tiếp cận giáo dục dựa vào chủ đề trong giáo dục mầm non được hiểu là cách thức cung cấp sự định hướng mở, linh hoạt, cho phép giáo viên tổ chức lồng ghép các hoạt động xoay quanh chủ đề bằng nhiều hình thức một cách tự nhiên qua các lĩnh vực hoạt động khác nhau: chơi các trò chơi, khám phá môi trường tự nhiên – xã hội, qua các hoạt động phát triển vận động, âm nhạc, tạo hình, kể chuyện, đọc thơ, làm quen với đọc, viết và hoạt động làm quen với toán… Nhờ đó các mặt thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội ở trẻ được phát triển một cách tổng thể. Cách tiếp cận này cũng cho phép giáo viên có thể điều chỉnh hoạt động giáo dục đã lên kế hoạch để đưa vào tình huống mới xảy ra trong cuộc sống hằng ngày mà trẻ hứng thú quan tâm, từ đó làm cho không khí lớp học trở nên sinh động hơn.

Xem thêm :  Kinh ngiệm thơ và hành trình tinh thần của hàn mặc tử

Đặc điểm của cách tiếp cận theo chủ đề, khác với môn học, chỉ là đưa ra một khung có tính chất tự ý, có tính mở, từ đó giáo viên tiếp tục làm cho nó phù hợp hơn với thực tế địa phương, với các nhu cầu và hứng thú của trẻ trong lớp, nhờ vậy vốn kinh nghiệm phong phú của trẻ tăng dần.

Có thể bạn cũng quan tâm :

Định hướng dạy học tích hợp trong trường mầm non

Giáo dục trẻ trong trường mầm non theo hướng tích hợp thể hiện ở những định hướng như sau:

(1) Hoạt động vui chơi, học tập và các nhiệm vụ lao động phù hợp với trẻ được lồng ghép với các hình thức khác nhau để triển khai khám phá chủ đề. Logic xây dựng các chủ đề không xuất phát từ sự phân chia kiến thức theo môn học, mà xuất phát từ sự hình thành thuộc tính tâm lý, những năng lực chung của con người, những kỹ năng sống phù hợp, nhằm phát triển toàn diện nhân cách của trẻ trên các mặt thể chất, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mĩ.

(2) Nội dung giáo dục được thiết kế theo các chủ đề trọng tâm, xuất phát từ bản thân trẻ, mối quan hệ qua lại giữa trẻ với môi trường văn hóa – xã hội trong gia đình và thế giới tự nhiên – xã hội quen thuộc gần gũi, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Nội dung giáo dục qua các chủ đề của từng độ tuổi được phát triển và mở rộng dần từ nhà trẻ lên mẫu giáo.

(3) Cho phép giáo viên linh hoạt trong việc xác định, lựa chọn và tổ chức các hình thức hoạt động phong phú, giúp trẻ hứng thú tìm hiểu, khám phá theo nhiều cách khác nhau. Lồng ghép đan cài các hoạt động, trong đó hoạt động chơi là chủ đạo tác động đến sự phát triển của trẻ một cách toàn diện, phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp, theo một chế độ sinh hoạt thích hợp với trẻ và địa phương.

(4) Khuyến khích giáo viên áp dụng, phối hợp các phương pháp giáo dục dạy và học khác nhau một cách sáng tạo. Tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học bằng cách tổ chức môi trường cho trẻ được tăng cường hoạt động phù hợp với xu hướng đổi mới về phương pháp, các hoạt động tổ chức nhằm tích cực hóa hoạt động tư duy của trẻ thông qua các câu hỏi mở, các trò chơi, các thực hành trải nghiệm, luyện tập, quan sát và so sánh phát hiện vấn đề khuyến khích trẻ biểu đạt những suy nghĩ, giải quyết vấn đề bằng lời nói và các cách khác nhau, phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện.

(5) Khuyến khích giáo viên tận dụng các điều kiện, tình huống, nguyên vật liệu thiên nhiên và tái sử dụng thích hợp, để hướng dẫn trẻ tìm hiểu, khám phá và làm ra các sản phẩm mới mang tính sáng tạo.

Xem thêm :  Dấu hiệu mèo có bầu - 11 điểm nhận biết mèo mang thai

(6) Nhấn mạnh vào việc đánh giá thường xuyên hoạt động giáo dục và dạy học dựa vào các mục tiêu và các kết quả mong đợi đề ra trong chủ đề có sự điều chỉnh nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động cho thích hợp với trẻ.

Mục tiêu dạy học tích hợp trong trường mầm non (áp dụng với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi)

Trên cơ sở mục tiêu chung cho trẻ cuối lứa tuổi mẫu giáo, trên cơ sở kết quả mong đợi sau khi triển khai thực hiện các lĩnh vực nội dung trong chương trình và triển khai các chủ đề, học xong hệ thống các chủ đề trong năm học trẻ có thể đạt được, về:

(1) Phát triển thể chất

– Trẻ khỏe mạnh. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A.

Bé trai:

+ Cân nặng đạt từ 12.9 kg đến 20.8 kg.

+ Chiều cao đạt từ 94.4 cm đến 111.5 cm.

Bé gái:

+ Cân nặng đạt từ 12.6 kg đến 20.7 kg.

+Chiều cao đạt từ 93.5 kg đến 109.6 cm.

– Đi, chạy thay đổi tốc độ đúng hiệu lệnh và có sự phối hợp chân tay trong vận động.

– Giữ được thăng bằng cơ thể khi đi trong đường hẹp, đi bằng mũi chân.

– Phối hợp tay – mắt và thể hiện sự khéo léo trong các vận động: đập và bắt được bóng, ném bóng trúng đích nằm ngang và bò trong đường hẹp.

– Rửa tay, lau mặt, đánh răng, cởi quần áo có sự giúp đỡ.

– Cầm được bình rót nước vào cốc.

– Nhận biết một số vật dụng và nơi nguy hiểm, không đùa nghịch gần nơi đó.

(2) Phát triển nhận thức

– Thích tìm hiểu, khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Ai đây, Cái gì đây…

– Nói được một vài đặc điểm nổi bật của đồ vật, đồ chơi, con vật, hiện tượng quen thuộc.

– Nhận biết được sự thay đổi rõ nét của sự vật, hiện tượng.

– Nhận ra được tay phải, tay trái, phía trên, phía dưới của bản thân.

– Đếm được trên cùng đối tượng, so sánh, nhận biết số lượng trong phạm vi 5.

– Nhận biết được sự khác nhau về kích thước của 2 đối tượng.

– Gọi đúng tên hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.

– Phân loại được các đối tượng quen thuộc theo 1 dấu hiệu nổi bật.

– Biết tên và nhận ra một số nghề phổ biến, gần gũi, quen thuộc; biết tên một vài danh lam thắng cảnh đặc trưng của địa phương.

– Biết tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên của người thân trong gia đình, địa chỉ gia đình, tên trường lớp trẻ học.

(3) Phát triển ngôn ngữ

– Nghe hiểu câu nói đơn giản trong giao tiếp và thực hiện được theo yêu cầu đơn giản của người lớn.

– Diễn đạt bằng lời nói để người khác hiểu những nhu cầu, mong muốn của bản thân.

– Biết lắng nghe người khác nói và trả lời được một số câu hỏi của người khác.

– Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép trong giao tiếp.

– Đọc thơ, kể lại chuyện đã được nghe dựa theo câu hỏi.

– Thích xem sách tranh và nói được tên các nhân vật trong tranh.

(4) Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

– Biết được nhiều điều thích và không thích của bản thân.

– Yêu quý những người thân ruột thịt trong gia đình và có cử chỉ, lời nói quan tâm đến người thân.

– Kính yêu Bác Hồ, quan tâm đến cảnh đẹp tự nhiên, lễ hội truyền thống của quê hương nơi đang sống.

– Cùng chơi với các bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.

Xem thêm :  Ốc hương xào bơ tỏi? món ngon từ ốc hương bạn biết chưa?

– Cảm nhận được một số trạng thái cảm xúc và biết thể hiện cảm xúc qua cử chỉ, nét mặt, lời nói.

– Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép.

– Biết bỏ rác đúng nơi quy định, cất dọn đồ dùng, đồ chơi, chăm sóc cây cối, và có hành vi biểu hiện sự tiết kiệm.

– Biết chấp nhận yêu cầu và làm theo chỉ dẫn đơn giản của người lớn.

– Biết được hành vi: tốt – xấu, đúng – sai.

(5) Phát triển thẩm mỹ

– Bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung quanh.

– Thích hát, nghe hát, nghe nhạc.

– Biết hát kết hợp với vận động đơn giản: nhún nhảy, dậm chân, vỗ tay,…

– Biết sử dụng màu sắc, đường nét, hình dạng tạo ra các sản phẩm đơn giản.
– Biết giữ gìn sản phẩm.

Dạy học tích hợp là xu thế phát triển chung của thời đại, đòi hỏi con người sống trong đó phải có kiến thức và năng lực làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Dạy học theo chủ đề tích hợp tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, cụ thể là ở 5 lĩnh vực sau: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ,…

Giáo dục tích hợp mầm non không dừng lại ở mức độ tổng hợp các hình thức hay phương pháp giáo dục trong trường mầm non, mà có sự đan xen, lồng ghép, hỗ trợ và bổ sung cho nhau ở mức độ nhất định (nói đúng hơn là sự thâm nhập giữa các hình thức và phương pháp giáo dục mầm non), trong đó lấy giáo dục mầm non theo chủ đề làm trọng tâm.

Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp đòi hỏi người làm giáo dục phải thực sự linh hoạt, chủ động và sáng tạo hơn nữa trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ em. Về bản chất, dạy học tích hợp không tách rời với chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định, mà có tính chất bao trùm – định hướng và gắn liền với tất cả lĩnh vực giáo dục trẻ em trong trường mầm non.

Bài viết ở trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc dạy học tích hợp là gì? Xét về bản chất, dạy học tích hợp được thực hiện ở hầu hết các giai đoạn phát triển của trẻ em, hình thành nhận thức và kỹ năng sống cho trẻ ở hầu hết các khía cạnh của cuộc sống, trên cơ sở phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Nội dung giáo dục tích hợp cho trẻ mầm non được chia sẻ tại Blog nuoidaytre.com.vn. Mọi người có thể truy cập website chính thức để tham khảo thông tin.

(VTC14)_Thú vị phương pháp dạy học tích hợp của cô giáo vùng nông thôn

(VTC14) Học Toán lại học cả mỹ thuật, sinh học hay vật lý? Không phải ai cũng có thể áp dụng việc dạy tích hợp một cách khéo léo, khoa học như những gì mà cô Dương Thị Quỳnh Oanh giáo viên bộ môn Toán trường THCS Đinh Tiến Hoàng Hoa Lư Ninh Bình đang làm. Nhờ triển khai hiệu quả việc dạy học tích hợp, cùng với những đóng góp suốt 23 năm qua cho sự nghiệp “trồng người”, cô là một trong những GV đã nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD ĐT.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com