Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên đại học chính quy trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên đại học chính quy trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh Tại Pkmacbook.com

Vấn đề động cơ học tập của người học không phải là vấn đề mới, nhưng lâu nay các nhà trường của Việt nam đã coi đây là việc hiển nhiên người học phải có mới học tập tốt, nhưng thực tế, do yêu cầu giáo dục phổ cập, “ai cũng được học hành” nhưng “ai là người học được” lại là một vấn đề không dễ dàng.

Bài viết của chúng tôi sẽ tập trung vào các vấn đề chủ yếu

  1. Nhận biết bản chất và vai trò của động cơ – động lực của người học trong quá trình phát triển hình thành nhân cách năng lực người học, dưới góc độ khoa học Tâm lý giáo dục

Bàn về động cơ học tập của học sinh, mới đây tác giả Dương Thị Kim Oanh, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh có nêu “Động cơ học tập là yếu tố tâm lý phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của người học, nó định hướng thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập của người học nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó” [1]

Tác giả Kim Oanh đã khái quát được 2 vấn đề quan trọng thể hiện được bản chất của động cơ học tập phải bắt đầu từ “Thỏa mãn nhu cầu người học” và nó phải “Định hướng thúc đẩy, duy trì hoạt động học tập”

Để làm rõ thêm bản chất của “Động cơ – Động lực” học tập của học sinh, chúng tôi trích thêm quan niệm của “Từ điển bách khoa tâm lý giáo dục”, do giáo sư Phạm Minh Hạc chủ biên, tác giả Nguyễn Thơ Sinh, trong mục từ “Động cơ” (Motovation) đã nêu “Động lực thường được coi là có nguồn gốc từ những khát khao, do cá nhân có một nhu cầu đặc biệt, hoặc do họ chịu ảnh hưởng từ những hấp dẫn đến từ đối tượng, một lý tưởng hoài bão, hay một điều kiện, một vị trí nấc thang xã hội, hay một trạng thái tinh thần nào đó. Động lực chính là nguồn gốc cung cấp năng lượng thôi thúc để giúp cá nhân có thể phấn đấu vươn lên. Động lực thường mang tính chủ quan (vốn rất không giống ở những cá nhân khác nhau). Nghĩa là, động lực của một cá nhân chính là tập hợp những ý tưởng và suy nghĩ rất riêng của cá nhân đó”. [2]

Chúng tôi đồng tình với tác giả Nguyễn Thơ Sinh, coi “Động lực chính là nguồn gốc cung cấp năng lượng, thôi thúc để giúp cá nhân có thể phấn đấu vươn lên” Giá trị của động cơ hay động lực là ở điều này có thể người học có nhu cầu, nhận thức được việc cần làm nhưng nó chưa đến mức “thôi thúc” thì người học không thể tập trung “năng lượng” cho nó, nghĩa là người học không thể quan tâm cao, thôi thúc mình hành động tới mục tiêu mình mong muốn, người học có nhu cầu muốn học tốt, nhưng không có đủ quyết tâm để vượt qua những khó khăn trong học tập. Đấy là những học sinh chưa có động cơ học.

Đó là lý do căn bản chúng ta cần tạo cho học sinh có động lực học tập, động lực đó phải đủ mạnh, đủ sức lôi cuốn người học hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Học tập không phải là một thứ lao động trí óc dễ dàng, nó đòi hỏi sự tập trung sự chú ý cao, sự kiên trì, nhẫn nại phải đổ mồ hôi, công sức mới đạt kết quả.

Học sinh hiện nay khi đến trường học tập chịu nhiều sự chi phối, nếu người dạy không biết kích thích, lôi cuốn học sinh chắc chắn học sinh sẽ dễ xa rời nhiệm vụ trọng tâm của mình vì không có động cơ học tập đúng đắn. Hiện nay ở mỗi trường đều có ít nhất 3 loại học sinh: những học sinh có nề nếp học tập chuyên cần, có ý thức, có động cơ học đúng đắn, luôn quan tâm vượt khó vươn lên để đạt kết quả cao trong học tập. Số đông khác động cơ học tập không rõ ràng, nhưng chấp nhận sự o ép của thầy cô, bố mẹ, cố gắng để đạt trung bình. Còn số khác không có động cơ học tập, bị phân tán bởi nhiều áp lực, học cho hết ngày, xong chuyện, kết quả học tập luôn yếu kém. Vậy để tạo động cơ học tập cho 2 loại học sinh này thế nào là một vấn đề nan giải của giáo dục hiện nay. Chưa kể bệnh thành tích của cả xã hội làm hỏng giáo dục, hư con trẻ như thế nào?

  1. Thực trạng động cơ học tập của học sinh THPT Đinh Tiên Hoàng

Đi tìm giải pháp tạo động lực cho các loại học sinh này như thế nào đây?

Điều tra 620 học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng để học sinh tự đánh giá về động cơ học tập của mình, chúng tôi nhận được kết quả 10% học sinh chỉ đến trường để vui vẻ bạn bè, 10% học sinh không xác định rõ mục đích đến trường và chỉ có 80% học sinh cho là để trang bị kiến thức.

Điều tra nguyên nhân dẫn học sinh đến yếu kém trong học tập chỉ có 35% học sinh tự nhận là mình có quyết tâm trong học tập, chỉ có 22% học sinh cho rằng mình có chú ý tập trung lắng nghe bài giảng và khả năng tự học chỉ có 41% học sinh đánh giá mình có khả năng tự học (giáo viên kiểm tra khả năng tự học chỉ có 30% học sinh biết tự học).

Nêu lên một vài số liệu cụ thể như vậy để thấy, với đối tượng học sinh trung bình và yếu kém hiện nay, do động cơ học tập chưa rõ ràng, không biến thành động lực giúp học sinh vượt qua khó khăn trong học tập là một vấn đề khá nan giải, nếu không giải quyết chúng ta khó có được một nền giáo dục có chất lượng bền vững.

Đấy là mặt thực tiễn, về mặt cơ sở khoa học, để thấy rõ vị trí, vai trò tác dụng của động cơ học tập của học sinh trong quá trình học tập và phát triển nhân cách chúng ta phải tìm hiểu cấu trúc động lực:

Theo nhà tâm lý học người Mỹ Geen (1995) Động lực có 4 bộ phận chức năng chính:

  • “Tính chủ động cần thiết
  • Có định hướng để đi đến một kết quả hành động
  • Có một cường độ mạnh (hoặc yếu) nhiều hay ít
  • Có tính kiên định, nhất quán trước sau như một” ([2] tr 253)
Xem thêm :  Tải xuống Báo cáo người tham dự cuộc họp trong Microsoft Teams -

Vì thế tác giả Nguyễn Kim Oanh, trong công trình nghiên cứu về động cơ học tập của mình, tác giả đã khẳng định “Động cơ được xem là thành phần cơ bản cấu thành nên xu hướng – đặc điểm chủ đạo của nhân cách. Hệ thống động cơ và các dạng hoạt động được định hướng bởi động cơ được xem là tham số quan trọng nhất của nhân cách. Vì vậy quá trình phát triển động cơ gắn bó chặt chẽ với quá trình hình thành nhân cách… Leonchiev và các nhà tâm lý học Nga còn xem động cơ học tập là lực thúc đẩy, kích thích hoạt động học tập chứ không phải yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, đến hoạt động học tập một cách vô thức hay chưa được ý thức. Động cơ học tập có mối quan hệ và được biểu hiện qua hứng thú với hoạt động trí tuệ” [1, tr 146]. Động cơ học tập của học sinh có một vị trí vai trò trong việc hình thành năng lực nhân cách học sinh. Nếu nhà sư phạm chỉ quan tâm đến động lực học tập không chưa đủ mà phải đặt nó trong bối cảnh chung tác động sao để học sinh vừa có kết quả học tập tốt lại vừa phát triển năng lực nhân cách. Cả hai mặt này quan hệ hết sức chặt chẽ, khăng khít không làm đơn lẻ được mặt nào. Chỉ có dạy người tốt mới dạy chữ được. Vì thế nhà sư phạm, người dạy phải nắm được quá trình hình thành động cơ học tập mới tìm được giải pháp tác động đúng: Đó là quá trình học sinh phải nhận thức sâu sắc mục đích học tập của bản thân là học không chỉ có tri thức mà chính học là để làm người theo đúng 4 trụ cột của UNESCO (Jacques Delors 1996) từ đó có nhu cầu hứng thú vào việc học. Từ đó học sinh phải có đủ nghị lực quyết tâm cao, tập trung sức lực để vượt qua những khó khăn trong việc học tập của mình. Tất cả những việc này phải trở thành nội năng để học sinh có khả năng tự học có kết quả. Lúc đó chúng ta mới có thể coi đã tạo được động lực học tập cho học sinh. Duy trì như thế nào lại là bài toán khác, đó là phải tạo được thói quen học tập có kết quả cho học sinh.

Từ những nhận thức thấu đáo về động cơ nói trên, nhiều năm nay, chúng tôi đã thử đi tìm những giải pháp tác động để học sinh yếu kém có động cơ học tập đủ mạnh, đủ lớn, nhất quán theo định hướng mà nhà giáo dục mong muốn.

  1. Những giải pháp tạo động lực cho học sinh Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình, Hà Nội

3.1 Tạo điều kiện cho người học có động lực tự học tập, tự rèn luyện.

Theo J.Piaget “nhà trường kiểu mới phải làm việc một cách chủ động dựa trên nhu cầu hứng thú cá nhân” [3].

Do đó quá trình giáo dục ở đây không phải chỉ biết “đòi hỏi” học sinh “phải thế này, phải thế kia” mà cái chính là nhà sư phạm phải chủ động tìm phương pháp tác động để giúp cho học sinh tự phấn đấu đạt được những điều tốt đẹp mà chúng mong muốn; đồng thời đây cũng chính là mong muốn của các nhà giáo dục và cha mẹ học sinh. Như vậy là phải chuyển hóa được những mong muốn của các lực lượng giáo dục thành cái học sinh cũng mong muốn. Đó chính là nhu cầu và hứng thú cá nhân của học sinh. Trên quan điểm tác động giữa các nhân tố tạo ra nội năng, chúng tôi tạm đưa ra sơ đồ sau để minh họa cho quan điểm của mình:

Như vậy miền giao của vòng tròn 1,2,3 càng lớn lên bao nhiêu, giáo dục càng dễ thành công và hiệu quả bấy nhiêu.

Để có hiệu quả giáo dục, nhà sư phạm không thể ngồi chờ học sinh hứng thú mới giáo dục. Điều quan trọng nhà sư phạm phải tìm được cách tạo ra hứng thú cho mỗi học sinh. Muốn đạt được điều đó nhà sư phạm phải mất nhiều công sức, mỗi việc làm đều phải tạo được sự chú ý của học sinh, giúp học sinh đạt được kết quả trong từng bước đi nhất định. Nhưng tất cả những việc làm như vậy mới chỉ là những việc làm nhất thời ứng phó. Cách nào đây để tự học sinh hướng chú ý của mình vào học tập, rèn luyện. Đó là phải tạo ra cho học sinh có động lực sống, động lực học tập, rèn luyện. Để làm được điều này nhà sư phạm không chỉ nâng nhận thức, lý tưởng sống cao cả cho học sinh mà thật sự phải thức tỉnh được hoài bão ước mơ của mỗi học sinh.

Tạo cho học sinh một viễn cảnh là tạo cho học sinh có động lực sống, thôi thúc học sinh hành động cho những mục tiêu sống cao cả, có vậy học sinh mới có đủ nghị lực vượt qua những cám dỗ ham muốn tầm thường hàng ngày, tích cực rèn luyện những thói quen tốt.

3.2 Tạo thói quen tốt

Theo nhà tâm lý học Mỹ Stephen R. Covey, trong tác phẩm “Bảy thói quen để thành đạt” ông đã chỉ ra: thói quen chỉ được hình thành khi tác động đúng 3 mặt: tri thức (làm cái gì, vì sao phải làm) – kỹ năng (làm nó như thế nào) – động cơ (mong muốn làm cái gì). Nhiều việc làm được lặp đi lặp lại mới thành thói quen, nhiều thói quen tốt mới hình thành nhân cách bền vững, đúng như ngạn ngữ:

“Gieo một hành động gặt một thói quen

Gieo một thói quen gặt một tính cách”

Căn cứ đặc điểm tâm sinh lý, tính cách của học sinh, qua thử nghiệm ở Đinh Tiên Hoàng chúng tôi đã đúc kết 5 nguyên tắc ứng xử để tạo ra những thói quen ứng xử tốt, trừ bỏ những thói quen ứng xử không phù hợp với chuẩn mực chung của nhà trường, gia đình, xã hội.

– Một là : Các lực lượng giáo dục phải kiên trì chấp nhận cả những mặt mạnh và cả những yếu kém của học sinh.

Trên cơ sở chấp nhận để hiểu rõ nguyên nhân, lý do dẫn đến tình trạng yếu kém hiện tại ở các em để rồi từ đó tìm cách giúp các em biết cách điều chỉnh. Nếu thiếu bước khởi đầu thừa nhận này, nhà sư phạm sẽ không thấy hết trách nhiệm, không đủ kiên trì giáo dục. Các trường THPT ở các thành phố đều đòi hỏi học sinh không chỉ có đủ hồ sơ hợp lệ mà còn đòi hỏi học sinh phải có 1 hồ sơ đẹp: văn hóa khá, đạo đức tốt, khi chuyển trường. Nhưng thực chất học sinh có đạt như vậy hay không chúng ta lại không cần biết đến. Do đó với học sinh Đinh Tiên Hoàng chúng tôi luôn có quan điểm chấp nhận để giáo dục nên chúng tôi đã xây dựng mục tiêu giáo dục của trường Đinh Tiên Hoàng là không chọn lọc đầu vào nhưng phải đảm bảo giáo dục toàn diện có chất lượng cho học sinh khi ra trường.

Xem thêm :  Cách lưu trữ và khôi phục một nhóm Microsoft Teams - Cẩm nang Dạy học

Hai là : Các lực lượng giáo dục phải khách quan trong việc nhìn nhận đánh giá thiếu sót của học sinh.

Nghĩa là với mỗi hành vi, mỗi thiếu sót của học sinh đều được ghi nhận và tìm cách hiểu rõ bản chất, nguyên nhân rồi đi đến kết luận xử lý, còn trong quá trình tìm hiểu không được thành kiến, chụp mũ, hoặc thờ ơ với thiếu sót của học sinh.

Ba là : Các lực lượng giáo dục phải giúp học sinh thấy rõ những cái lợi cái hại để học sinh tự lựa chọn cách ứng xử sao cho hợp chuẩn mực chung xã hội.

Học sinh lứa tuổi THPT đang trong quá trình hoàn thiện thành những người lớn nên có nhiều cá tính, tính độc lập cao, không thể ép buộc học sinh ngay mà phải có phương pháp để học sinh thấy hết cả cái lợi, cái hại của mỗi hành vi. Từ đó học sinh tự lựa chọn, tự quyết định. Nhưng thầy cô và cha mẹ phải theo dõi chặt chẽ và giúp đỡ học sinh điều chỉnh kịp thời những sự lựa chọn chưa hợp chuẩn mực, khích lệ kịp thời những hành vi tốt.

– Bốn là : Các lực lượng giáo dục phải giúp học sinh biết cách hòa nhập tập thể, tôn trọng lợi ích tập thể, cộng đồng.

Học sinh lứa tuổi THPT cũng dễ có thói quen tự do, coi thường lợi ích của người khác, bất chấp chuẩn mực giá trị của xã hội. Có cách nào điều chỉnh để học sinh có thể dễ dàng thích nghi và nhanh chóng hòa nhập với xã hội? Tập thể mà học sinh phải hòa nhập đầu tiên là tập thể lớp học. Giáo viên chủ nhiệm phải mất nhiều công sức để tác động hình thành các thói quen, những yêu cầu cao của tập thể mỗi lớp. Những lớp học đạt hiệu quả giáo dục cao là những lớp giáo viên chủ nhiệm biết hình thành dư luận tập thể, buộc mỗi thành viên của lớp phải tôn trọng lợi ích tập thể để điều chỉnh hành vi cá nhân. Lớp không thể chấp nhận những học sinh tự ý bỏ học, đi muộn nhiều lần, nói tục, chửi bậy … Tất cả đều bị trừ điểm thi đua của lớp. Có như vậy tập thể học sinh mới biết cách giám sát, động viên từng thành viên thực hiện tốt nội qui, qui chế của trường.

Chỉ có con đường này chúng ta mới giải quyết được những nhân cách rối nhiễu buộc học sinh phải điều chỉnh tính cách cho phù hợp với nhu cầu sống chung của mọi người xung quanh.

Năm là : Các lực lượng giáo dục phải biết gieo nhu cầu mới và quan trọng là biết tổ chức cho học sinh thực hiện dần yêu cầu giáo dục đó:

Từ những yêu cầu giáo dục chung, giáo viên chủ nhiệm cũng như cha mẹ học sinh còn phải biết kích thích đúng những sở trường cá nhân, những ham muốn của nhóm học sinh và từ đó đưa ra những hình thức sinh hoạt tập thể cũng như hướng dẫn cá nhân hoạt động. Đây là một trong những biện pháp giáo dục hữu hiệu với nhiều học sinh. Giáo viên Trường Đinh Tiên Hoàng luôn có nhiều sáng kiến tổ chức những hoạt động tập thể hấp dẫn học sinh.

Bên cạnh việc gieo những nhu cầu mới cho học sinh, các lực lượng giáo dục luôn luôn phải biết đứng đằng sau tổ chức, tạo ra những điều kiện để học sinh dần dần thực hiện được các yêu cầu giáo dục.

Từ 5 nguyên tắc ứng xử trên đây với học sinh, giáo viên Trường Đinh Tiên Hoàng có thể hình thành cho học sinh có được những thói quen chủ yếu. Học sinh phải biết sống tự lập không được ỷ lại vào người khác; Biết tự học có kết quả; Biết tự tin trong mọi hành động; phải biết tự trọng, biết xấu hổ khi làm sai, khi thua kém mọi người và phải biết tự chịu trách nhiệm trước mọi hành vi, việc làm của mình.

Khẩu hiệu của học sinh Đinh Tiên Hoàng hết sức khiêm tốn và thiết thực:

Vì ngày mai lập nghiệp!

Học tập tốt – Kỷ luật tốt!

               Nói lời hay làm việc tốt

3.3 Tư vấn giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

Hướng nghiệp là chuẩn bị cho học sinh có những hoài bão ước mơ đi vào cuộc sống, đây là một cách tạo động lực cho học sinh, trên quan điểm này chúng tôi đã tổ chức giáo dục hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp cho 100% học sinh của trường.

Chúng tôi coi việc làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp cho số đông học sinh là việc làm thiết thực cho học sinh của chúng tôi “Có ý thức học, có quyết tâm học và có phương pháp học“.

Chúng tôi tạm khái quát con đường chúng tôi tạo cho học sinh của mình có động lực học, động lực sống theo sơ đồ sau :

 3.4 Giúp học sinh biết tự học

Hiện nay có tình trạng học sinh ở cấp THCS không chịu học hành, không có thói quen học tập thường xuyên, không đủ kiến thức cơ bản. Do đó không có năng lực tư duy, luôn trông chờ vào quay cóp tài liệu, hoặc nhờ học sinh học khá chỉ bảo. Học sinh lên THPT chỉ là những “đầu rồng”. Giáo viên THPT phải làm lại từ đầu. Và việc làm đầu tiên có ích nhất cho học sinh là giúp học sinh biết tự học. Đặc biệt quá trình giúp học sinh biết cách tự học là quá trình cả thầy và trò phải biết cách phối hợp chặt chẽ từng giờ lên lớp để tạo ra hiệu quả của mỗi giờ dạy.

Để giúp học sinh biết tự học chúng tôi đã chia quá trình thành 4 bước: Đó là: làm sao giúp học sinh phải Thích học; rồi Biết cách học; Thói quen học và cuối cùng Học có hiệu quả.

  1. Bước “Thích học”:
  • Thầy: Thầy luôn khích lệ, cổ vũ học sinh chọn lọc những kiến thức cơ bản, dẫn dắt cho học sinh sao dễ hiểu, vừa sức từng đối tượng, luôn tạo không khí vui vẻ trên lớp, hạn chế tối đa những việc trừng phạt học sinh.
  • Trò: Trò phải thấy việc học là không khó, là cần thiết, học sinh phải luôn được thực hành ngay trên giấy nháp, được trao đổi nhóm…
Xem thêm :  Top 10 Trung Tâm Tiếng Anh Cho Trẻ Em Ở Đà Nẵng Uy Tín Nhất

Từ đó học sinh có niềm tin mình có khả năng có thể học được, không chán học, có tâm thế hăng hái học tập. Không ngủ gật, không làm việc riêng trong giờ học, không nghỉ học và quan trọng phải biết lôi kéo nhiều học sinh cùng thực hiện.

  1. Bước “Biết cách học”
  • Thầy: Ngoài việc hướng dẫn học sinh biết cách học theo từng bộ môn. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải chú ý tôn trọng và kiên trì yêu cầu học sinh phải thực hiện các bước tự học: Đọc SGK trước, tóm tắt SGK (hoặc gạch chân những ý quan trọng); hướng dẫn học sinh ghi chép và sử dụng Sơ đồ tư duy. Thầy phải diễn đạt rõ, sử dụng nhiều hình thức trực quan, luôn tìm cách cho trò dễ ghi nhớ kiến thức, vận dụng kiến thức vào cuộc sống…
  • Trò: Luôn ý thức thực hiện các yêu cầu giáo viên hướng dẫn như tập trung chú ý khi nghe giảng, khi đọc tài liệu. Vận dụng nhiều giác quan vào quá trình học, ghi chép đầy đủ; sử dụng vở nháp để diễn đạt vắn tắt suy nghĩ; dùng Sơ đồ tư duy để hệ thống và ghi nhớ kiến thức. Mạnh dạn tham gia trao đổi nhóm.
  1. Bước “Có thói quen học”
  • Thầy:

Luôn khích lệ học sinh làm việc theo hướng dẫn của giáo viên trên lớp.

Ra những bài tập vừa sức với từng đối tượng học sinh để học sinh làm ngay trên lớp, khích lệ học sinh đạt kết quả và chỉ dẫn những học sinh chưa làm ra kết quả.

Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên. Nói rõ những yêu cầu tối thiểu học sinh phải làm được khi ôn tập ở nhà.

  • Trò:

Trò phải đặt kế hoạch để có thời gian tự học ở nhà (có thể nâng dần từ ít đến nhiều).

Biết cách ôn tập các bài cũ dưới các hình thức tự kiểm tra trí nhớ, chỉ ôn lại những phần đã quên, biết tự hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy.

Cố gắng làm hết các bài tập các bộ môn.

Quan tâm chuẩn bị bài hôm sau học: Đọc SGK, gạch ý chính, ghi những thắc mắc những điều chưa hiểu để hôm sau chú ý nghe giảng hoặc hỏi thày hỏi bạn.

Kiên trì duy trì lịch tự học ở nhà (những học sinh yếu kém phải phối hợp cha mẹ học sinh nhắc nhở).

  1. Bước “Học có hiệu quả”

Học có hiệu quả là học sinh biết tự đánh giá xem sau mỗi bài học các em có hiểu vấn đề bài học đặt ra hay không? Có những kiến thức cơ bản nào cần ghi nhớ và biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống, vào việc hoàn thành các bài tập trong SGK hay bài tập thày cho làm thêm. Những học sinh khá giỏi phải làm được thêm phần phân tích tổng hợp kiến thức và vận dụng sáng tạo giải quyết được những bài tập khó (sáng tạo).

Tóm lại để giúp học sinh biết cách tự học:

Thầy: phải hiểu trò, tự thay đổi bản thân để thay đổi cách dạy cho phù hợp từng đối tượng học sinh và luôn kiên trì thực hiện đổi mới phương pháp trong các giờ dạy (chứ không phải chỉ thực hiện trong giờ thao giảng).

Phối hợp chặt chẽ với GVCN để hiểu trò và giúp đỡ giải quyết những tình huống đặc biệt với những học sinh có cá tính. Huy động tối đa các bộ môn cùng tham gia đổi mới.

Trò: phải thấy thích học, quyết tâm học, kiên trì thực hiện những thao tác của quá trình tự học để trở thành người “biết tự học”. Biết lôi kéo mọi người cùng thực hiện như mình.

KẾT LUẬN

Động lực học tập của người học không phải đến hiện nay chúng ta mới đề cập. Hầu như tất cả các trường phái tâm lý học từ thế kỷ 19 đến nay đều nghiên cứu về động lực và có những chính kiến khác nhau. Nghiên cứu lý thuyết đã phức tạp, đưa nó vào thực tiễn lại còn khó khăn hơn.

Trình bày những phần nghiên cứu về động cơ học tập và vận dụng để giải quyết cho học sinh yếu kém ở Đinh Tiên Hoàng mới chỉ là những thử nghiệm bước đầu của một phạm vi ở một trường khá đặc biệt. Có thể đây chỉ là « Cái khó nó ló cái khôn », không thể vận dụng cho tất cả.

Chúng tôi hy vọng, sau hội thảo này, Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để có được một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước để áp dụng cho mọi đối tượng học sinh, trang bị cho thầy cô giáo những phương pháp khoa học tác động để học sinh có động lực học tập tốt, góp phần xây dựng một nền giáo dục chất lượng bền vững.

  1. Nguyễn Tùng Lâm – Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội

(Bài đã được công bố trong Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Động cơ học tập của người học và trách nhiệm của người dạy – Thực trạng và giải pháp”, Hội Khoa học Tâm Lý-Giáo dục Việt Nam tổ chức tại Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 17-18/7/2015, NXB Đại học quốc gia Hà Nội ấn hành, Hà Nội 2015, tr.147-157).

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]- TS. Dương Thị Kim Oanh (Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh) « Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ học tập » – Tạp chí khoa học đại học sư phạm TP.HCM số 48 – năm 2013. [2]- TS. Nguyễn Thơ Sinh : Từ điển bách khoa Tâm lý giáo dục học, NXB Giáo dục Việt Nam – Hà Nội 2013 do GS. Phạm Minh Hạc chủ biên – mục con từ « Động lực » Tr 253. [3]- J Piajet : Tuyển tập Tâm lý học, NXB giáo dục – Hà Nội 1996 – Tr 26 [4]-TS. Nguyễn Tùng Lâm : « Phối hợp các phương pháp giáo dục nhằm khắc phục tình trạng yếu kém về đạo đức của học sinh THPT Đinh Tiên Hoàng hiện nay», Luận văn Tiến sĩ – Đại học Sư phạm Hà nội – 2003. [5]-Monique. BoeKaerts : « Động cơ học tập » sách của Học viện giáo dục quốc tế (IAE) 2001. [6]-Stephen R. Covey (1997) : “Bảy thói quen để thành đạt” những bài học bổ ích về biến đổi cá nhân, NXB Thống kê Hà Nội.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục Tại Website Pkmacbook.com