Hàm MODE.MULT – Hàm trả về một mảng dọc các giá trị thường xảy ra nhất trong Excel

Bài viết dưới đây giới thiệu tới các bạn hàm MODE.MULT – 1 trong số những hàm nằm trong nhóm hàm thống kê rất được ưa dùng trong Excel.

Hàm MODE.MULT - Hàm trả về một mảng dọc các giá trị thường xảy ra nhất trong Excel

Mô tả: Hàm trả về một mảng dọc các giá trị thường xảy ra nhất, hoặc các giá trị lặp lại trong một mảng hoặc phạm vi dữ liệu. Hàm hỗ trợ từ phiên bản Excel 2010 trở đi.

Cú pháp: MODE.MULT((number1,[number2],…)

Trong đó:

number1,[number2],…): Là các giá trị muốn tìm trung vị, trong đó number1 là tham số bắt buộc, các giá trị khác là tùy chọn và chứa tối đa 254 tham số number.

Chú ý:

– Giá trị các đối số phải là số, tên, mảng hoặc tham chiếu có chứa số.

– Các đối số là văn bản hoặc giá trị lỗi không thể chuyển đổi sang kiểu số -> khiến hàm xảy ra lỗi.

– Nếu đối số là mảng tham chiếu có chứa giá trị văn bản hoặc logic -> những giá trị này bị bỏ qua, tuy nhiên giá trị 0 vẫn được tính.

– Nếu bộ dữ liệu không chứa dữ liệu lặp lại -> hàm trả về giá trị lỗi #N/A.

Ví dụ:

Tìm mảng dọc chứa các giá trị thường xảy ra nhất trong bảng dữ liệu dưới đây:

Tìm mảng dọc chứa các giá trị thường xảy ra nhất trong bảng

– Tại ô cần tính nhập công thức: =MODE.MULT(D6:D14)

Tại ô cần tính nhập công thức =MODE.MULT(D6:D14)

– Nhấn Enter -> được giá trị là:

Xem thêm :  Bảng chữ cái viết hoa cách điệu đẹp 2021

Nhấn Enter - được giá trị

– Do kết quả trả về là mảng nên hàm phải nhập ở dạng công thức mảng -> Bôi đen vùng dữ liệu chứa mảng cần trả về -> nhấn phím F2:

Bôi đen vùng dữ liệu chứa mảng cần trả về - nhấn phím F2

– Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter -> mảng dọc chứa các giá trị thường xảy ra nhất là:

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter

Ở đây do số phần tử của mảng trả về ít hơn số phần tử mảng do mình chọn nên trả về giá trị #N/A.

– Trường hợp số phần tử mảng trả về phù hợp với số phần tử mảng dự kiến -> mảng trả về không chứa giá trị lỗi.

Mảng trả về phù hợp với số phần tử mảng dự kiến

Trên đây là hướng dẫn và một số ví dụ cụ thể khi sử dụng hàm MODE.MULT trong Excel.

Chúc các bạn thành công!



Nguồn tham khảo từ Internet

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật Tại Website Pkmacbook.com