Hàm SLOPE – Hàm trả về độ dốc của đường hồi quy tuyến tính thông qua các điểm dữ liệu trong Excel

Bài viết dưới đây giới thiệu tới các bạn hàm SLOPE – 1 trong số những hàm nằm trong nhóm hàm thống kê rất được ưa dùng trong Excel.

Hàm SLOPE - Hàm trả về độ dốc của đường hồi quy tuyến tính thông qua các điểm dữ liệu trong Excel

Mô tả: Hàm trả về độ dốc của đường hồi quy tuyến tính thông qua các điểm dữ liệu. Độ dốc là khoảng cách dọc chia cho khoảng cách ngang giữa 2 điểm bất kì trên đường thẳng đó, là tỉ lệ thay đổi dọc theo đường hồi quy.

Cú pháp: SLOPE(known_y’s, known_x’s)

Trong đó:

known_y’s: Mảng hoặc phạm vi điểm dữ liệu độc lập.

known_x’s: Bộ điểm dữ liệu độc lập.

Chú ý:

– Giá trị các đối số phải là số, tên, mảng hoặc tham chiếu có chứa số.

– Nếu known_y’sknown_x’s trống hoặc có số điểm dữ liệu khác nhau -> hàm trả về giá trị lỗi #N/A.

– Nếu đối số là mảng tham chiếu có chứa giá trị văn bản hoặc logic -> những giá trị này bị bỏ qua, tuy nhiên giá trị 0 vẫn được tính.

– Nếu giá trị các đối số dùng các kiểu dữ liệu không hợp lệ -> hàm trả về giá trị lỗi #VALUE!

– Phương trình độ dốc cho đường hồi quy là:

[b = frac{{sum {left( {x – overline x } right)left( {y – overline y } right)} }}{{sum {{{left( {x – overline x } right)}^2}} }}]

Trong đó x y là các trung độ mẫu AVERAGE(known_x’s)AVERAGE(known_y’s)

Xem thêm :  COA là gì? Viết tắt của từ nào? Ý nghĩa của từ COA

Ví dụ:

Tính độ dốc của đường hồi quy tuyến tính qua các điểm dữ liệu trong bảng dữ liệu dưới đây:

Tính độ dốc của đường hồi quy tuyến tính qua các điểm dữ liệu trong bảng

Tại ô cần tính nhập công thức: =SLOPE(C6:C10,D6:D10)

Tại ô cần tính nhập công thức =SLOPE(C6:C10,D6:D10)

– Nhấn Enter -> độ dốc của đường hồi quy tuyến tính qua các điểm dữ liệu trên là:

Kết quả độ dốc của đường hồi quy tuyến tính qua các điểm dữ liệu

Trên đây là hướng dẫn và một số ví dụ cụ thể khi sử dụng hàm SLOPE trong Excel.

Chúc các bạn thành công!



Nguồn tham khảo từ Internet

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật Tại Website Pkmacbook.com