Hàng Tray là gì? Phân biệt CPU hàng Box và hàng Tray

Hiện có 2 loại CPU trên thị trường là hàng Box và CPU hàng Tray, vậy chúng có điểm khác biệt như nào thì các bạn hãy cùng PKMacBook phân tích nhé!

Hàng Tray là gì Phân biệt CPU hàng Box và hàng Tray

I. CPU hàng Box là gì?

CPU hàng Box là gì

CPU hàng Box là những mẫu CPU khi được xuất xưởng được đóng trong hộp giấy thông thường và chúng có đầy đủ các phụ kiện đi kèm như: Fan, keo tản nhiệt (nếu có) và chắc chắn là chúng sẽ có bao bì bằng hộp giấy in một loạt các thông tin liên quan đến thông số và nhà sản xuất. Việc đóng CPU trong hộp là một điều tất yếu để vận chuyển chúng và làm Marketing (quảng cáo) thị trường, việc những chiếc hộp có dấu hiệu nhận dạng riêng sẽ giúp cho mọi người biết được đây là CPU hãng nào, đời nào, giá bao nhiêu,… Tuy nhiên, chính vì việc phải đóng gói thêm hộp, phụ kiện, mực in,… Nên CPU hàng Box sẽ phải gánh thêm một khoản phí khiến chúng có giá thành cao hơn.

II. CPU hàng Tray là gì?

Đối với những nhà sản xuất OEM như HP, Dell,… thì việc nhập số lượng CPU không chỉ đơn thuần là 10-20 con mà họ sẽ nhập một lúc từ nghìn con tới chục nghìn con. Bạn hãy thử tưởng tượng việc mà nhân viên của các hãng OEM đó phải ngồi bóc hộp chục nghìn con CPU xem ra sao, vừa tốn thời gian, vừa tốn sức, lại vừa thải ra nhiều rác thải và đặc biệt nhất là “tốn tiền”. Đối với các nhà sản xuất OEM thì họ đặt lợi nhuận lên hàng đầu nên việc cắt giảm được gì là họ cắt giảm hết. Chính vì điều đó mà các OEM không nhập CPU Box như bình thường mà họ nhập CPU Tray, CPU Tray hay còn gọi là CPU đóng theo khay, theo lô. Một Tray (khay) CPU thường từ chục con đến vài chục con và chúng “trần như nhộng”, có nghĩa là không có vỏ hộp, phụ kiện mà chỉ có đúng CPU mà thôi. Thông qua việc nhập hàng như vậy mà trên thị trường xuất hiện thuật ngữ CPU hàng Tray nhằm ám chỉ các CPU không có hộp, chỉ có mỗi CPU mà thôi.

Xem thêm :  Cách bỏ qua màn hình đăng nhập Windows 10

CPU hàng Tray nhằm ám chỉ các CPU không có hộp, chỉ có mỗi CPU

Bên cạnh đó, CPU hàng Tray được các nhà OEM đàm phán với các nhà cung cấp sản phẩm để có chế độ bảo hành khác nhau. Điều này thì chỉ có các nhà OEM với các nhà cung cấp biết chứ chúng ta không biết được đâu. Họ mua theo lô, theo khay nên chắc chắn giá thành sẽ rẻ hơn và chế độ bảo hành cũng sẽ khác vì các mẫu CPU bây giờ đa số bảo hành kèm hộp (Series Number nằm trên hộp).

III. Các câu hỏi xoay quanh CPU Tray và CPU Box

1. CPU Tray và CPU Box có phải hàng chính hãng không?

CPU Tray và CPU Box đều là hàng chính hãng

Câu trả lời 100% là có! Chúng đều là CPU chính hãng sản xuất nhưng chỉ khác nhau trong khâu đóng gói và cung cấp sản phẩm tới nhóm người sử dụng khác nhau.

2. CPU Tray có chất lượng giống CPU Box không?

Câu trả lời là có! Nếu chúng có cùng một mã sản phẩm thì chắc chắn chúng có chất lượng, hiệu năng như nhau vì đều theo một thông số chuẩn từ nhà sản xuất đưa ra. Tuy nhiên có một số nhà OEM yêu cầu CPU Tray có thông số khác biệt so với bản gốc nhưng họ sẽ đánh mã sản phẩm khác nên các bạn sẽ nhận ra ngay.

3. Bảo hành của CPU Tray khác gì với CPU Box?

CPU Box hiện nay đang được các hãng hỗ trợ bảo hành chính hãng 03 năm (AMD và Intel) cho người sử dụng cuối và được hỗ trợ bảo hành thông qua các cửa hàng phân phối, cửa hàng có liên kết với hãng. Đại loại các bạn có thể hiểu rằng các bạn mua CPU Box ở đâu thì đem qua đó bảo hành, nhưng hãy mang theo cả vỏ hộp nhé để tránh bị “hành”!

Xem thêm :  Cách chỉnh kích thước Video trong Proshow Producer

CPU Tray thì ngược lại hoàn toàn vì nó không được Intel cho hướng chế độ bảo hành 3 năm mà chế độ bảo hành của nó (nếu có) phụ thuộc vào thoả thuận giữa nhà sản xuất máy tính đã bán nó và đơn vị OEM cũng như phân phối sản phẩm (như đã nói bên trên).

4. Sự chênh lệch giá của CPU Tray và CPU Box

Chính vì việc bảo hành “tận răng” và trang bị đầy đủ phụ kiện, hộp nên CPU Box có mức giá thành cao hơn so với CPU Tray. Nhưng sự chênh lệch đó không quá nhiều đâu nên các bạn đừng đắn đo nhiều làm gì. Trừ những trường hợp bất đắc dĩ các bạn mới nên chọn CPU Tray mặc dù biết là CPU ít khi lỗi nhưng chúng chỉ là “ít” chứ không phải là 100% không lỗi. Biết đâu bạn không may mắn thì bạn vẫn gặp lỗi như bình thường thì lúc đó không biết đem đi đâu mà sửa chữa, mà thực tế thì CPU là một thứ rất rất khó để sửa, thậm chí là chả bao giờ sửa được.

5. Cách phân biệt CPU Tray và CPU Box

Thông thường, ở các đơn vị bán lẻ sản phẩm khi bán ra sẽ có ghi rõ thông tin CPU là Box hoặc Tray để khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, cá biệt vẫn có một số trường hợp “treo đầu dê bán thịt chó” CPU Box thành Tray để hưởng lợi nhuận dựa vào sự kém hiểu biết của khách hàng.

Xem thêm :  Cách thiết lập UEFI - Legacy trong BIOS

Trường hợp đầu tiên, muốn biết Box hay Tray, bạn hãy liên hệ kĩ càng với nơi bán để rõ thông tin. Còn nếu bạn không đặt sự tin tưởng vào sự trả lời của những người có liên quan tại nơi bán, bạn vẫn có cách xác định CPU của mình thuộc vào loại gì, rất đơn giản. Nếu CPU của bạn mới mua hoặc mua dưới 3 năm, bạn có thể đi tới Website của Intel về Intel Boxed Processor Verification tại địa chỉ ttp://www.intel.com/p/en_US/support/warranty

Trang Web trên sẽ giúp các bạn xác nhận CPU của mình là BOX hay TRAY thông qua Series trên CPU.

Ví dụ: CPU của mình kiểm tra là Core i5-7600 hàng có hộp. Series: L702D309

Xác nhận CPU của mình là BOX hay TRAY thông qua Series trên CPU

Còn nếu những mẫu CPU Tray thì Intel sẽ báo là không có thông tin Series Number đó trên trang Web bảo hành.

Ví dụ: Các bạn xem ảnh dưới mình kiểm tra ngẫu nhiên Series 01 CPU Core i5-7500 hàng TRAY trên trang chủ nhé. Series: L701D309

Những mẫu CPU Tray thì Intel sẽ báo là không có thông tin Series Number đó trên trang Web bảo hành

Trong bài viết này, PKMacBook đã hướng dẫn các bạn cách phân biệt CPU hàng Tray và hàng Box chi tiết, cụ thể nhất. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!



Nguồn tham khảo từ Internet

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật Tại Website Pkmacbook.com