Hướng dẫn quá trình chưng cất tinh dầu tràm – Cẩm nang Dạy học

1. Các phương pháp chưng cất

Để có được tinh dầu thì người ta dùng nhiều phương pháp để chiết xuất, chưng cất tinh dầu.

Các phương pháp chiết xuất phổ biến bao gồm: chưng cất hơi nước, chiết xuất bằng dung môi, ép lạnh.

Chưng cất tinh dầu

#Chiết xuất bằng dung môi:

Thường người ta sẽ dùng dung môi thứ cấp như hexan, ethanol có nhiệm vụ là hòa tan tinh dầu, tiếp theo người ta sẽ dùng quá trình khác để tách tinh dầu ra khỏi dung môi đó. Nó phù hợp nhất cho các nguyên liệu thực vật mang lại lượng tinh dầu thấp hoặc là các chất thơm không thể chịu được áp lực của quá trình chưng cất hơi nước.

#Ép lạnh:

Tác dụng lực cơ học để phá vỡ cấu trúc, vỡ các túi dầu. Sau đó sẽ đi vào thiết bị ép để lấy phần chất lỏng (tinh dầu thô) và tinh dầu được tách ra nhờ quá trình ly tâm. Phương pháp này thường dùng để tách tinh dầu từ các loại trái cây, có thành phần nhạy cảm với nhiệt độ.

#Phương pháp chưng cất hơi nước:

Là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để chiết xuất và cô lập tinh dầu từ thực vật để sử dụng trong các sản phẩm tự nhiên. Điều này xảy ra khi hơi nước bốc hơi và cuốn theo các thành phần chưa tới điểm sôi nhờ áp suất tổng tạo ra, sau đó trãi qua quá trình ngưng tụ và phân tách.

Xem thêm :  Bộ quy tắc văn hóa ứng xử trong trường Trung học phổ thông -

Trong bài viết này chatluongthucpham xin giới thiệu đến các bạn phương pháp chiết xuất tinh dầu tràm bằng chưng cất hơi nước. Đây là phương pháp được dùng phổ biến nhất nước ta, tại hầu hết các lò nấu dầu tràm tại nhà.

2. Cách nấu tinh dầu tràm tại nhà

Chưng cất tinh dầu
Sơ đồ chưng cất hơi nước tinh dầu tràm

2.1 Thiết bị sử dụng:

1. Hệ thống nồi nấu

– Nồi nấu chứa nguyên liệu được làm từ thép không gỉ, sau đó hơi sẽ được cấp vào.

– Đa phần tại làng nấu dầu tràm Phú Lộc – Huế sử dụng nồi chưng cất cách thủy, nghĩa là nguyên liệu sẽ ở phần phía trên cách mặt nước ở dưới đáy nồi 1 đoạn, sau đó đun nóng nước bằng tác nhân nhiệt (củi lửa).

2. Hệ thống ngưng tụ

– Bao gồm 1 bể nước, bể nước này cho ống dẫn hơi đi vào, đi ra.

– Để đảm bảo nước trong bể là nước lạnh, thì người ta liên tục chêm nước lạnh vào và rút nước đã bị làm nóng ra.

3. Thiết bị tách (bình hứng)

2.2 Các quá trình:

Nguyên tắcngười ta dùng hơi nước để lôi cuốn các chất dễ bay hơi trong trong lá tràm, điều này cho phép bay hơi các nguyên tố có điểm sôi cao ở nhiệt độ thấp hơn nhiều chỉ bằng cách cho phép chúng tạo thành hỗn hợp với nước.

Tiếp tục hóa hơi đó thành chất lỏng bằng cách hạ nhiệt độ để hơi ngưng tụ. Do tinh dầu tràm không tan trong nước, chúng bị phân lớp, người ta dựa vào đó để tách tinh dầu tràm ra khỏi nước.

#1 Chuẩn bị nguyên liệu

Xem thêm :  Tải xuống Báo cáo người tham dự cuộc họp trong Microsoft Teams -
Chưng cất tinh dầu

Lá của cây tràm gió là nguyên liệu chính.

Sau khi hái lá về chúng ta chọn nhưng lá còn nguyên vẹn, đồng đều.

Chất lượng của tinh dầu phụ thuộc vào nguyên liệu rất nhiều, cây tràm vào mùa hè thì phát triển tốt nên cho lượng tinh dầu nhiều hơn là mùa đông.

Thông thường thì 1 tấn lá tràm gió sẽ cho khoảng 2 lít tinh dầu (vào mùa hè).

#2 Tiến hành nấu (theo cách nấu dân gian)

Người ta tạo ra hơi bằng cách đun nóng nước.

Trước tiên cho nước vào nồi nấu, đun cho đến khi sôi thì cho lá tràm vào, hãy đảm bảo lượng nước vừa đủ và không chạm nguyên liệu phía trên.

Dặm đủ nguyên liệu thì đậy nắp và nấu trong vòng khoảng 4 – 5 tiếng. Lưu ý lửa phải đều và không được quá lớn.

Nếu nhiệt độ quá cao dễ tạo ra tạp nhiễm (do các hợp chất bị nhạy với nhiệt độ sẽ bị phân hủy tạo ra 1 chất khác, ảnh hưởng đến chất lượng của tinh dầu.

#3 Quá trình ngưng tụ

HƠI NƯỚC bốc lên, sẽ lôi cuốn các CHẤT DỄ BAY HƠI trong lá tràm, theo ống dẫn hơi đi vào bể nước lạnh.

Tại đây hơi gặp nhiệt độ thấp nên bị ngưng tụ thành hợp chất lỏng chảy vào bình hứng.

#4 Quá trình tách

Chưng cất tinh dầu

Trong bình hứng, bởi vì nước và dầu không trộn lẫn với nhau, tinh dầu tràm có trọng lượng riêng nhỏ hơn, nên nhẹ hơn và sẽ nổi lên trên mặt nước. Người ta nhẹ nhàng rút nước ra và thu được tinh dầu ở phần phía trên.

Xem thêm :  Những cách tổ chức giờ sinh hoạt lớp hiệu quả và sáng tạo -

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu là nguyên liệu đầu vào, nhiệt độ.

Nguyên liệu đầu vào có chất lượng tốt như không trộn chung với chổi, lá xanh tốt thì cho hàm lượng tinh dầu cao hơn.

Có nhiều hợp chất hữu cơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, bao gồm nhiều loại tinh dầu tự nhiên và các hợp chất thơm. Để đảm bảo các hợp chất hữu cơ cần thiết không bị phá hủy trong quá trình chưng cất hơi nước, các kỹ thuật viên chưng cất các hợp chất này ở nhiệt độ thấp hơn.

Đối với lò nấu thủ công, thì phụ thuộc vào tay nghề của người nấu, cho lửa đều và không quá to, trong khoảng thời gian tối ưu.

Tinh dầu đạt chuẩn thì thành phần cineol phải nằm trong khoảng (40 – 60 %).

Tinh dầu tràm có thể tan trong cồn hoặc dung môi khác nhưng không tan trong nước.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn phương pháp chưng cất tinh dầu

Nguồn: chatluongthucpham.com/

Nguồn tham khảo từ Internet

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục Tại Website Pkmacbook.com