Im lặng là vàng?

Bạn đang xem: Im lặng là vàng?
Bạn đang xem: im lặng là vàng? Tại Pkmacbook.com

Ấn đúng dùm mình nhé! Thanks!

:)>-

Xuất phát từ suy luận nông cạn, giữa cuộc đời, làm gì cũng đặt trên sự biến kế sở chấp, phân tích, tổng hợp, nghĩa đen, nghĩa bóng, hơn thua, sai đúng …, dẫn chứng lời nói của thánh nhân để có giải pháp chung cuộc.Và cũng do sự sống hợp quần giữa xã hội mà ý niệm số đông thường được xem là đúng (nguyên tắc đa số), nên ý kiến, tinh thần sáng tạo, sự hiểu biết của cá nhân thường bị xem nhẹ (thiếu sự tôn trọng thiểu số).Tâm thức cộng đồng đã chi phối đến lối sống, lối nhận thức của cá nhân.Tập thể đa số nhận xét, suy nghĩ, đồng ý … thì cá nhân đành thúc thủ khuất phục, khó lòng có quyết định chống lại, bào chữa, sống

Ngày xưa lúc còn ngồi tại ghế nhà trường Trung Học, trong chúng ta không mấy ai là không biết, không một lần nghe nói, hoặc làm bài luận văn luân lý câu ngạn ngữ Pháp “Lời Nói là BẠC, Im Lặng là VÀNG”(La parole est d’argent, le silence est d’or).>-Xuất phát từ suy luận nông cạn, giữa cuộc đời, làm gì cũng đặt trên sự biến kế sở chấp, phân tích, tổng hợp, nghĩa đen, nghĩa bóng, hơn thua, sai đúng …, dẫn chứng lời nói của thánh nhân để có giải pháp chung cuộc.Và cũng do sự sống hợp quần giữa xã hội mà ý niệm số đông thường được xem là đúng (nguyên tắc đa số), nên ý kiến, tinh thần sáng tạo, sự hiểu biết của cá nhân thường bị xem nhẹ (thiếu sự tôn trọng thiểu số).Tâm thức cộng đồng đã chi phối đến lối sống, lối nhận thức của cá nhân.Tập thể đa số nhận xét, suy nghĩ, đồng ý … thì cá nhân đành thúc thủ khuất phục, khó lòng có quyết định chống lại, bào chữa, sống

riêng cho mình, vì mình.Hậu quả như thế nào chúng ta đã biết, và thảm trạng của cuộc đời cũng từ đó phát sinh.

Trở lại câu ngạn ngữ trên, Lời Nói có phải là Bạc, Im lặng có nhất thiết luôn luôn là Vàng hay không ? Câu này nêu ra chỉ mang tính cách so sánh tương đối giá trị giữa Lời Nói và Im Lặng, để ứng dụng vào sự giao tiếp giữa xã hội.Phải chăng trong mọi việc làm chúng ta cần phải tỉnh tâm cẩn trọng, tìm hiểu với chánh tư duy thì sẽ bớt sai trái khi ứng dụng “Lời Nói là Bạc, Im Lặng là Vàng”.

Về Lời Nói là Bạc (giá trị kinh tế không cao bằng Vàng) nhằm để khuyên người ta không nên nói nhiều vì càng nói nhiều, nói mau, lời nói sẽ thiếu suy nghĩ vì vậy mới có câu “Nên uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, hay trong Phật Giáo dạy chúng ta nên thực hành Chánh ngữ, là một trong 8 con đường chân chánh để giải thoát con người khỏi phiền trược khổ đau.Nhất là tu học không phải là để chất chứa kiến thức, để hý luận, trở thành người học giả (trọng lý thuyết), mà chính yếu là phải có tri hành hợp nhất, ngôn hành tương ưng (hành giả).

Về Giới hạnh của người Phật Tử tại gia và xuất gia, kinh luật đều có đề cập đến giới không nói dối và hạnh thanh tịnh.

Riêng Gia Đình Phật Tử, Nội Quy cũng đã ghi rõ luật của ngành Thanh, Thiếu (nam nữ) và Huynh Trưởng, điều 4 “Phật Tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm” và hạnh thanh tịnh … đã nói lên tầm mức quan trọng của hạnh nguyện ba nghiệp hằng thanh tịnh.

Vả lại lời nói cũng chỉ là danh xưng (Diệc danh vi giả danh), chỉ là khái niệm bao quát mơ hồ, không diễn tả thâm diệu được thực tướng của các Pháp là Vô tướng, Vạn pháp giai Không, Duyên sanh như Huyễn. Đạo tức Pháp giới Nhất chân, vốn không thể lấy lời nói để diễn tả, văn tự để giải bày, nhưng bởi tâm chúng sanh căn cơ sai biệt mà Đạo phải diễn tả thành câu, thành chữ.(phương tiện quyền xảo) Đành rằng ngôn ngữ dùng để diễn đạt tư tưởng, nhưng như trên đã nói, ngôn ngữ chỉ là khái niệm và thuần túy danh từ, không đi sâu vào chân lý thực tại Như Thật được.

Có nhiều trường hợp nên Im Lặng là hữu hiệu hơn.Trong nhân gian người Việt mình, có vài câu chữ Hán như “Thủ khẩu như bình” (giữ miệng như cái bình), hoặc “Đa ngôn đa quá” (nói nhiều thì lỗi nhiều), đó cũng là hậu quả của lời nói không có Chánh Niệm.

Trong 10 điều Tâm Niệm của Luận Bảo Vương Tam Muội có điều thứ 10 là “Oan ức không cần biện bạch”, vì biện bạch là nhân quả chưa xả, càng biện bạch lại càng thể hiện cái ngã si, ngã ái của mình.

Thời xưa ở Trung quốc, Bồ Đề Đạt Ma sau khi trả lời Lương Võ Đế “Ông không có công đức gì cả” cũng đã diện bích tịnh khẩu 9 năm.Chư Tôn Thiền Đức, mỗi lúc cần tịnh tâm thiền định cũng nhập thất một thời gian. Trong sách Thiền có kể câu chuyện trên Hội Linh Sơn, Phật đưa cành hoa sen nhìn đại chúng, đại chúng ngồi ngơ ngác, duy chỉ có Tôn giả Ca Diếp mỉm cười, Phật hiểu ý, thọ ký. Ca Diếp có nói gì đâu, chỉ mỉm cười mà được Phật thọ ký thì đủ rõ ở đây ngôn ngữ đã trở thành vô dụng, nên chỉ là bạc là may lắm rồi, im lặng mới là vàng.

Trong sách “Pháp thiền Tại và Hiện” có kể câu chuyện về một Thiền sư người Nhật như sau : “Ngày nọ một phụ nữ mang thai đi cùng gia đình đến ngôi chùa của một vị sư trầm lặng đắc đạo.Người phụ nữ chỉ vào ông và vu cáo rằng ông ta chính là cha của bào thai trong bụng cô.Gia đình cô la mắng ông về những tội lỗi của ông. Vị Thiền sư lắng nghe một cách nhẫn nại và đáp lời “Thế à”.Họ ra về để rồi trở lại mấy tháng sau với một hài nhi và bỏ nó lại cho ông nuôi.Một lần nữa, ông đáp “Thế à” rồi nhận đứa nhỏ.Vài năm sau họ trở lại để xin lỗi ông về sự lầm lẫn của họ và đem đứa bé về.Vị Thiền sư một lần nữa điềm đạm đáp “Thế à” khi nhìn họ đem đứa bé đi.”

Trình bày lý giải như trên không nhằm ý bác bỏ tất cả lợi ích của lời nói, vì thật ra khi lời nói phát ra từ miệng của một người có tu học, có suy nghĩ đúng chánh pháp thì lời nói đó là chánh ngữ có công năng chuyển hóa mọi khổ đau cho người khác, đem hòa thuận an vui cho mọi loài chúng sanh. Như, nếu một Phật tử thực hành Tứ Nhiếp pháp trong đó lấy Ái ngữ để hòa đồng chung sống với mọi người gần xa, để ai ai cũng hoan hỷ nhẫn nhịn nhau, thì há đó không phải là bố thí pháp có giá trị vô song hay sao ? Chắc hẵn giá trị Ái ngữ (lời nói thương yêu) không phải là bạc, cũng chẳng phải là vàng, mà trên cả bạc và vàng nữa.Trong Bát Chánh Đạo thì Chánh Ngữ là một chi phần làm nhân và quả tương duyên nhau với Chánh Kiến, Chánh Tư Duy…

Những lời của thánh nhân nhất là của Đấng Giác Ngộ Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện giữa thế giới Ta Bà hóa độ chúng sanh trong 49 năm bằng sự thuyết giảng Phật pháp không là sự lân mẫn từ bi, vì thương yêu chúng sanh đau khổ hay sao ? Vậy lời nói của Phật có giá trị bằng gì ? –Không thể nghĩ bàn được.

Giải thích thêm về sự Im Lặng là Vàng ? Trên mặt hiện tượng cũng dễ hiểu, vì im lặng là cảm thông, là nhẫn nhịn hòa đồng, là chấp nhận không phân biệt thị phi hơn thua sai đúng, là cốt cách thong dong… ít gây đổ vỡ trong tình bạn, tình huyết nhục, bà con lân lý, tạo hòa bình trong xã hội, không gây hậu quả chém giết, đả thương, phân rẻ hạnh phúc gia đình người khác … Nói một sự thật mà gây tan vỡ, hư hại, thì nên nói hay im lặng ? Hỏi tức là trả lời, để biết rằng lúc nào cần nói, nói những gì, với đối tượng nào, và lúc nào thì nên hoặc phải im lặng. Trong một số trường hợp, im lặng cũng được hiểu như dồng nghĩa

với tư duy chân chánh, giữ gìn duy trì tam Vô lậu học Giới – Định – Huệ để đạt đến quả Bồ Đề giải thoát, Niết Bàn.Kinh Pháp Cú dạy : “Nếu ai giữ được im lặng trước những lời cay đắng, ác độc, người ấy đắc quả Niết Bàn vì đã không còn phẫn nộ và không có tâm lấy oán trả oán.”

Nhưng im lặng theo một khía cạnh tiêu cực nào đó cũng có nghĩa là ba phải không lập trường, đôi lúc được xem là thái độ vô trách nhiệm hay đồng lõa với tội lỗi… (một trong 14 giới của Tiếp Hiện).Trong những trường hợp này im lặng nhất định không phải là vàng, kể cả bạc cũng không xứng đáng nữa. Theo tinh thần tu học của người Phật tử chân chánh, chúng ta phải vận dụng hướng trình Văn Tư Tu (Văn huệ – Tư huệ – Tu huệ) để biết được lúc nào lời nói là bạc, lúc nào lời nói là vàng, lúc nào im lặng là vàng, lúc nào im lặng là bạc …

Tóm lại, sống thì phải tinh tấn tu học để chuyển hóa thân tâm, tam độc, triền sử phiền não khổ đau, phải có chánh niệm để “NÓI NĂNG NHƯ CHÁNH PHÁP, IM LẶNG NHƯ CHÁNH PHÁP.”


:):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):)

 

【Vietsub】沉默是金 / Im lặng là vàng – Trương Quốc Vinh Leslie Cheung 張國榮《Kình ca Kim khúc 1988》

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com
Xem thêm :  Cách làm bánh su kem mềm ngon khó cưỡng