ISO là gì? Tiêu chuẩn ISO là gì? Các loại ISO hiện nay

Ngày nay, chúng ta mua hàng hóa thì thường có mã số mã vạch và giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2005. Phần lớn chúng ta sẽ không hiểu những quy chuẩn đó nếu bạn là một người tiêu dùng bình thường. Vậy ISO là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu về ISO trong bài viết này nhé!

ISO là gì? Tiêu chuẩn ISO là gì? Các loại ISO hiện nay

1. ISO là gì? Tiêu chuẩn ISO là gì?

ISO là gì? Tiêu chuẩn ISO là gì?

ISO viết tắt của cụm từ International Organization Standardization có nghĩa là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. ISO được thành lập vào ngày 23 tháng 2 năm 1947 tại Geneva, Thụy Sĩ và được tổ chức hơn 160 nước khác nhau. ISO được lập ra với mục đích tạo ra các sản phẩm và dịch vụ an toàn, đáng tin cậy và có chất lượng cao. Các tiêu chuẩn ISO giúp cho doanh nghiệp có thể tung ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn phù hợp để giảm thiểu sai sót và tránh lãng phí trong việc sửa chữa hàng hóa hư hỏng. Với tiêu chuẩn này, chúng ta có thể so sánh các sản phẩm tại các thị trường khác nhau, giúp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp từ các thị trường khác nhau có thể cùng cung cấp những sản phẩm đủ tiêu chuẩn, chất lượng ra thị trường, phát triển thương mại toàn cầu một cách công bằng nhất.        

Xem thêm :  Cách khóa máy tính tạm thời chỉ bằng 1 click

2. Các loại ISO hiện nay

Các loại ISO hiện nay (1)

Có hơn 20 nghìn tiêu chuẩn chất lượng quốc tế khác nhau trên rất nhiều lĩnh vực. Chúng ta cùng tìm hiểu một vài tiêu chuẩn ISO phổ biến dưới đây.

– ISO 9000: Là tiêu chuẩn hệ thống Quản lý chất lượng công bố lần đầu vào năm 1987 được tạo ra để giúp các tổ chức đảm bảo đáp ứng nhu cầu của của khách hàng cùng các bên thứ 3 theo quy định của bộ tiêu chuẩn.

– ISO 9001: Quy chuẩn này được công bố lần đầu vào năm 1994 và vẫn được áp dụng cho đến ngày nay. Bộ quy chuẩn mới nhất của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đó là ISO 9001:2015 được sử dụng để đánh giá hệ thống quản lý chất lượng cho một tổ chức.

– ISO 13485: Đây là hệ thống quản lý chất lượng dành cho lĩnh vực y tế, áp dụng cho các tổ chức tham gia vào việc sản xuất, thiết kế, bảo trì các thiết bị y tế và các dịch vụ liên quan.

– ISO 14001: Đây là tiêu chuẩn quốc tế được ban hành đối với Hệ thống quản lý môi trường. Trong đó, tiêu chuẩn ISO 14001:2015 được sử dụng cho bất kì tổ chức nào muốn thiết lập, cải thiện hệ thống môi trường phù hợp với các yêu cầu và cách chính sách về môi trường.

– ISO 20000: Đây là tiêu chuẩn dành cho hệ thống quản lý dịch vụ và chỉ dành cho những nhà cung cấp dịch vụ lên kế hoạch, triển khai, vận hành và cải thiện hệ thống dịch vụ của mình.

Xem thêm :  Cách tách, chắt, chia file PDF thành nhiều file

– ISO 22000: Tiêu chuẩn này dành cho hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Phiên bản mới nhất của hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đó là ISO 22000:2018.

– ISO 26000: Đây là tiêu chuẩn, nguyên tắc về trách nhiệm xã hội. Quy chuẩn này giúp doanh nghiệp tổ chức các dịch vụ, chia sẻ các phương pháp liên quan đến trách nhiệm xã hội, toàn cầu.

– ISO 27000: Tiêu chuẩn này được ban hành nhằm giúp các tổ chức giữ an toàn thông tin tài sản như thông tin tài chính, bản quyền sở hữu trí tuệ, các giao dịch với bên thứ ba.

– ISO 28000: Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng trong hoạt động kinh doanh và liên kết với nhiều khía cạnh khác trong kinh doanh.

– ISO 30000: đây là tiêu chuẩn đặc biệt được ban hành cho các hệ thống quản lý cơ sở tái chế tàu. Một số uy định về tái chế tàu như: cấp phép tái chế tàu, kiểm tra độ an toàn, mức độ hư hỏng của tàu… trước khi tái chế.

ISO 45001: đây là một tiêu chuẩn dành cho hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Với tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp có thể thiết lập một khuôn mẫu để cải thiện an toàn cho cán bộ công nhân viên, giảm thiểu rủi ro gây ra do tai nạn nghề nghiệp.

Xem thêm :  Cách thay đổi hình nền cho trình duyệt Chrome

– ISO 50001: Bộ quy chuẩn này xây dựng dành cho ngành năng lượng, giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nguồn năng lượng một cách hiệu quả hơn với tiêu chuẩn của một hệ thống quản lý năng lượng.

Các loại ISO hiện nay (2)

Qua bài viết này, chúng ta đã nắm được một số điều cơ bản về tiêu chuẩn ISO cùng với các loại ISO hiện nay. Nếu bài viết này hữu ích, các bạn hãy để lại lời bình luận và ý kiến đánh giá của bạn ở mục bình luận phía dưới nhé! Chúc các bạn một ngày học tập, làm việc hiệu quả và thú vị!



Nguồn tham khảo từ Internet

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật Tại Website Pkmacbook.com