Hoàng đế “keo kiệt” nhất lịch sử trung quốc, tào tháo còn kém xa

Ban Siêu, tự Trọng Thăng, người Phù Phong- An Lăng, là một danh tướng và là nhà ngoại giao triều Đông Hán. Khi Hán Quang Võ Đế mời nhà đại học sĩ Ban Bưu đến chỉnh lý lịch sử triều Tây Hán, hai người con trai của ông là Ban Cố và Ban Siêu, cùng con gái tên là Ban Chiêu cũng theo cha đến học tập văn học và lịch sử. Sau khi Ban Bưu qua đời, Ban Cố làm Lan Đài lệnh sử tiếp tục công việc biên soạn “Hán Thư” của cha, còn Ban Siêu làm công việc sao chép. Hai anh em tính tình rất khác nhau, Ban Cố say mê nghiên cứu và chăm chú viết Hán Thư. Còn Ban Siêu khi nghe tin Hung Nô quấy nhiễu vùng biên giới, liền bỏ bút xuống nói rằng: “Đại trượng phu phải như Phó Giới Tử , Trương Khiên lập công tại dị vực, cớ sao lại bỏ phí quá nhiều thời gian vào việc nghiên bút thế này”, rồi sau đó gác bút tòng quân.

Bạn đang xem: Truyện lịch sử trung quốc hay nhất 2021

Hán Minh Đế cử đại tướng Đậu Cố xuất binh đánh Hung Nô, Ban Siêu được đảm nhiệm chức đại lý tư mã. Do chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công, nên ông được Đậu Cố khen thưởng rồi cử đi sứ Tây vực, liên lạc với các nước cùng chống lại Hung Nô.

Ban Siêu vất vả dặm trường trước tiên đến nước Thiền Thiện, vua nước này ban đầu tỏ ra rất cung kính và tiếp đón họ như khách quý. Mấy hôm sau, vua Hung Nô cũng cử sứ giả đến liên lạc với nước Thiền Thiện, chúng tìm mọi cách nói xấu nhà Hán, nên vua nước Thiền Thiện dần dần tỏ ra lạnh nhạt với Ban Siêu, thậm trí còn nảy sinh ý thù địch. Ban Siêu thấy vậy bèn lập tức triệu tập những người cùng đi bàn đối sách, họ quyết định trước tiên giết chết sứ giả Hung Nô để gây sức ép với vua nước Thiền Thiện. Tuy tình thế rất nguy hiểm, nhưng Ban Siêu vẫn không hề nao núng. Nửa đêm hôm đó, ông đã dẫn 36 người xông vào dinh sứ giả Hung Nô phóng hỏa, chém giết. Hung Nô không hề phòng bị, liền bị chém chết hơn 30 người, còn hơn trăm người khác đều bị thiêu chết. Ngày hôm sau, Ban Siêu mời vua nước Thiền Thiện đến, rồi sách thủ cấp sứ giả Hung Nô ra cho nhà vua xem, sau đó dùng lời lẽ khuyên răn. Nhà vua bấy giờ mới chịu thần phục, đồng ý cùng nhà Hán thiết lập quan hệ hữu hảo.

Ban Siêu hoàn thành sứ mệnh trở về Lạc Dương, được Hán Minh Đế khen ngợi, thăng làm Quân Tư Mã. Sau đó, Ban Siêu lại nhận được lệnh xuất sứ Vu Điền. Khi Ban Siêu đến bày tỏ nguyện vọng của nhà Hán muốn đặt quan hệ hữu hảo với Vu Điền. Vua nước này vì sợ quân Hung Nô, nên thái độ tỏ ra hết sức lạnh nhạt.

Bấy giờ, có một thầy phù thủy mách vua Vu Điền rằng: “Sứ giả nhà Hán có một con ngựa tốt, nên dắt về mổ tế thần, để thần minh phù hộ cho đại vương”. Vua Vu Điền nghe vậy liền cử người sang chỗ Ban Siêu để lấy ngựa. Ban Siêu nói: “Ngựa có thể cho, nhưng hãy bảo thầy phù thủy tự sang đây mà dắt về”. Người này trở về báo lại với nhà vua, thầy phù thủy tỏ ra rất hý hửng bèn cùng viên tể tướng nghênh ngang đến lấy ngựa. Ban Siêu chẳng nói chẳng rằng liền chặt phăng đầu thầy phù thủy, rồi nọc viên tể tướng ra đánh cho mấy trăm roi. Sau đó, tay sách thủ cấp thầy phù thủy đến gặp vua Vu Điền trách rằng: “Những ai không muốn hữu hảo với triều đình nhà Hán, thì cũng sẽ như thầy phù thủy này”. Vua Vu Điền vốn đã nghe nói về những việc làm của Ban Siêu ở nước Thiền Thiện, sợ đến kinh hồn bạt vía, bèn lập tức bày tỏ nguyện cùng thiết lập quan hệ hữu hảo với triều nhà Hán.

Về sau, Ban Siêu vẫn tiếp tục xuất sứ các nước Tây vực, giúp đỡ những nước này vùng thoát khỏi sự ràng buộc và nô dịch của Hung Nô, khiến hơn 50 nước ở Tây vực đều quy thuộc triều Đông Hán. Vào một lần khác, khi Ban Siêu được lệnh chuẩn bị trở về Lạc Dương, các vương hầu, khanh tướng nước Su Lơ, nước Vu Điền v v, đều ứa nước mắt ôm lấy chân ngựa không nỡ cho ông về. Ban Siêu rất cảm động, liền viết thư lên triều đình yêu cầu cho mình ở lại Tây vực. Ban Siêu xuất sứ Tây vực từ năm 40 tuổi, đến năm 71 tuổi mới trở về Lạc Dương, sinh sống ở Tây vực 31 năm, đã bảo vệ cho nhà buôn đi lại trên con đường tơ lụa, khiến mối quan hệ giữa nội địa và Tây vực càng thêm gắn bó.

Năm 97 công nguyên, khi Ban Siêu nhậm chức Đô Hộ Tây Vực, đã cử sứ giả Cam Anh xuất sứ Đại Tần. Cam Anh đến vịnh Péc Xích thì bị biển chắn lối. Tuy lần xuất sứ này không đến được Đại Tần, nhưng đã phong phú thêm sự hiểu biết đối với các nước Trung Á, tạo điều kiện có lợi cho việc phát triển giao thông giữa TQ và phương tây sau này.

________________________________________

Lão đang ích tráng

Hán Quang Võ Đế – Lưu Tú đã dựa vào vũ lực đoạt được thiên hạ, có 28 thủ hạ của ông từng lập nên công trạng to lớn. Sau khi Lưu Tú băng hà, Hán Minh Đế-Lưu Trang đã đặt tượng 28 người này trên vân đài của Nam cung, gọi là “Vân đài nhị thập bát tướng”. Nhưng ngoài 28 vị này ra, còn có một viên đại tướng, đó là lão tướng Mã Viện.

Mã Viện tự Văn Uyên, người Phù Phong, Mậu Lăng (Tức miền đông bắc huyện Hưng Bình, tỉnh Thiểm Tây ngày nay), là một nhà quân sự nổi tiếng thời Đông Hán, được phong làm Tân Tức Hầu. Tổ tiên Mã Viện là danh tướng thời Chiến Quốc-Triệu Tư. Triệu Tư từng đánh bại quân Tần, lập chiến công hiển hách, được Triệu Huệ Văn Vương phong hiệu “Mã Phục Quân”, nên các con cháu của ông đều đổi ra họ Mã.

Khi Mã Viện còn làm đốc bưu ở Quận Trung. Một hôm, khi trên đường áp giải tù nhân sang phủ Tư Mệnh, vì quá thương tù nhân, nên ông đã thả họ về rồi bỏ trốn sang quận Bắc Địa sống bằng nghề chăn nuôi, nhiều người được tin đều kéo đến theo ông. Ông thường nói với đám môn khách rằng: “Đại trượng phu muốn lập chí, nghèo thì phải vững vàng, già mà vẫn coi mình như thời còn trẻ khỏe. Phàm là của cải tài sản, nó đáng quý là ở chỗ đem bố thí và biếu tặng cho mọi người, bằng không thì mình sẽ trở thành kẻ bo bo giữ của trong nhà mà thôi”. Do đó, ông đã chia một phần tài sản của mình cho bạn bè, còn bản thân mình thì sống cuộc đời hết sức đạm bạc.

Năm Kiến Võ thứ 8, Quang Võ Đế tự thống lĩnh quân mã đi thảo phạt Khôi Hiu. Mã Viện đem gạo ra đắp thành sa bàn, rồi hiến kế cho nhà vua cách dụng binh, phân tích tình hình hết sức thấu đáo. Hán Quang Đế thấy vậy phấn khởi nói: “Kẻ địch khác nào nằm gọn trong tầm tay ta”. Sau đó, đại quân của Khôi Hiu nhanh chóng bị tiêu diệt. Mã Viện dùng gạo đắp sa bàn là một nguyên nhân quan trọng khiến trận đánh này giành được toàn thắng, đồng thời cũng là một sự sáng tạo trong lịch sử chiến tranh.

Năm Kiến Võ thứ 11, bộ tộc người Khương vẫn thường xuyên quấy nhiễu miền biên thùy, Hán Quang Đế cử Mã Viện ra làm Quận thú Quận Lũng Tây, ông dẫn đầu quân sĩ xông pha trận mạc, bắp đùi ông bị quân giặc bắn thủng. Hán Quang Đế được tin liền tặng cho ông mấy nghìn con bò cừu, nhưng Mã Viện vẫn như trước đem phân chia cho các tướng sĩ. Đến năm Kiến Võ thứ 13, thủ lĩnh người Khương liên hợp với các bộ lạc ở biên giới phát động nổi loạn. Khi Mã Viện dẫn quân đến nơi thì phát hiện người Khương chiếm cứ trên đỉnh núi. Ông bèn đóng quân vây chặt, cắt đứt nguồn nước, khiến người Khương lâm vào cảnh khốn quẫn, thủ lĩnh người Khương dẫn hơn mấy trăm nghìn hộ trốn ra miền biên giới, còn lại hơn chục nghìn người đều bị bắt làm tù binh. Từ đó, Lũng Hữu được yên ổn. Mã Viện làm thái thú Lũng Tây được 6 năm. Hán Quang Võ Đế phong ông làm Phục Ba tướng quân. Sau đó, ông dẫn quân đánh bại Giao Chỉ, được triều đình phong làm Tân Tức Hầu.

Năm Kiến Võ thứ 24, miền nam xảy ra bạo loạn, Mã Viện lúc đó tuy đã 62 tuổi, mà vẫn xin phép đi nam chinh. Ông dẫn quân đến đóng tại Hồ Đầu, chiếm cứ nơi hiểm yếu, giữ chặt cửa ải, nhưng vì khí trời nóng bức, có rất nhiều binh sĩ bị chết vì say nắng, bản thân ông cũng bị bệnh nặng, tình hình vô cùng nguy khốn, ông bèn ra lệnh cho các tướng sĩ đào hầm ở bên bờ sông để tránh nắng. Giữa lúc này, tên Cảnh Thư đã mật báo cho Hán Quang Võ Đế biết rõ tình hình, nhà vua bèn cử trung lang tướng Lương Tùng ra thôi thúc và giám sát quân đội của Mã Viện.

Nhưng khi Lương Tùng đến nơi thì Mã Viện đã qua đời. Mã Viện sinh thời vẫn thường ăn một loại thực vật gọi là Ý dĩ, loại thực vật này có thể điều trị bệnh phong thấp gân cốt, loại trừ tà phong, ông chất đầy một xe đem về nhà làm giống, mọi người thấy vậy đều lầm tưởng là đặc sản quý hiếm của miền nam, họ không được chia đều ấm ức, rồi đặt điều nói xấu Mã Viện. Sau khi Mã Viện qua đời, Mã Võ, Hầu Lập và một số người khác đều nói Mã Viện đích thực có đưa về một xe đồ vật quý hiếm, Hán Quang Võ Đế nghe vậy vô cùng tức giận. Người nhà Mã Viện không hiểu tại sao nhà vua lại tức giận, cũng chẳng hiểu Mã Viện đã phạm tội gì, nên đều lo lắng không yên. Thi hài của Mã Viện được đưa về rồi vội mai táng, bạn bè thân thích của ông đều không ai dám đến viếng tang. Khi vợ con Mã Viện đến triều đình nhận tội, nhà vua đưa bản tấu chương của Lương Tùng ra cho họ xem, bấy giờ mọi người mới vỡ lẽ đây là một sự hiểu nhầm. Vợ Mã Viện đã 6 lần dâng thư minh oan, Hán Quang Võ Đế mới ra lệnh hậu táng cho Mã Viện. Năm Kiến Sơ thứ 3, Tiêu Tông cử năm cung trung lang tướng làm lễ truy phong Mã Viện là Trung Thành Hầu.

________________________________________

Vương Mãng cải chế

Vương Mãng

*

Vương Mãng sinh năm 45 trước công nguyên, mất vào năm 23 công nguyên, làm vua triều mới trong 15 năm, là một trong những nhân vật được lịch sử TQ tranh luận nhiều nhất trong gần 2000 năm nay, có người gọi ông là nhà cải cách, có người chê trách ông là một người ngông cuồng phục cổ, có người ví ông là “Chu Công tái thế”, là tấm gương của trung thần hiếu tử, cũng có người gọi ông là tên trùm sỏ gian hùng tặc tử, vân vân và vân vân.

Hán Thành Đế là một ông vua hoang dâm, sau khi lên làm vua , mọi quyền hành nhà nước đều rơi vào tay họ hàng bên ngoại, các anh em của Hoàng thái hậu Vương Chính Quân đều được phong hầu, trong đó Vương Phượng được phong làm đại tư mã, đại tướng quân. Sau khi lên nắm quyền, mấy anh em và con cháu của Vương Phượng đều hoành hành ngang ngược, ăn chơi xa xỉ, chỉ có thằng cháu Vương Mãng vì cha mất sớm là không dính vào tật xấu này, cậu rất bình thường như bao người học hành khác, sống rất cần kiệm, mọi người đều nói Vương Mãng là một người tốt nhất trong số các con cái của nhà họ Vương. Sau khi Vương Phượng qua đời, hai người anh của Vương Phượng lần lượt thay nhau làm tư mã, về sau mới đến lượt Vương Mãng. Vương Mãng chủ trương chiêu hiền nạp sĩ, nên được khá đông người xin theo.

Sau khi Hán Thành Đế mất chưa đầy 10 năm, mà đã đổi thay hai ông vua, đó là Ai Đế và Bình Đế. Khi Hán Bình Đế lên ngôi mới được 9 tuổi, quyền hành nhà nước đều nằm trong tay Đại tư mã Vương Mãng. Những kẻ tâng bốc đều nói Vương Mãng là công thần giữ cho triều nhà Hán được yên ổn, họ xin với Hoàng Thái Hậu phong Vương Mãng làm An Hán Công.

Vương Mãng không muốn chịu phong, thì càng có nhiều người yêu cầu Hoàng Thái Hậu gia phong. Số đại thần, quan lại địa phương và dân chúng dâng thư yêu cầu đã lên tới hơn 480 nghìn người. Có người còn thu tập văn tự ca tụng Vương Mãng, cộng hơn 30 nghìn chữ. Vương Mãng uy tín càng cao, càng có lắm kẻ tâng bốc thì Hán Bình Đế càng cảm thấy Vương Mãng thật đáng sợ, thật đáng ghét. Vì Vương Mãng không cho phép mẹ vua ở bên cạnh vua, và giết sạch họ hàng bên cậu của vua. Hán Bình Đế dần dần khôn lớn, thì không sao tránh khỏi bộc lộ nỗi oán giận. Khi các đại thần đến chúc thọ Hán Bình Đế, Vương Mãng đã dâng cho nhà vua một chén thuốc độc, nhà vua uống xong mấy ngày sau thì băng hà. Vương Mãng lại còn giả bộ khóc lóc rất thảm thiết. Hán Thành Đế mất vào năm 14 tuổi, chưa có con cái. Vương Mãng bèn đưa một đứa trẻ hai tuổi trong vương thất họ Lưu ra lập làm Hoàng thái tử. Còn mình tự xưng là “Giả hoàng đế”.

Có một số quan chức muốn làm nguyên huân dựng nước, họ đã khuyên Vương Mãng lên ngôi vua, bản thân Vương Mãng cũng cảm thấy mình là vua tạm thời không bằng làm một ông vua thật. Nên đám người xu nịnh tâng bốc này liền nặn ra rất nhiều điều mê tín để lường gạt người. Nào là đã tìm thấy sách nói “Vương Mãng là chân mệnh thiên tử “, nào là đã phát hiện một cái tráp đồng trong miếu Hán Cao Tổ nói rằng “Hán Cao Tổ nhường ngôi cho Vương Mãng” v v, Vương Mãng nổi tiếng là người luôn từ chối thăng phong, thì lần này không còn từ chối nữa.

Xem thêm :  Giá dâu tây đà lạt

Năm thứ 8 công nguyên, Vương Mãng chính thức lên ngôi hoàng đế, đổi quốc hiệu là Tân, thủ đô vẫn đặt tại Tràng An. Vương triều Tây Hán bắt đầu từ thời Hán Cao Tổ xưng đế, đã thống trị được 210 năm. Vương Mãng lên ngôi vua liền bắt đầu phục cổ cải chế, ra lệnh biến pháp. Một là, đem đất đai trong cả nước sửa làm “Vương điền”, không cho phép mua bán. Hai là, gọi nô tỳ là “Tư thuộc”, không cho phép mua bán. Ba là, đặt ra giá cả, cải cách tiền tệ. Có những cải cách nghe ra rất hợp lý, nhưng đều thực thi không đâu vào đâu. Do bị quý tộc và cường hào phản đối, nên chế độ cải cách ruộng đất và việc tư thuộc nô tỳ đều không thể nào thi hành được. Quyền ổn định giá cả đều nằm trong tay quý tộc quan liêu, họ lợi dụng chức quyền buôn gian bán lậu, tham ô bắt chẹt, ngược lại càng làm tăng thêm nỗi thống khổ cho nhân dân.

Tiền tệ cải cách đã mấy lần, mà càng cải cách mệnh giá càng nhỏ, trị giá càng cao, dân chúng vô tình bị mất oan một khoản tiền. Nên việc phục cổ cải cách không những bị nông dân phản đối, mà nhiều địa chủ cỡ trung tiểu cũng không ủng hộ. Ba năm sau, Vương Mãng lại ra lệnh, vương điền, nô tỳ đều có thể mua bán. Vương Mãng còn muốn mượn cớ chiến tranh đối ngoại để làm dịu mâu thuẫn trong nước, việc này đã dẫn tới bị Hung Nô, các bộ tộc ở Tây vực và Tây nam phản đối. Quan bức thì dân phản, nên năm 25 công nguyên, Lưu Tú đã khởi binh lật đổ Tân vương triều của Vương Mãng, vương triều Đông Hán ra đời.

________________________________________

Chiêu Quân xuất tái

*

“Chiêu Quân xuất tái”,tức nàng Vương Chiêu Quân ra miền biên thùy phía bắc Trường Thành.

Thời Tây Hán, giữa triều nhà Hán và Hung Nô vẫn thường xuyên xảy ra chiến loạn. Năm 33 trước công nguyên, vua nam Hung Nô- Hu Han Sia đến Tràng An xưng thần, đồng thời đã chủ động nêu ra ý định muốn kết làm thân gia với triều nhà Hán, cùng bảo vệ an ninh miền biên cương. Đây là một sự kiện lớn trong đời sống chính trị giữa nhà Hán và Hung Nô, nếu việc kết thân thành công thì chiến tranh sẽ chấm dứt, hai nước sẽ cùng chung sống hòa bình.

Việc kết thân thường thường là công chúa hoặc con gái vương thất, nhưng lần này Hán Nguyên Đế quyết định chọn người trong đám cung nữ, nhà vua liền cử người đến hậu cung truyền rằng: “Ai tình nguyện đi Hung Nô thì trẫm sẽ đối xử với người đó như công chúa”. Các cung nữ ở đây đều được chọn từ thôn quê lên, họ bị đưa vào hoàng cung có khác nào chim bị nhốt trong lồng, họ những mong có một ngày nào đó được thoát ra ngoài cung. Nhưng khi nghe nói phải xa lìa tổ quốc đi Hung Nô, thì người nào người nấy đều im lặng lắc đầu. Duy có một cung nữ tên là Vương Tường, tự Chiêu Quân, rất xinh đẹp lại có học thức, vì việc lớn trăm năm của mình đã mạnh dạn đăng ký nguyện gả sang Hung Nô. Viên quản sự thấy vậy liền về báo với Hán Nguyên Đế. Nhà vua dặn viên đại thần quản sự chọn ngày lành tháng tốt, rồi tổ chức lễ thành hôn cho hai người tại Tràng An.

Vua Hung Nô- Hu Han Sia được một người vợ trẻ đẹp, thì trong lòng mừng không sao tả xiết. Khi hai người đến tạ ân Hán Nguyên Đế, nhà vua thấy nàng Chiêu Quân đẹp lộng lẫy thì tỏ ra vô cùng hối tiếc, muốn giữ nàng lại thì bấy giờ đã quá muộn. Trong truyền thuyết có nói, khi Hán Nguyên Đế về cung, nhà vua càng nghĩ càng tức giận, bèn gọi người đem tranh vẽ hình nàng Chiêu Quân khi vào cung ra xem, hình vẽ tuy hơi giống, nhưng vẫn không sao đáng yêu bằng nàng Chiêu Quân thật.

Nguyên là năm Chiêu Quân 17 tuổi, chính vào năm Hán Nguyên Đế ra lệnh tuyển lựa mỹ nữ trong thiên hạ, Chiêu Quân bị đưa vào hậu cung. Nhà vua lúc bấy giờ hoang dâm vô độ, ngoài tam cung lục viện ra, còn có hàng nghìn cung nữ, thực là giai nhân mỹ nữ vô số, cơ bản không thể nào gặp mặt hết lượt các cung nữ, đành phải mời thợ vẽ đến vẽ hình họ để nhà vua xem, nhà vua ưng ý người nào thì điểm triệu người đó. Do đó, không thể nào tránh khỏi sự sai lệnh giữa hình vẽ và người thực, nên thợ vẽ đã trở thành nhân vật quan trọng liệu cung nữ có được nhà vua điểm triệu hay không. Một số cung nữ vì muốn được nhà vua chú ý đến, đã bỏ ra rất nhiều tiền mua chuộc thợ vẽ, để vẽ hình mình còn đẹp hơn cả Tây Thi. Trong số này chỉ có Chiêu Quân là không làm như vậy, nàng biết rõ mình rất đẹp, nên đã từ chối hối lộ cho thợ vẽ, việc này đã làm mếch lòng thợ vẽ Mao Diên Thọ, mặc dù hắn biết rất rõ nàng Chiêu Quân có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, nhưng hắn muốn nàng suốt đời không được nhà vua để ý tới, nên đã cố ý vẽ lên khuôn mặt nàng một nốt ruồi rất to để trả thù nàng. Hán Nguyên Đế biết được việc này bèn lôi Mao diên Thọ ra chém chết.

________________________________________

Trương Khiên thông Tây vực

Trương Khiên là một sứ giả hứu hảo ngoại giao có ảnh hưởng đầu tiên trong lịch sử TQ.

Bấy giờ sự giao lưu giữa nhà Hán và Hung Nô đang gay gắt, triều nhà Hán đang chuẩn bị một cuộc chiến tranh chống trả Hung Nô. Trong một trường hợp ngẫu nhiên, Hán Võ Đế qua tra hỏi tù binh Hung Nô được biết ở Tây Vực có một quốc gia gọi là Đại Nguyệt Thị, vua nước này bị vua Hung Nô giết chết, rồi lấy hộp sọ làm bầu đựng rượu. Nguyệt Thị Vương vốn muốn báo thù cho cha, nhưng ngặt vì không có người trợ giúp. Hán Võ Đế biết được tin này rất muốn liên hợp với Đại Nguyện Thị, nên đã quyết định cử lang quan Trương Khiên làm sứ giả đi làm việc này.

Năm Kiến Nguyên thứ 2, tức năm 139 trước công nguyên, Trương Khiên và một hướng đạo người Hung Nô tên là Đường Ấp Phụ, dẫn hơn trăm người xuất phát từ Lũng Tây?Tức vùng Cam Túc hiện nay??họ ngày đi đêm nghỉ, vất vả đường trường, nhưng dọc đường bị không may bị quân Hung Nô bắt làm tù binh. Nhằm lung lạc Trương Khiên, Hung Nô đã cưới vợ cho ông và sinh được một mụn con trai, rồi việc giam lỏng này kéo dài tới 10 năm trời, mặc dù vậy vẫn không sao lay chuyển được quyết tâm hoàn thành sứ mệnh thông Tây vực của Trương Khiên, các đồ sính lễ mà ông mang theo vẫn giữ nguyên bên mình.

Vào một buổi tối, Trương Khiên nhân thấy bọn lính lơ là việc canh phòng, liền dẫn đám người của mình trốn khỏi Hung Nô, họ vượt qua muôn vàn khó khăn, cuối cùng mới đến được nước Đại Nguyệt Thị. Nhưng tình hình nước Đại Nguyệt Thị lúc này đã có sự đổi thay to lớn. Sau khi nước này di rời đến lưu vực Vị Thủy, đã trinh phục được nước láng giềng Đại Hạ?Tức miền bắc Áp ga ni xtan?rồi quyết định an cư lạc nghiệp tại đây?không còn muốn chống chọi với Hung Nô nữa. Hơn nữa, họ cho rằng nhà Hán cách mình quá xa, cơ bản không thể liên hợp cùng chống Hung Nô. Trương Khiên đi khảo sát các nơi của Đại Hạ, rồi năm sau lên đường về nước. Nhưng dọc đường ông lại bị Hung Nô bắt giữ, bị giam đến hơn một năm trời. Đến năm Nguyên sóc thứ 3, tức năm 126 trước công nguyên, Hung Nô xảy ra nội loạn, Trương Khiên nhân đó dẫn vợ và trợ thủ Đường Ấp Phụ trốn về nhà Hán. Sau khi chăm chú lắng nghe Trương Khiên báo lại tình hình Tây vực, Hán Võ Đế vô cùng phấn khởi, liền phong ông làm Thái Trung Đại Phu. Trương Khiên xuất sứ trước sau mất 13 năm, đã khi khắp các nơi trung Á và tây Á, là một người Trung Nguyên đầu tiên đi các nước Tây vực.

________________________________________

Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh

Vệ ThanhHoắc Khứ Bệnh

*

Vệ Thanh người Bình Dương, nguyên họ Trịnh, ban đầu địa vị thấp hèn, cha là Trịnh Quý làm Trung tiểu lại trong huyện, cộng sự với với Bình Dương Hầu -Tào Thọ, từng thông dâm với Vệ Ổn vợ lẽ của Bình Vương Hầu, sinh được Vệ Thanh. Vệ Thanh làm người hầu trong nhà Bình Vương Hầu, thời còn nhỏ về quê cha đẻ phải đi chăn cừu, các con cái của vợ cả Trịnh Quý đều đối đãi với Vệ Thanh như một người nô bộc, chứ không coi là anh em máu mủ.

Sau khi khôn lớn, Vệ Thanh làm kỵ binh trong nhà Bình Dương Hầu, hàng ngày bảo vệ bên cạnh quận chúa Bình Dương. Mùa xuân năm 139 trước công nguyên, tức năm Kiến Nguyên thứ 2 Hán Võ Đế, người chị gái của Vệ Thanh là Vệ Tử Phu vào cung và được Hán Võ Đế sủng ái. Vì hoàng hậu không có con trai, nên khi được tin Vệ Tử Phu mang bầu, thì vô cùng ghen tức, bèn cử người ra bắt Vệ Thanh. Vệ Thanh bị bắt nhưng được một người bạn thân tên là Công Tôn Ngao cứu thoát. Hán Võ Đế biết được tin này rất bực cho hoàng hậu, liền phong Vệ Tử Phu làm phu nhân, còn Vệ Thanh cũng do đó trở thành Thái Trung Đại Phu, Vệ Thanh vì họa gặp phúc cuối cùng đã bước lên vũ đài chính trị. Theo đà chị gái ngày càng được nhà vua sủng ái, thì Vệ thanh càng chiếm địa vị quan trọng trong con mắt của nhà vua.

Hán Võ Đế vốn đã sắp đặt một kế hoạch lớn, đó là tấn công Hung Nô, nhưng ngặt vì các nhân tài như Đậu Anh và Quán Phu đều phạm tội đã bị giết chết, còn Hàn An Quốc thì tuổi đã cao, ngoài Lý Quảng còn có thể tác chiến ra, trong tay Hán Võ Đế chẳng còn quân cờ nào thích hợp cả. Nay thấy cậu Vệ Thanh là người có thể tin dùng, bèn quyết định để Vệ Thanh gánh vác trọng trách tác chiến với Hung Nô.

Năm Nguyên Sóc thứ 5, Vệ Thanh cùng 4 viên đại tướng dẫn 30 nghìn kỵ binh tiến đánh Hung Nô. Còn một đạo quân khác của quân Hán thì do Lý Tức và Trương Thứ chỉ huy. Hữu hiền vương Hung Nô những tưởng quân Hán không thể nào tiến sâu vào doanh trại của mình, nên đã lơ là cảnh giác, uống rượu say khướt. Ngờ đâu bị Vệ Thanh đánh tập kích vào ban đêm, ngoài Hữu Hiền Vương cùng hơn trăm người chạy thoát ra, còn toàn bộ quân Hung Nô đều bị bắt làm tù binh. Trận thắng này đã khiến quyền lực của Vệ Thanh đạt tới đỉnh cao trong suốt cuộc đời mình.

Vệ Thanh được Hán vương Lưu Thiết phong làm đại tướng quân, thống lĩnh toàn bộ quân Hán, cậu bé chăn cừu thuở nào thật không ngờ lại có cuộc đời vinh hoa phú quý như ngày nay. Nhà vua lại gia phong cho ba người con trai của Vệ Thanh làm Hầu, mặc dù ba người này vẫn còa là trẻ thơ. Vệ Thanh thoái thác rằng: “Thần đánh thắng mấy trận đều là nhờ vào công lao của các tướng sĩ, ba người con của thần đều còn nhỏ tuổi, chưa làm nên việc gì cả, nếu hoàng thượng phong chúng là Hầu, thì làm sao có thể khích lệ được các tướng sĩ lập công?”. Hán Võ Đế nghe xong như sực tỉnh, liền phong 7 vị tướng của Vệ Thanh làm Hầu.

Vệ Thanh đánh Hung Nô lần cuối cùng là vào năm Nguyên Thủ thứ 4, ông cùng cháu ngoại là phiêu kỵ tướng quân Hoắc Khứ Bệnh chia quân làm hai đường tiến đánh Hung Nô. Đây là thời kỳ diều gặp gió của Hoắc Khứ Bệnh, viên tiểu tướng này cũng được vua Hán mến mộ như Vệ Thanh năm xưa, Vệ Thanh nay đã già nua, thời đại Vệ Thanh đã kết thúc, thời đại Hoắc Khứ Bệnh trẻ khỏe, anh dũng, thiện chiến bắt đầu.

Hoắc Khứ Bệnh lúc đó mới 17 tuổi dẫn 800 kỵ binh đánh tập hậu, chén chết hơn 2 nghìn quân Hung Nô, bắt sống tể tướng, giết chết ông tổ và bố nuôi của vua Hung Nô. Hoắc Khứ Bệnh oai dũng nhất toàn quân, được phong làm Quán Quân Hầu, sau lại gia phong làm Đại Tư Mã, uy danh còn vượt hơn cả Vệ Thanh, có rất nhiều bộ tướng của Vệ Thanh đã tới tấp chuyển sang theo Hoắc Khứ Bệnh.

Xem thêm: Xem Phim 7 Viên Ngọc Rồng Siêu Cấp 129 Hd Vietsub, Dragon Ball Super Tập 129 Season 3

Năm Nguyên Thủ thứ 6?Tức năm 117 trước công nguyên, Hoắc Khứ Bệnh lâm bệnh mất tại Tràng An, hưởng thọ 23 tuổi.

Hoắc Khứ Bệnh sinh thời từng 4 lần cầm quân tiến đánh Hung Nô, đều giành toàn thắng, tiêu diệt hơn 110 nghìn tên địch, gọi hàng hơn 40 nghìn dân Hung Nô, mở ra miền đất Hà Tây, Tửu Tuyền, phá tan được sự uy hiếp của Hung Nô đối với triều nhà Hán, là người tác chiến dũng mãnh, một thiên tài quân sự trong lịch sử TQ.

________________________________________

Phi tướng quân Lý Quảng

Lý Quảng tòng quân từ tuổi thiếu thời, suốt đời chống trả Hung Nô. Ông tác chiến dũng mãnh, diệt được nhiều giặc, nên được Hán Văn Đế rất khen ngợi. Mấy năm sau, Hán Cảnh Đế lên ngôi, ông được phong làm Kỵ Lang Tướng, trở thành tướng quân kỵ binh hộ vệ bên cạnh Hán Cảnh Đế. Khi Ngô Vương và Sở Vương nổi loạn, Lý Quảng lúc đó với quan chức là kỵ binh Đô úy đã cùng Thái úy Chu Á Phu đi dẹp loạn, ông cướp được quân kỳ của quân phiến loạn dưới chân thành Xương Ấp, lập nên chiến công hiển hách. Sau khi dẹp loạn xong, Lý Quảng được điều đến làm Thái thú ở miền biên thùy tây bắc, để chống trả sự xâm lấn của Hung Nô.

Xem thêm :  Top 9 ga tàu điện ngầm đẹp nhất thế giới

Có một lần, Hung Nô tấn công vào Thượng Quận, Hán Cảnh Đế cử một người thân cận đến giúp Lý Quảng, trong khi người này cùng mười tên vệ sĩ ra ngoài dạo chơi thì chạm trán với ba kỵ binh Hung Nô, đám vệ sĩ đều bị bắn chết, còn viên thân tùy cũng bị trúng tên đang tháo chạy. Lý Quảng được tin bèn dẫn trăm kỵ binh ra cứu ứng, ông bắn chết hai tên Hung Nô, còn một tên bị bắt sống, nhưng khi ông vừa buộc tên tù binh lên ngựa, thì bỗng thấy mấy nghìn kỵ binh Hung Nô kéo tới, chúng chiến lĩnh trên một gò đất cao, các binh sĩ của Lý Quảng thấy vậy toan thúc ngựa bỏ chạy, Lý Quảng thét bảo rằng: “Chúng ta hiện cách xa đại quân những mười dặm, chạy thì tất chết, nếu ta không chạy thì bọn chúng sẽ lầm tưởng ta bày kế dụ địch, mà không dám tấn công chúng ta”. Sau đó ông dẫn quân sấn vào đám kỵ binh Hung Nô, khi hai bên cách nhau chừng hai dặm, ông ra lệnh cho quân lính xuống ngựa, tháo bỏ yên cương. Quân Hung Nô thấy vậy chẳng hiểu ra sao, vội cử một tên sĩ quan ra thám thính, Lý Quảng phi ngựa ra trước trận, giương cung bắn chế tên này rồi ung dung quay ngựa trở về. Đến nửa đêm hôm đó, bọn Hung Nô nghi ngờ quân Hán sẽ đến tập kích, nên vội rút quân về.

Năm 140 trước công nguyên, Hán Võ Đế lên nối ngôi, lại điều Lý Quảng làm Vệ úy ở Vị Ương. Bốn năm sau, Khi Lý Quảng dẫn quân ra Nhạn Môn Quan, thì bị quân Hung Nô đông hơn gấp bội bao vây, vua Hung Nô vốn hâm mộ oai danh của Lý Quảng, nên ra lệnh cho quân lính bắt sống ông. Lý Quảng bị bắt làm tù binh, nhưng trên đường áp giải, ông đã phi thân đoạt ngựa quân địch, bắt chết nhiều tên kỵ binh đuổi theo, rồi cuối cùng trở về dinh quân Hán. Từ đó, ông được Hung Nô đặt danh hiệu là “Phi tướng quân của quân Hán”. Sau khi về triều, Lý Quảng bị vua Hán cách quân chức, giáng xuống làm thứ dân.

Mấy năm sau, Hung Nô giết chết thái thú Liêu Tây, đánh bại tướng quân Hàn An Quốc. Hán Võ Đế lại phải nhiệm dụng Lý Quảng đến làm Thái thú Hữu Bắc Bình, quân Hung Nô được tin “Phi tướng quân” trấn giữ ở Hữu Bắc Bình, trong mấy năm trời không dám bén mảng tới.

Năm 120 trước công nguyên, Lý Quảng dẫn 4 nghìn kỵ binh tấn công Bắc Bình, phối hợp với Trương Khuyên đánh vào Hung Nô. Khi đoàn quân vừa đi được mấy trăm dặm thì đột nhiên bị Tả hiền vương Hung Nô dẫn 40 nghìn kỵ binh bao vây, quân Hán bị thiệt hại quá nửa, mà tên cũng đã bắn gần hết. Lý Quảng lệnh cho quân sĩ chỉ giương cung chứ không bắn, còn mình thì liên tục bắn chết mấy tướng lĩnh của Hung Nô, khiến quân Hung nô vô cùng hoảng sợ, không dám manh động. Hôm sau, chủ lực quân Hán kéo đến giải thoát Lý Quảng ra khỏi trùng vây.

Năm 119 trước công nguyên, khi đại tướng Vệ Thanh dẫn quân tiến đánh Hung Nô, Lý Quảng lúc đó đã hơn 60 tuổi cũng tham gia chiến dịch này. Vệ Thanh hỏi tù binh nắm được nơi trú quân của vua Hung Nô, ông muốn tự mình lập công, bèn ra lệnh cho Lý Quảng làm tiên phong dẫn quân đánh về hướng đông, còn mình thì chỉ huy quân đuổi bắt vua Hung Nô. Lý Quảng thấỵ đánh chẳng có kết quả gì, bèn hợp quân với đại tướng Triệu Thực Kỳ rời hướng đông, nhưng vì đường rất khó đi lại không có hướng đạo, nên bị lạc đường. Bấy giờ, Vệ Thanh đánh vào nơi trú quân của Hung Nô, vua Hung Nô trốn thoát. Vệ Thanh không lập được công cán gì, trên đường rút quân về thì gặp cánh quân của Lý Quảng. Vệ Thanh cử người đem rượu thịt đến khao thưởng Lý Quảng, và hỏi rõ nguyên do bị lạc đường. Khi Vệ Thanh gặp Thiên tử liền đổ hết tội để vua Hung Nô trốn thoát lên đầu tướng quân Triệu Thực Kỳ, nhưng bị Lý Quảng cựa lực phản đối. Vệ Thanh tức tối liền sai người đến sức quan viên thuộc hạ của Lý Quảng đến trung quân hỏi tội. Lý Quảng nói: “Các ông có tội gì, việc bị lạc đường là tại tôi, vậy tôi tự đi chịu tội”. Khi người của Vệ Thanh vừa đi khỏi, Lý Quảng nhìn các bộ tướng đã vào sinh ra tử với mình trong nhiều năm, bèn ngửa mặt than rằng: “Tôi tòng quân từ thuở niên thiếu, đánh với Hung Nô có hơn 70 trận lớn nhỏ, ngờ đâu lại bị đại tướng quân quá bức như vậy, nay tôi tuổi đã hoa râm, thật không thể nào chịu được nỗi nhục này “. Lý Quảng nói xong liền rút kiến tự sát.

________________________________________

Lã hậu chi loạn

Năm 201 trước công nguyên, Lưu Bang lập nên vương triều Tây Hán, tức Hán Cao Tổ, rồi đón vợ là Lã Trĩ đến Tràng An lập làm Hoàng hậu. Lã hậu là một người cương nghị và giàu mưu lược, từ khi còn ở Phong Bái đã giúp Hán Cao Tổ đánh dẹp thiên hạ, lập chiến công hiển hách trong việc thiết lập giang sơn của Lưu Thị, bà còn nhiều lần bày mưu kế cho Hán Cao Tổ chu diệt các đại thần có công, bình định các cuộc phiến loạn của vua chư hầu, trừ được mối hiểm họa cho thiện hạ của nhà họ Lưu.

Lưu Doanh con của Lã Hậu tuy là con trai thứ, nhưng đã được Lưu Bang lúc xưng đế lập làm Thái Tử. Lưu Doanh là người khoan hậu, lương thiện, nhưng tính nết lại rất nhu nhược. Bấy giờ Lưu Bang sủng ái Thích phu nhân, nhà vua đã mấy lần muốn phế bỏ Lưu Doanh, để lập Triệu vương Lưu Như Ý là con trai của Thích phu nhân làm Thái Tử, nhưng bị Lã Hậu và các đại thần nhiều lần khuyên can, nên đành phải gác lại.

Năm Lưu Doanh lên ngôi vua mới chỉ có 17 tuổi, vẫn còn là một thiếu niên lại nhu nhược bất tài, nên đại quyền thiên hạ của nhà Hán đều do Hoàng thái hậu Lã Trĩ nắm giữ, lịch sử TQ kể từ đó bắt đầu tiến vào thời đại Lã hậu.

Lã hậu nham hiểm và độc ác, sau khi Huệ đế lên ngôi, bà liền lập tức hà hiếp kẻ tình địch của mình, là hai mẹ con Thích phu nhân và Lưu Như Ý. Năm 194 trước công nguyên, bà triệu Lưu Như Ý vào kinh rồi toan ám hại. Huệ đế biết được việc này, bèn tự mình đón Lưu Như Ý vào cung, rồi hai anh em cùng ăn cùng ngủ để che chở cho Lưu Như Ý. Vào một buổi sáng, khi Huệ đế chuẩn bị ra ngoài tập bắn cung, thấy Lưu Như Ý vẫn còn đang ngủ say thì không tiện gọi cùng đi, nhưng khi trở về thì thấy Lưu Như Ý bị trúng độc nằm chết trên giường.

Ít lâu sau, Lã hậu lại cho chặt hết chân tay của Thích phu nhân, khoét mắt, hun điếc tai, bắt uống thuốc cấm họng, đem quăng vào chuồng lợn gọi là “Nhân Phệ”, tức người lợn, rồi bảo Huệ đế đến xem. Huệ đế vừa nhìn thì nhận ra Thích phu nhân, lòng dạ vô cùng kinh hoàng, đau đớn than khóc, về sau bị bệnh nặng nằm liệt giường đến hơn một năm trời. Nhà vua sai người đến nói với Lã hậu rằng: “Đây không phải việc người làm, thần là con trai của Thái hậu, không thể nào trị được thiên hạ”, rồi từ đó suốt ngày chỉ uống rượu vui chơi, không hỏi han đến chính sự, toàn bộ quyền lớn nhà nước đều giao cho mẫu hậu. Lưu Doanh làm vua bù nhìn được 7 năm, đến tháng 8 năm 188 trước công nguyên thì lâm bệnh mất tại cung Vị Ương Tràng An, bấy giờ mới chỉ 24 tuổi.

________________________________________

Tiêu Tào lưỡng tướng quốc

Tiêu Hà và Tào Tham trước đây đều làm quan lại ở huyện Bái, cùng theo Hán Cao Tổ khởi binh. Tào Tham là nguyên huân dựng nước Tây Hán, chiến công hiển hách, thương tích đầy mình, nên có khá đông người tỏ ra rất bất bình trước việc cấp bậc ông còn thấp hơn Tiêu Hà, từ đó dẫn đến mối quan hệ giữa hai người ngày một lạnh nhạt, nhưng Tiệu Hà biết rất rõ Tào Tham là một nhân tài trị nước, nên vẫn đề cử với Hán Huệ Đế cho Tào Tham sang nước Tề làm tướng quốc.

Sau khi đến nước Tề, Tào Tham bèn lập tức triệu tập các trưởng giả và một số phần tử tri thức có tài cán ở địa phương lại, khiêm tốn hỏi ý kiến họ nên làm thế nào quản lý tốt nhân dân và xây dựng nhà nước đã bị chiến tranh tàn phá. Do số người này đông tới mấy trăm người, mà mỗi người đều trình bày theo nhận thức riêng của mình, nên các biện pháp được nêu ra cũng rất khác nhau, khiến Tào Tham cảm thấy rất lúng túng, chưa biết nên bắt đầu từ đâu.

Giữa lúc đó, có một người mách với ông rằng, ở ngoại ô phía tây có một người tên là Cái Công rất giỏi về nghiên cứu học thuyết “Vô vi nhi trị”, rất có tài trị nước. Tào Tham nghe xong bèn lập tức cử người đem theo nhiều lễ vật đi mời Cái Công đến. Khi Cái Công đến nơi,Tào Tham kính cẩn hành lễ, thỉnh giáo đạo trị thế yên dân. Cái Công thấy Tào Tham thật lòng như vậy, bèn kiến nghị áp dụng biện pháp “Thanh tĩnh vô vi” để quản lý nước Tề lúc bấy giờ.

Cái Công nói: “Chỉ cần quan trên thanh tĩnh, không sinh sự, không nhiễu dân, thì dân chúng tự nhiên sẽ sinh sống yên ổn. Chỉ có như vậy, kinh tế xã hội mới được khôi phục và phát triển, mới quản lý tốt được nhà nước”. Tào Tham nghe xong vô cùng mừng rỡ, bèn lưu Cái Công ở lại nước Tề, để tiện khi hỏi mưu kế trị nước.

Hán Huệ Đế lên ngôi được hai năm thì Tiêu Hà lâm bệnh nặng, ông lại lần nữa tiến cử Tào Tham đến thay mình đảm nhiệm chức vụ thừa tướng. Tào Tham được điều đến triều đình vẫn duy trì tác phong như trước, vô vi nhi trị.

________________________________________

Bá vương biệt Cơ

Lưu Bang đã nhân cơ hội Hạng Vũ đang chinh phạt Điền Vinh nước Tề, bèn xuất binh từ Quan Trung đánh chiếm được Bành Thành- đô thành của Hạng Vũ, rồi chia quân cho Hàn Tín và Trương Nhĩ chinh chiến với Yến, Triệu. Còn Bành Việt dẫn quân đến Hoài Nam quấy nhiễu đường vận lương của quân Sở. Hạng Vũ được tin vô cùng giận dữ, vội vàng dẫn 30 nghìn tinh binh về vây đánh Bành Thành. Trải qua mấy trận kịch chiến, Lưu Bang bị thất bại thảm hại, mấy chục nghìn quân bị thiệt hại quá nửa, cha và vợ đều bị quân Sở bắt làm tù binh.

Lưu Bang lui giữ ở vùng Dinh Dương, Thành Cao, lại bị Hạng Vũ Tấn công, nên chẳng còn cách nào khác, đành phải cầu hòa với Hạng Vũ. Hạng Vũ đã toan đồng ý thì bị mưu sĩ Phạm Tăng phản đối. Lưu Bang thấy cầu hòa không xong, liền áp dụng kế phản gián của mưu sĩ Trần Bình, khiến Phạm Tăng bị giết chết, giảm được sức ép cho quân Hán. Sau đó hai bên cầm cự nhau trong hơn hai năm trời.

Năm 203 trước công nguyên, Hạng Vũ dẫn quân đánh Bành Việt để bảo đảm thông suốt đường vận lương, trước khi đi có dặn Tào Tư viên tướng ở lại giữ thành Thành Cao là không được giao chiến với quân Hán, nhưng nào ngờ Hạng Vũ vừa đi khỏi thì Lưu Bang dẫn quân kéo đến, ban đầu Tào Tư chỉ trấn giữ thành trì không ra nghênh chiến, về sau thật không thể nào chịu nổi quân Hán ngày nào cũng kéo đến chửi mắng, xỉ nhục, bèn quyết định vượt qua sông Phiếm Thủy, để quyết một trận tử chiến với quân Hán. Nhưng quân Sở vừa qua sông được một nửa thì bị quân Hán đánh cho một trận tơi bời, Tào Tư phải rút kiếm tự sát. Còn bên kia, Hạng Vũ đang đánh trận nào thắng trận ấy, khi được tin Thành Cao đã thất thủ, vội kéo quân trở về rồi hai bên đối trận nhau ở Quảng Võ, bấy giờ Hạng Vũ cho áp giải cha của Lưu Bang ra trước trận, khuyên gọi Lưu Bang đầu hàng, bằng không thì sẽ giết chết Lưu Thái Công. Lưu Bang lớn tiếng đáp rằng: “Hai chúng ta đã từng là anh em, cha của tôi cũng là cha anh, nếu anh muốn giết cha anh để nấu canh thì hãy cho tôi xin một bát nếm thử”. Hạng Vũ thấy dọa không nổi, bèn bắn một mũi tên làm Lưu Bang bị thương, Lưu Bang dặn quân Hán giữ vững trận địa, rồi lui về Thành Cao dưỡng bệnh. Lúc này, Hàn Tín và Trương Nhĩ đã thu được toàn thắng ở đất Tề, còn Bành Việt cũng đã cắt đứt được đường vận lương của quân Sở, Hạng Vũ đang tiến thoái lưỡng nan, thì thấy Lưu Bang cử Lục Giả đến xin cầu hòa, yêu cầu thả cha và vợ của Lưu Bang về. Đồng thời kiến nghị lấy hào sâu làm biên giới, phía tây thuộc Lưu Bang, phía đông thuộc Hạng Vũ. Hạng Vũ nhận lời rồi thả người về. Nhưng nào ngờ đây là kế hoãn binh của Lưu Bang, quân mã của Hạng Vũ bị vây khốn ở Cai Hạ. Hạng Vũ đã mấy lần phá vây đều bị thất bại. Ngu Cơ vợ của Hạng Vũ tuy theo chồng nam chinh bắc chiến, nhưng chưa thấy trận ác chiến nào rùng rợn như trận Cai Hạ. Vào lúc chập tối, nàng thấy chồng mũ giáp nhuộm đầy máu trở về, liền vội vàng bày tiệc rượu, nhưng Hạng Vũ chẳng thiết ăn uống gì, rồi lên giường ngủ. Vào lúc nửa đêm, bỗng nghe tiếng hát nước Sở thảm thiết, thê lương, bay theo gió vang vọng khắp đại doanh quân Sở, tiếng hát ấy nỉ non như khuyên nhủ, như than khóc, lúc xa lúc gần, gợi cho Quân Sở nỗi nhớ quê nhớ nhà da diết, họ tới tấp rủ nhau bỏ trốn, các đại tướng Hạng Bá, Chung Ly Vị, Quý Bố v v, cũng đều bỏ đi cả. Trong tiếng hát ấy, Hạng Vũ thẫn thờ bước ra ngoài trướng, bấy giời chỉ còn lại 800 binh sĩ trung thành đang bảo vệ quanh trướng, con ngựa Ô Truy cứ hí lên như xé, ngoảnh đầu nhìn vào trong trướng thấy nàng Ngu Cơ, người vợ thủy chung của mình đang đứng bên ngọn đèn dầu le lói, Hạng Vũ lòng dạ rối bời, đau đớn. Nàng Ngu Cơ thấy chồng như vậy bèn rút kiếm ra vừa múa vừa hát, rồi tự sát.

Xem thêm :  Những hình ảnh halloween dễ thương, đẹp & kinh dị nhất 2021

________________________________________

Tiêu Hà đêm trăng đuổi Hàn Tín

*

Hàn Tín người Hoài Âm, xuất thân nghèo khổ, thời niên thiếu vì thiếu ăn thiếu mặc phải đi lừa ăn lừa uống, nên bị mọi người khinh thường. Một hôm, một người thợ mổ lăng nhục Hàn Tín trước mặt mọi người rằng: “Anh to xác như vậy mà cũng đi học đòi con chó đeo kiếm dài, nếu có giỏi thì hãy giết chết tôi, bằng không thì hãy chui qua háng tôi mà đi”. Hàn Tín nghe xong chẳng nói chẳng rằng, do dự hồi lâu rồi chui qua háng người thợ mổ đi thẳng, mọi người nhìn thấy đều cười riễu cợt Hàn Tín.

Bấy giờ, làn sóng phản Tần ngày một dâng cao, Hàn Tín đi theo Hạng Vũ, nhưng vì không được trọng dụng bèn quyết định bỏ đi để tìm chủ khác.

Lưu Bang- một trong 18 đạo quân chư hầu là người khiến Hạng Vũ gờm kỵ nhất, nên Hạng Vũ đã chia phong cho Lưu Bang vùng đất Nam Trịnh, một miền đất xa xôi hẻo lánh ở khu vực Ba Thục và Hán Trung, xưng là Hán Vương, đồng thời còn phong khu vực Quan Trung cho Chương Đan để kiềm chế Lưu Bang. Vì thế lực yếu kém không thể so đọ với Hạng Vũ, nên Lưu Bang chỉ lặng lẽ dẫn quân bản bộ đi sang Nam Trịnh.

Hán vương Lưu Bang đến Nam Trịnh, liền phong Tiêu Hà làm thừa tướng, Tào Tham, Hạ Hầu Anh, Phàn Khoái, Chu Bột v v làm tướng quân, chiêu binh mãi mã, nghỉ ngơi dưỡng sức để chuẩn bị sau này tranh giành thiên hạ với Hạng Vũ. Bấy giờ Hàn Tín nhậm chức hiệu úy dưới trướng Lưu Bang. Nhằm đánh lừa Hạng Vũ, để chứng tỏ mình rất yên tâm ở lại Hán Trung, Lưu Bang đã làm theo mưu kế của Trương Lương đốt bỏ đường sàn gỗ thông sang Quan Trung, do đó các binh sĩ vì nhớ quê hương đều rủ nhau đào ngũ, khiến Hán vương lo lắng ăn không ngon, ngủ không yên.

Một hôm, bỗng nghe báo thừa tướng Tiêu Hà đã bỏ trốn, Lưu Bang sửng sốt không hiểu ra sao, thì ba ngày sau lại thấy Tiêu Hà trở về, Lưu Bang nổi giận trách hỏi rằng: “Vì sao ông lại chạy trốn?”. Tiêu Hà đáp: “Tôi không chạy trốn, mà là đi đuổi bắt người chạy trốn đó thôi “. Lưu Bang hỏi đuổi bắt ai thì Tiêu Hà đáp là Hàn Tín. Lưu Bang đùng đùng nổi giận mắng rằng: “Nay đã chạy mất mười mấy tướng quân, mà chưa hề nghe thấy ông đi đuổi, vì sao ông lại đi đuổi mỗi thằng vô danh tiểu tốt như Hàn Tín”. Tiêu Hà đáp rằng: “Nghìn quân dễ được, một tướng khó tìm, một tướng quân như Hàn Tín trên đời chỉ có một, nếu đại vương cam chịu ở lại đất Hán Trung này suốt đời thì chớ dùng Hàn Tín, nhược bằng muốn đông tiến giành giật thiên hạ thì không thể không dùng Hàn Tín”.

Lưu Bang nghe vậy liền cho tìm Hàn Tín đến phong làm đại tướng. Theo mưu kế của Hàn Tín, Lưu Bang đã nhanh chóng chiếm lĩnh được Tam Tần, giết chết Chương Đan, rồi nhân khi Hạng Vũ còn đang bận đánh Điền Dung, Lưu Bang dẫn quân đoạt cửa ải, chiếm được đô thành Tây Sở- Bành Thành, sau đó lại ra lệnh cho Hàn Tín và Trương Nhĩ bắc tiến, chiếm được địa bàn của Hàn,Triệu. Mấy chục nghìn quân của Hàn Tín và Trương Nhĩ đã áp sát nước Triệu.

Hàn Tín đóng quân tại nơi cách Tỉnh Kinh Khẩu, doanh trại của đại quân nước Triệu chưa đầy 30 dặm. Nửa đêm hôm đó, Hàn Tín ra lệnh cho hai ngàn kỵ binh, mỗi người cầm một lá cờ đỏ nấp sẵn ở trong núi, dặn họ đợi khi nào quân Triệu thấy quân Hán rút lui rồi đuổi theo, thì sang cướp trại quân Triệu, nhổ hết cờ của quân Triệu, cắm cờ của quân Hán lên. Sau đó, Hàn Tín còn điều 10 nghìn quân mã bày trận bên bờ sông, quân Triệu thấy vậy đều chê cười Hàn Tín. Khi trời gần sáng, Hàn Tín ra lệnh rút quân, quân Triệu quả nhiên đuổi theo, quân Hán vừa đánh vừa lui ra bờ sông, cùng hợp với 10 nghìn quân đóng ở đó, nâng số quân lên tới 200 nghìn người. Do phía sau là sông, lại không có cầu thuyền, nên quân Hán chỉ có một lối thoát là xông pha chém giết mở một con đường máu, nên khí thế tăng lên gấp bội. Trong lúc giao chiến, quân Triệu nhìn thấy doanh trại của mình đều cắm toàn là cờ đỏ của quân Hán, cứ tưởng là vua Triệu đã bị bắt, đều vô cùng hoang mang, nên bị quân của Hàn Tín đánh cho tan tác. Hàn Tín chỉ một trận san bằng đất Yến, Triệu, ít lâu sau lại chiếm được Tam Tề, cho mãi tới khi giúp Lưu Bang đánh bại được Hạng Vũ.

Sau khi lên làm vua, Lưu Bang không muốn duy trì chức vị cao của các công thần dựng nước. Trước đó, Lưu Bang đã khuyên Hàn Tín giao lại binh quyền, đổi phong làm Sở Vương. Ít lâu sau, Chung Ly Vị một viên đại tướng của Hạng Vũ do bị triều đình nhà Hán truy nã, mới đến trốn trong nhà Hàn Tín, Lưu Bang biết được, Hàn Tín chẳng còn cách nào khác đành phải nói lại với Chung Ly Vị, Chung Ly Vị uất ức liền rút kiếm tự sát.

Hàn Tín xách thủ cấp của Chung Ly Vị đến gặp Lưu Bang, Lưu Bang thấy vậy tức tối nói: “Ông chạy biệt tăm đi đâu mà bây giờ mới đến tự thú, muộn rồi”, nói xong bèn ra lệnh cho võ sĩ trói Hàn Tín lại để trị tội. Các đại thần khuyên mãi, Hàn Tín mới khỏi chết và bị giáng làm Hoài Âm Hầu. Mấy năm sau, nhân khi Lưu Bang xuất binh chinh chiến, vợ Lưu Bang là Lã Hậu đã cùng Tiêu Hà bày mưu lừa Hàn Tín đến Tràng An, bắt giam trong buồng kín rồi sát hại. Thế mới thật là: “Thành sự tại Tiêu Hà, bại sự cũng tại Tiêu Hà”.

________________________________________

Hồng môn yến kinh hồn bạt vía

*

Trong phong trào khởi nghĩa chống Tần, đạo quân khởi nghĩa ở huyện Bái do Lưu Bang lãnh đạo là một lực lượng không thể coi nhẹ. Lưu Bang tự Quý người xã Phong, huyện Bái, ông đã tụ tập hơn trăm người chiếm cứ trên núi Mang Đãng.

Ít lâu sau, Lưu Bang được tin Trần Thắng và Ngô Quảng khởi nghĩa, bèn cử người sang liên hệ với hai người bạn của mình đang làm huyện lại là Tiêu Hà và Tào Tham, họ giết chết quan huyện, chiếm lấy huyện lỵ, nhanh chóng tụ tập được hai ba nghìn quân, Trương Lương ở Lưu Thành cũng dẫn hơn 100 người đến xin theo, Lưu Bang nghe theo lời kiến nghị của Trương Lương, đã dẫn quân đi theo Hạng Lương.

Sau khi Hạng Vũ đánh bại quân Tần ở Cự Lộc, biên chế hàng binh của Chương Đan, từ đó trở nên rất kiêu ngạo, khi được tin Lưu Bang đã chiếm được Hàm Dương, Hạng Vũ vô cùng bực tức, bèn dẫn quân đánh thẳng sang cửa ải Hàm Cốc, quân của Lưu Bang quá ít, nên quân của Hạng Vũ đã nhanh chóng chiốm được cửa ải, ̣đánh thẳng một mạch đến Hồng Môn mới đóng quân lại, nơi này chỉ còn cách nơi đóng quân của Lưu Bang hơn 40 dặm. Khi Hạng Vũ bàn cách đối phó với Lưu Bang thì mưu sĩ Phạm Tăng trả lời rằng: “Lưu Bang là một tên vô lại, nay hắn chiếm được Hàm Dương, mà không hề tham của và mỹ nữ, quá đó đủ biết dã tâm của hắn không nhỏ, nếu không trừ bỏ hắn đi thì tất để vạ về sau .”

Hạng Vũ nghe vậy bèn hạ quyết tâm tiêu diệt Lưu Bang. Hạng Bá chú của Hạng Vũ và Trương Lương thuộc hạ của Lưu Bang vốn là đôi bạn tri giao. Lưu Bang bèn nhờ Trương Lương mời Hạng Bá đến, nó rõ mình không dám phản đối Hạng Vũ, mong Hạng Bá về nói hộ và khuyên Hạng vũ chớ nên xuất binh. Đồng thời còn bảo Trương Lương làm mối, đem con gái mình gả cho con trai của Hạng Bá. Hạng Bá vui mừng rồi tỏ ý sẽ tiến dẫn Lưu Bang đến xin lỗi Hạng Vũ.

Hôm sau, Lưu Bang dẫn theo Trương Lương, Phàn Khoái, gồm hơn 100 người đến Hồng Môn xin lỗi Hạng Vũ. Lưu Bang thành khẩn nói với Hạng Vũ rằng: “Tôi và tướng quân cùng khởi binh diệt Tần, tướng quân đánh Hà Bắc, tôi đánh Hà Nam, tôi may mắn tiến vào cửa ải trước, nhưng tôi vẫn ngày đêm mong tướng quân đến, chứ đâu có ý kháng cự với tướng quân? Ngay đến việc vua Tần đầu hàng, tôi cũng còn đợi tướng quân đến giải quyết, mong tướng quân chớ có nghe lời đồn nhảm”. Hạng Vũ nghe vậy lửa giận cũng bớt đi một phần, rồi cười phá lên rằng: “Tôi vốn không nghi ngờ Bái Công, cũng chỉ vì thủ hạ của Bái Công tung tin, nên tôi mới nghĩ vậy thôi. ” Hạng Vũ nói xong liền nắm tay Lưu Bang giảng hòa, rồi ra lệnh bày tiệc tiếp đãi Lưu Bang. Phạm Tăng biết Lưu Bang là người túc chí đa mưu, vốn muốn nhân cơ hội này để trừ đi cho đỡ hậu hoạn, nhưng nào ngờ Hạng Vũ lại không làm như đã bàn, mà còn nói năng rất vui vẻ.

________________________________________

Tây Sở bá vương Hạng Vũ

*

Sau khi Trần Thắng và Ngô Quảng dựng cờ khởi nghĩa tại Đại Trạch Hương, các nơi trong nước đều tới tấp nổi dậy hưởng ứng, Trần Thắng cử binh mã tiếp ứng các đạo nghĩa quân. Nhưng do trận tuyến quá dài, hiệu lệnh lại không thống nhất, nên các quý tộc cũ của 6 nước đã nhân cơ hội này chiếm cứ địa bàn rồi tự xưng vương, cơ bản không ủng hộ nghĩa quân, thêm vào đó, vương triều nhà Tần vốn lung lay đến tận gốc đã cử đại tướng Chương Đan, huy động toàn bộ quân đội điên cuồng đánh trả, nghĩa quân bị thiệt hại nặng nề. Ít lâu sau, Trần Thắng và Ngô Quảng lãnh tụ của nghĩa quân lần lượt bị bọn phản bội và thuộc hạ sát hại.

Trần Thắng và Ngô Quảng tuy bị hại, nhưng ngọn lửa phản Tần do họ thắp lên vẫn chưa bị dập tắt, hơn nữa càng cháy càng to, mà thanh thế lớn nhất là cuộc nổi dậy ở quận Cối Kê, thủ lĩnh của họ là Hạng Lương con trai của đại tướng nước Sở Hạng Yến, cùng cháu là Hạng Vũ. Hạng Vũ từ nhỏ mồ côi cha mẹ, do chú là Hạng Lương nuôi dạy khôn lớn. Hạng Vũ vóc người vạm vỡ, sức vác ngàn cân, nhưng lại không thích học hành. Hạng Lương bắt phải học nhưng học được mấy ngày lại thôi, lại dạy kiếm thuật nhưng chỉ được mấy bữa lại bỏ, Hạng Lương nổi giận mắng nhiếc thì Hạng Vũ điềm nhiên trả lời rằng: “Học thì được cái tích sự gì, chẳng qua là biết viết họ tên mà thôi, còn luyện kiếm thuật thì cùng lắm cũng chỉ chém giết được mấy đứa, điều tôi muốn học ở đây là tài năng thực sự có thể chống đỡ hàng trăm nghìn quân mã”. Hạng Lương nghe vậy cảm thấy thằng cháu này có chí lớn, bèn đem binh thư chiến sách tổ truyền ra cho Hạng Vũ học, Hạng Vũ rất thông minh, nhìn qua là biết, nhưng cũng chỉ học qua loa, chứ không chịu đi sâu nghiên cứu.

Hạng Lương vốn người Hạ Tướng, nhưng vì đánh chết người, nên hai chú cháu phải chạy trốn đến sống ẩn cư ở đất Ngô Trung quận Cối Kê, thanh niên địa phương thấy họ biết chữ nghĩa và võ nghệ đều đến làm quen, Hạng Lương lại dạy họ học binh pháp và võ nghệ. Một hôm, Tần Thủy Hoàng xuống miền nam thị sát đi qua Ngô Trung, dân chúng địa phương đều kéo nhau ra xem, Hai chú cháu Hạng Lương cũng đứng trong đám đông, khi đội danh dự của Tần Thủy Hoàng đang nầm rộ đi qua trước mặt, Hạng Vũ liền buột miệng nói: “Chúng ta cũng có thể thay thế người này”. Hang Lương nghe vậy sợ đến tái mặt, vội lấy tay bịt miệng Hạng Vũ khẽ nói: “Đừng có mà nói bừa bãi, người ta tố giác thì sẽ bị giết cả họ đó”. Cũng vào năm đó, Trần Thắng và Ngô Quảng phát động khởi nghĩa, Hạng Lương cho rằng thời cơ báo thù đã đến, hai chú cháu cùng giết chết quận thú Cối Kê, rồi triệu tập 8 nghìn đệ tử ở Ngô Trung nổi dậy chống lại triều đình nhà Tần.

Hai chú cháu dẫn 8 nghìn đệ tử vượt qua sông Trường Giang đánh chiếm được Quảng Lăng, rồi vượt sông Hoài tiến lên miền bắc. Trên đường đi đã thu nạp một số lực lượng chống Tần của Lưu Bang, Anh Bố, Lã Thần, Trần Anh v v, khiến số quân tăng đến bảy tám mươi nghìn người. Hạng Lương còn đón cháu của vua Sở đến xưng làm Sở Hoài Vương, rồi mở một trận kịch chiến với quân Tần ở Định Đào, Hạng Lương bị thua to rồi chết trận, Hạng Vũ và Lưu Bang đành phải rút quân về trấn giữ ở Bành Thành. Tướng Tần Chương Đan đánh bại xong quân Sở, lại ngược lên hướng bắc tiến đánh Triệu Yết, Triệu Yế

Tóm tắt: 5000 năm lịch sử Trung Quốc | Lịch sử Thế Giới

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com