[170312] tổng quan về giấy vẽ màu nước

Tình hình là mình thấy có nhiều bạn còn lấn cấn nhiều *cũng như mình khi mới bắt đầu tìm hiểu về màu nước* nên mình quyết định làm một series entry về màu nước để giúp các bạn hiểu hơn về các công cụ khi dấn thân vào con đường màu nước, cũng là để giải quyết một vài suy nghĩ cá nhân nữa.

Trong quá trình vẽ màu nước hẳn các bạn sẽ tiếp xúc với rất nhiều họa cụ khác nhau có thể kể đến là bản thân nó – màu nước, giấy vẽ, bút vẽ, mực vẽ, cùng các loại dung môi. Đến giờ một số bạn vẫn quan niệm muốn vẽ màu nước trước tiên nhất nhất nhất là phải mua hộp màu đã, và rằng chất lượng hộp màu ý sẽ quyết định độ đẹp xấu của tranh luôn. Mình muốn đính chính lại rằng tư duy kiểu này là cực kì sai lầm. Dĩ nhiên màu cũng là một yếu tố không thể thiếu, nhưng quan trọng bậc nhất – theo kinh nghiệm của mình và rất nhiều người – chính là giấy vẽ. Nên entry đầu tiên mình sẽ giới thiệu về giấy vẽ trước J

Nói một cách dễ hiểu thì giấy vẽ màu nước khác giấy vẽ thường ở chỗ nó được gia công bề mặt để nước không thấm qua sớ giấy mà được lưu lại trên bề mặt, chỉ như thế bạn mới có thể tô màu nước được, vì bản chất màu nước là đắp lớp, mà lớp nào lớp nấy cứ thấm hết vào giấy thì làm sao tạo ra hiệu ứng TvT Kì thực trước đây mình vẫn quan niệm “giấy vẽ màu nước thì chỉ cần dày là được”, trên thực tế không phải vậy, chính vì trọng tâm nằm ở bề mặt chứ không nằm ở cân nặng mà có những loại giấy rất mỏng (không phải loại mỏng như giấy photo nhé TvT) vẫn vẽ được màu nước, và những loại giấy dày vẫn không dùng được màu nước.

Về bề mặt thì giấy vẽ màu nước có 3 loại, mà có thể bạn đã được phổ biến rồi: hot-pressed, grained/cold-press và rough. Giấy ép nóng có bề mặt được ép phẳng, thường được dùng để vẽ tĩnh vật là chính.

Giấy ép lạnh là loại giấy thông dụng nhất, hay nói đúng hơn là được nhiều họa sĩ dùng nhất vì nó có thể đạt được nhiều mục đích khác nhau. Vân của loại này vừa phải, khi màu khô xong sẽ tạo ra được hiệu ứng vân giấy rất đẹp mắt. Mình đặt thêm một loại vân grained nữa vào chung với vân lạnh, vì có vài hãng (như Canson hay White nights) sản xuất loại vân grained này, về căn bản nó chính là loại nằm giữa hot pressed và cold pressed, nghĩa là giấy có vân nhưng vân không sần sùi như cold pressed do đó có thể tạo được hiệu ứng như hot pressed nhưng một vài hiệu ứng lại không làm được.

Vân rough là loại giấy có vân rất… uhm, đúng như cái tên gọi của nó, rất gồ ghề. Loại này thường được sử dụng để vẽ phong cảnh là chính, dĩ nhiên là bạn cũng có thể dùng nó để vẽ những thứ khác nhưng việc vẽ chì của bạn sẽ rất khó khăn vì sẽ gặp phải tình trạng “vấp vân gãy ngòi” ?

Về độ dày của giấy thì có một vài loại mình có thể nhớ được như sau:

Giấy tầm 160-200gsm là loại mà mình tin rằng là giới hạn của giấy vẽ màu nước, về căn bản là dưới 160gsm thì vẽ cái gì không biết luôn K Thậm chí ở mức giới hạn này cũng yêu cầu bạn phải có tay nghề rất vững mới có thể xử lí được tranh, vì giấy loại này chỉ có thể chịu được từ 2-3 lớp nền nước, từ lớp tiếp theo nếu tiếp tục pha loãng sẽ gặp tình trạng bục giấy, nhăn giấy, khó nhấc màu, không tạo được hiệu ứng vân vân mây mây, đủ các kiểu vấn đề luôn. Tuy nhiên đây là độ dày rất phù hợp dành cho những bạn muốn vẽ thật nhanh ý tưởng, hoặc nghiên cứu bóng đổ, vì có thể tiết kiệm được chi phí (giấy mỏng thì rẻ mà). Nhưng như mình đã nói, muốn dùng được giấy này như cách mà chị salmonella_fish dùng thì trình độ của bạn cũng phải ngang ngửa chị nhé :”>

Xem thêm :  Lỗi bàn phím MacBook có thể được giải quyết tận gốc bằng bàn phím gương

Giấy 200-250gsm là loại rất hiếm thấy trên thị trường Việt Nam, dù không phải không có. Mình đã có một trải nghiệm không vui vẻ gì trong việc lùng sục tất cả các shop họa cụ nhằm kiếm được 1 pad 224gsm mà. Độ dày tầm này thì có thể chịu được tầm 5 lớp nước, dĩ nhiên nếu đắp quá nhiều lớp vẫn có tình trạng bục giấy nhưng nằm ở mức chấp nhận được. Về giá thành thì nó cũng khá phù hợp cho tranh phác thảo hoặc thậm chí là chi tiết với background đơn giản. Lấy ví dụ bạn nào muốn luyện tập mỗi ngày một bức tranh nhưng không có đủ tiền mua giấy thì loại này rất lí tưởng luôn.

Giấy 300gsm là loại giấy dễ tìm thấy nhất và được dùng nhiều sấp sỉ giấy 180gsm, dù gì đây cũng là hai mức độ dày mà hầu hết các hãng sẽ sản xuất. Loại này phổ biến vì đơn giản ở độ dày này thì hầu như tất cả các kĩ thuật màu nước đều thể hiện được, bạn cũng không phải bồi giấy trước khi vẽ và hầu như không có số lớp giới hạn luôn. Dĩ nhiên là giấy 300 thì không rẻ rồi nhưng bạn sẽ không phải lo lắng gì về chất lượng và việc thể hiện màu sắc của nó cả. Và đây chính là lí do vì sao mình bảo giấy quan trọng hơn màu, mua một hộp màu đắt tiền chi bằng mua một xấp giấy có khả năng lột tả được hết sự rực rỡ của màu sắc.

Mình nghe nói là có loại 360gsm nữa nhưng mình không nghĩ là mình có nhu cầu dùng nó đâu, cả hiện tại lẫn trong tương lai xa gần luôn.

Tiếp theo mình muốn chia sẻ một chút về một vài loại giấy cụ thể mà mình đã dùng qua.

Đầu tiên là Potentate rough 230gsm, đây là loại đầu tiên mình mua sau khi đến clb truyện tranh của trường và biết về cái gọi là giấy vẽ màu nước ngoài canson Trung Quốc 2.000/tờ =)) Potentate là giấy Trung Quốc hạng trung, tính trung bình khoảng 3.000/tờ A4. So với các loại giấy khác thì em này có thể được xem là good price luôn ý,  bởi chất lượng tuy không quá tuyệt nhưng vẫn chấp nhận được. Ưu điểm của em này là lên màu tươi, line bằng dip pen rất thích, hiệu ứng wet on wet cũng tốt, còn khuyết điểm của em này thì nhiều vô số *chuckle* Trước tiên là vì vân rough nên làm cái gì với ẻm cũng khó, vẽ chì không được mượt và làm nét của bạn biến dạng, loang màu không được tốt và khó nhấc màu khi tô sai. Các loại giấy khác như canson chỉ đến khi màu khô hoàn toàn mới không nhấc màu lên được, còn potentate nếu bạn xử lí không đủ nhanh nó sẽ đọng một cục màu lại luôn không cục cựa gì được, nếu như mình tô da sẽ để lại vệt trông rất khó chịu ==”

Đây là loại giây mà mình chắc chắn sẽ không mua lại lần nữa.

Tiếp theo là Canson Montval 300gsm, loại này tính trung bình khoảng 11.000/tờ A3. Mình không nói Montval là loại giấy tốt nhất nhưng so với Potentate thì nó rõ là một bước tiến lớn. Như tất cả các loại giấy đắt tiền hạng trung khác thì Montval lên màu tươi, loang màu tốt, nếu may mắn gặp giấy mới thì bạn có thể dùng được cả hai mặt :”> Đây là ưu điểm khá đáng yêu của Montval vì nhiều loại khác tuy 300gsm nhưng lại chỉ dùng được một mặt thôi.

Dù vậy, khuyết điểm nhiều là thứ không thể chối cãi được. Trước tiên là bề mặt của ẻm quá nhiều keo, mình không rõ là keo trong quá trình xử lí bề mặt hay keo khi đóng pad, nhưng rõ ràng là nó cản trở rất lớn đến việc tô màu của mình. Một cách cực, kì, khó, chịu. Đây gần như là loại giấy 300gsm duy nhất mà bạn phải bồi một lớp nước lên mặt mới tô được. Và thậm chí cho dù đã bồi thì ở mép giấy vẫn phải tô đến lớp màu thứ hai, ba mới có thể làm tình trạng không ăn màu của giấy giảm đi. Những nơi có keo đến cuối cùng vẫn không thể đẹp được. Dĩ nhiên có thể lấp liếm việc này khi scan lên máy/chụp hình này nọ, nhưng chủ yếu mình phải nói vì trải nghiệm khi tô không thoải mái a.

Xem thêm :  Đọc truyện chiếc lá cuối cùng, truyện ngắn chiếc lá cuối cùng của o

Khuyết điểm thứ hai của Montval là khi hai màu loang vào nhau thì hiệu ứng không được tốt, sẽ để lại cặn, mình nghĩ phần lớn là do sớ giấy. Đây là khuyết điểm mà hầu như loại giấy nào của Canson cũng mắc phải.

Dù mắc phải những lỗi trên thì một cách thần kì nào đó, Montval vẫn rất phổ biến trên thị trường giấy vẽ Việt Nam. Mình tuy đã mua 2 pad Montval nhưng từ dạo quyết định sẽ thử nhiều loại giấy khác nhau thì mình không có ý định mua lại Montval nữa.

Loại tiếp theo mình dùng là White Nights 200gsm, trung bình khoảng 6.500/tờ A3. Đây là loại giấy mà cho đến thời điểm dùng nó mình vẫn tin nó là loại phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Dày vừa phải, loang màu ổn, thể hiện màu tươi, không quá bục khi đắp nhiều lớp. Và là loại 200-240gsm grained duy nhất mình tìm được. Thế nhưng White Nights cũng mắc phải lỗi như Montval, dù không nhiều như thế nhưng nó vẫn có keo trên bề mặt. Và màu trắng của White Nights là màu trắng xanh do đã được tẩy, nên màu lên giấy luôn lạnh hơn một độ so với các giấy khác. Đây là khuyết điểm từ quan niệm cá nhân thôi vì mình vẫn thích màu ấm áp hơn.

Nhìn chung về chất lượng thì White Nights nằm ở mức tạm được, ưu điểm không nhiều khuyết điểm không lớn. Nhưng sẽ cần nhiều hơn như thế mới khiến mình muốn mua lại em ý.

Loại tiếp theo mình dùng thử đến từ Canson luôn, dòng Aquarelle 300gsm vân grained, khoảng 12.000/tờ A3. Mình khá thích dòng này, nó giống như Montval phiên bản đáng yêu và không có keo ý *chuckle*. Thoạt tiên cảm giác của mình là bề mặt Aquarelle rất mịn để tô lên, mình có cảm giác mình đang quét cọ trên lụa và mình thề rằng chưa có loại giấy nào trong số trên có thể cho mình cảm giác này. Việc loang màu của mình cũng dễ dàng hơn – so với Montval – tuy nhiên Aquarelle vẫn để lại cặn, mình hoài nghi liệu đây có phải đặc điểm của giấy Canson luôn không :”s Ngoài ra em ý cũng giúp việc nhấc màu, sửa chỗ tô sai trở nên rất dễ dàng vì cho dù màu có khô hẳn mình vẫn có thể nhấc màu đi được. Tất cả những điều này có lẽ đều do vân giấy mà ra. So với các loại khác thì bề mặt Aquarelle gần như là bề mặt giấy ép nóng luôn. Mình chưa dùng giấy ép nóng bao giờ nhưng giờ thi mình có thể đoán được lí do vì sao nó được dùng để vẽ tĩnh vật rồi.

Khuyết điểm của em này là vân giấy không đủ sần để hiện lên khi lớp màu nền khô đi, và vì quá trơn láng nên nếu không cẩn thận thì bạn tô xấu bao nhiêu tô sai cái gì sẽ hiện ra trên giấy hết TvT Một điều nữa là cũng một loại màu nhưng trên giấy Aquarelle sẽ nhạt hơn so với các loại khác, này chắc là do màu sắc của giấy, dù rằng mình thấy Aquarelle vẫn có màu trắng ngà khá dễ chịu? :”s

Loại tiếp theo nữa là giấy Daler&Rowney 300gsm, trung bình 13.000/tờ A3. So với các loại 300gsm nãy giờ thì giá D&L nhỉnh hơn hẳn nên chất lượng cũng nhỉnh hẳn luôn. Tính đến hiện tại thì D&L là loại giấy mình hài lòng nhất cả về vân giấy lẫn việc thể hiện màu sắc. Có một vài kĩ thuật tô mà mình tập mãi trên các giấy khác không được, sang đến D&L thì tất cả những kĩ thuật ấy đều được hoàn thành cực kì đẹp mắt trong vòng vài nốt nhạc ? Đấy là lúc mình thể nghiệm sâu sắc nhất cái gì gọi là màu tốt còn không bằng giấy tốt. Nó thực sự khiến cho việc tô màu và tốc độ của mình nhanh hơn nhiều.

Xem thêm :  Top 10 quốc gia giàu nhất thế giới, nước nào giàu nhất thế giới

D&L là một loại giấy kì lạ, đối với mình thì ẻm giống như băng lãnh thâm trầm mĩ công ý, nếu bạn tô màu nhạt trên D&L thì màu sẽ nhạt hơn các giấy khác một độ và nếu bạn tô màu đậm trên D&L thì màu sẽ đậm hơn các giấy khác một độ. Lúc nhận ra việc này, mình có cảm giác D&L luôn bắt ép mình phải tô màu đậm, mà tô đậm thì tranh đẹp là phải nên *chuckle*. Nhưng thật vậy, màu trên D&L luôn tạo cảm giác mà theo các giáo viên trường mình gọi là “chín màu”, nghĩa là màu không bị rợ, bị non.

Ngoài ra thì mình nghĩ vân giấy của D&L là điển hình nhất cho ví dụ về giấy cold pressed, khi màu khô lại vân sẽ hiện lên tạo hiệu ứng thị giác rất đẹp mắt đó aaaa TvT Mình thích vân của D&L cực kì luôn ý luôn ý luôn ý *chuyện quan trọng phải nói ba lần*.

Đến thời điểm hiện tại thì khuyết điểm duy nhất của D&L mà mình thấy chính là nhấc màu lên cực kì khó. Em ý gặp tình trạng như Potentate, màu chưa khô vẫn không nhấc lên được. Để giải quyết vấn đề này thì cách duy nhất là phải nhanh tay một tí. À còn một khuyết điểm nữa là em ý hơi khó sketch bằng bút kim, nhưng sketch bằng chì chuốt hay chì màu thì vẩn ổn và mượt như thường :”>

Nếu thời gian tới không có cơ hội thử Bockingford hay Strathmore thì mình chắc chắn sẽ mua D&L lại vì em ấy tốt mà :”>

Loại cuối cùng mình muốn giới thiệu chính là ông lớn nhất trong ngành sản xuất giấy vẽ màu nước, hoặc có thể nói là một trong những ông lớn nhất – Arches. Mình mua 1 tờ Arches 22×30 inch ở Taipoz với giá 140.000/tờ. Đáng lẽ mình không cần phải mua đến Arches nhưng vì mình muốn dùng thử giấy mà họa sĩ yêu thích của mình Maruti Bitamin dùng nên TvT

Vì giấy đắt quá nên mình chỉ mới dùng một tờ A5 =)) Trải nghiệm chưa đủ nhiều với em nó nên mình chỉ có thể nói là mình hơi thất vọng, mà sự thất vọng này đến từ sự kì vọng quá nhiều của mình dành cho Arches. Mình đã kì vọng nhiều đến mức vô tình thần thánh hóa nó. Nhìn chung thì vân giấy của Arches đặc biệt hơn các loại cold pressed khác, vân nhuyễn, mật độ dày đặc hơn. Ưu điểm của Arches là loang màu rất tốt, loang tốt từ lớp base đến lớp shade. Thậm chí nếu loang hai màu tương phản với nhau vẫn không bị xỉn hay dơ, và quan trọng là không để lại cặn. Khuyết điểm của Arches là khô rất lâu, phải mất gấp rưỡi thời gian để màu khô so với giấy thường, trong khoảng thời gian này mà đắp lớp khác lên thì màu cũ sẽ tưa ra hòa với màu mới làm màu bị dơ hoặc xỉn.

Như mình đã nói, mình chưa trải nghiệm Arches đủ nhiều để có thể nhìn nhận trọn vẹn nó nhưng theo quan điểm của mình thì mình không có nhu cầu dùng Arches, mình chẳng qua chỉ mua vì “muốn biết giấy Maruti dùng như thế nào”. Kì thực mình cũng không cần thể hiện kĩ thuật gì quá khó mà cần đến giấy loại 1 như em ý, nên mình nghĩ mình sẽ ngừng lại ở D&L thôi :”>

Cuối cùng, mình rất vui nếu bài viết này có thể giúp được gì đó trong việc lựa chọn giấy vẽ phù hợp với bạn, cũng như rất sẵn lòng lắng nghe những chia sẻ của bạn đối với các loại giấy đã hoặc chưa được nhắc đến trên đây. Chúc bạn một ngày tốt lành :”)

Một số nhân vật mình nhắc đến trong entry này:

Salmonella_Fish

Maruti_Bitamin

Sài Gòn, 10/3/2017.

 

Chia sẻ:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Review màu nước Turner Artists' Water Colour I màu hoạ sĩ có xịn ko? ? Kiquy Pham

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com