Microsoft .NET Framework là gì? Tại sao cần cài .Net Framework trên máy tính?

Khi chúng ta cài đặt các phần mềm lên máy tính của mình sẽ bắt gặp một số trường hợp yêu cầu máy tính phải có .NET Framework mới có thể chạy được. Vậy .NET Framework là gì, tại sao máy tính lại cần .NET Framework, bài viết sau đây sẽ giải đáp cho các bạn.

1. NET Framework là gì?

NET Framework là tập hợp các đoạn mã code và các thư viện chia sẻ code được Microsoft viết sẵn để các nhà phát triển, các lập trình viên sử dụng trong quá trình phát triển ứng dụng mà không cần lập trình lại những thứ đã có sẵn trong .NET Framework, thư viện mã chia sẻ đó được đặt tên là Framework Class Library (FCL). Các bit của mã trong thư viện chia sẻ có thể thực hiện tất cả các loại chức năng khác nhau.

NET Framework là gì?

Ví dụ, một lập trình viên muốn ứng dụng hiển thị cửa sổ làm việc trên màn hình. Thay vì tự viết mã để thực hiện hành động đó, thì lập trình viên có thể sử dụng các thành phần trong NET Framework để thực hiện việc hiện cửa sổ, lúc này lập trình viên chỉ cần tập trung viết các tính năng đặc trưng trong phần mềm của mình mà không cần viết những thứ đã có sẵn trong NET Framework.

Xem thêm :  Tạo dấu chấm trong Word, cách tạo dòng chấm, tab dòng dấu chấm (.........) trong Word

Tuy nhiên không chỉ có vậy, nền tảng dotNET còn cung cấp các công cụ bổ sung giúp giảm thời gian phát triển các ứng dụng, cũng như các API (giao diện lập trình ứng dụng) mà lập trình viên có thể sử dụng để dễ dàng tương tác với các dịch vụ cụ thể khác, ví dụ như Windows Store. Thay vì phải tự viết tất cả những dòng lệnh để ứng dụng theo chuẩn UWP (universal Windows platform – chuẩn ứng dụng mới của Microsoft), lập trình viên chỉ cần sử dụng .NET Framework.

Chính vì những lý do trên mà các ứng dụng sử dụng nền tảng dotNET muốn chạy được trên windows thì bắt buộc phải cài đặt .NET Framework trong máy tính. Ngoài ra nền tảng bao gồm 2 thành phần. Thành phần đầu tiên bao gồm những dòng code viết sẵn thường được gọi là SDK – bộ phát triển phần mềm. Thành phần thứ 2 là một chương trình có chức năng “thông dịch” mã lệnh sử dụng .NET Framework thành những dòng lệnh cho hệ điều hành tương ứng, cho phép chạy các phần mềm sử dụng .NET Framework. Thành phần thứ hai này còn được gọi là một môi trường chạy ứng dụng – Runtime Environment.

2. Cài đặt NET Framework như thế nào?

Đa số mọi máy tính Windows hiện tại đều cài sẵn .NET Framework, nhưng có thể phiên bản bạn đang sử dụng đã cũ và một số phần mềm có thể không hoạt động được. Ví dụ như, phiên bản trên Windows 8 hay Windows 8.1 cài sẵn NET Framework 4.5.1, nhưng trên Windows 10 có thể là 4.6, 4.6.1 hoặc 4.6.2 được cài sẵn, tùy thuộc vào độ mới của máy tính.

Xem thêm :  Hướng dẫn tìm kiếm nhanh trong Windows 10

Việc cài đặt NET Framework khá là đơn giản, thậm chí bạn có thể cài đặt nó qua Windows update. Hoặc khi bạn cài một phần mềm nào đó yêu cầu NET Framework thì cửa sổ yêu cầu cài đặt NET Framework sẽ xuất hiện, bạn chỉ cần đồng ý là NET Framework sẽ được tự động tải và cài đặt vào máy tính của mình.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng cách cài đặt thủ công bằng cách truy cập địa chỉ dưới đây và chọn một bản NET Framework mà bạn muốn cài đặt:

https://dotnet.microsoft.com/download/dotnet-framework

Cài đặt NET Framework như thế nào?

Tốt  nhất bạn nên cài bản mới nhất bởi nó có thể tương thích với mọi ứng dụng hiện tại. Như ở hình trên phiên bản mới nhất đang là 4.7.2, bạn có thể cài cho windows 10, Windows 8 hoặc Windows 7 tuỳ ý. Microsoft khuyến khích người dùng cần ít nhất 2,5 GB dung lượng trống ổ cứng để đảm bảo quá trình cài đặt không gặp lỗi.

Ngoài ra chúng ta có 2 lựa chọn cài đặt NET Framework đó là cài đặt online và offline. Bản cài đặt ofile sẽ có dung lượng khỏng 1.6Mb và quá trình cài đặt yêu cầu phải có kết nối internet, còn bản cài đặt offline có dung lượng khoảng 60Mb thích hợp để cài đặt cho máy tính không có internet.

Bản offline bản có thể tải tại đây: https://www.microsoft.com/en-us/download/details.aspx?id=53344



Nguồn tham khảo từ Internet

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật Tại Website Pkmacbook.com