Những hoạt động đánh giá năng lực học sinh trong dạy học –

Đánh giá thường xuyên là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học phát triển năng lực, nó không chỉ cho giáo viên biết được mức độ hoàn thành nhiệm vụ của học sinh mà còn là cơ sở để học sinh có thể tự suy ngẫm về những điều mình đã học được và những điểm cần cải thiện. Dưới đây là gợi ý 20 hoạt động đánh giá đơn giản giáo viên có thể sử dụng cho việc giảng dạy, lập kế hoạch và thiết kế chương trình giảng dạy.

Đánh giá thường xuyên là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học phát triển năng lực, nó không chỉ cho giáo viên biết được mức độ hoàn thành nhiệm vụ của học sinh mà còn là cơ sở để học sinh có thể tự suy ngẫm về những điều mình đã học được và những điểm cần cải thiện.

Dưới đây là gợi ý 20 hoạt động đánh giá đơn giản giáo viên có thể sử dụng cho việc giảng dạy, lập kế hoạch và thiết kế chương trình giảng dạy.

1.  Đưa ra các câu hỏi mở

Nếu giáo viên đặt một câu hỏi mà đáp án có sẵn trong vở ghi hoặc sách giáo khoa, điều hiểu nhiên học sinh sẽ làm là dùng tài liệu để đưa ra câu trả lời mang tính đối phó.

Để đánh giá học sinh hiệu quả hơn, giáo viên cần đặt ra các câu hỏi mở để học sinh có thể vận dụng hiểu biết và quan điểm cá nhân để đưa ra câu trả lời.

Giáo viên cũng cần tránh các câu hỏi dạng “có / không” ví dụ như “Bạn có thích đọc không?” “Các con có hiểu không”. Bởi vì học sinh sẽ chỉ trả lời “có” cho xong chứ không thực sự suy nghĩa về những gì đã học.

2.  Yêu cầu học sinh suy ngẫm

Tôi đã tham dự rất nhiều tiết dự giờ với các hoạt động dạy học tích cực, học sinh tham gia rất sôi nổi, nhưng cuối buổi học học sinh vẫn không đọng lại được các kiến thức quan trọng. Lý do đơn giản là học sinh đã không có thời gian cần thiết để suy ngẫm về nội dung của bài học.

Vì vậy, khi thiết kế các hoạt động dạy học, giáo viên cần dành một khoảng thời gian để học sinh suy ngẫm, tái hiện những nội dung đã học trong bài hoặc giải thích theo quan điểm cá nhân.

Đây là một trong những chiến lược đánh giá hiệu quả nhất trong quá trình giảng dạy mà giáo viên nên áp dụng thường xuyên.

3.  Sử dụng kahoot

Khoot là một game chơi trực tuyến, giáo viên sẽ thiết kế các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học, học sau đó học sinh sẽ cùng truy cập và tham gia trả lời trực tiếp. Sau mỗi câu hỏi, học sinh sẽ biết ngay đáp án, số người trả lời đúng và ai là người trả lời nhanh nhất.

Xem thêm :  Bộ giáo án mầm non theo lứa tuổi và theo chủ đề mới nhất -

Trò chơi này khiến học sinh vừa ôn tập củng cố lại nội dung bài học đồng thời cho giáo viên biết được số học sinh nắm được nội dung của bài và đưa ra câu trả lời đúng

4.  Yêu cầu học sinh tóm tắt

Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tóm tắt lại nội dung bài học một cách ngắn gọn, sử dụng ngôn ngữ của chúng.

Hoạt động này nhằm hai mục đích, một là học sinh sẽ phải xem lại nội dung của bài và sau đó phải lựa chọn những nội dung cốt lõi và cuối cùng là diễn đạt lại theo cách hiểu của bản thân.

Học sinh có thể tóm tắt bằng cách viết một đoạn văn hoặc tóm tắt bằng sơ đồ tư duy hay các loại sơ đồ trực quan khác.

5.  Nút Like/Dislike

Học sinh có thể kết hợp dùng các tín hiệu like và dislike (trên facebook) như một biện pháp để thể hiện mức độ làm chủ nội dung.

Học sinh giơ ngón tay cái hướng lên (like) để thể hiện rằng mình đã làm chủ nội dung bài học. Học sinh sẽ đưa ngón cái hướng xuống dưới (dislike) để thể hiện mình chưa hiểu nội dung. Học sinh sẽ đưa ngón tay cái ở vị trí ngang, để biểu thị vẫn còn một vài chỗ chưa hiểu.

Sau khi học sinh giơ ngón tay, giáo viên nên chọn một vài em để kiểm tra lại xem các em có thực sự hiểu nội dung của bài học.

Hoạt động này giúp thu hút sự tham gia của tất cả học sinh và giáo viên. Nó cũng giúp giáo viên có thể kiểm tra sự mức độ hiểu bài của toàn bộ học sinh trong lớp.

6.  Thẻ phản hồi

Học sinh có thể sử dụng các tấm thẻ hoặc các bảng trắng nhỏ hay và các vật dụng khác để đưa ra câu hỏi, thắc mắc cũng như thể hiện phản hồi của mình đối với các câu hỏi của giáo viên. Phương pháp này giúp học sinh có thể nhanh chóng đưa ra các vấn đề của bản thân, đồng thời giáo viên cũng có thể sử dụng trong việc đánh giá nhanh học sinh.

7.  Di chuyển theo bốn góc

Trong phương pháp này, giáo viên sẽ chia lớp học thành 4 góc để biểu thị cho 4 quan điểm: “hoàn toàn đồng ý”, “hoàn toàn không đồng ý”, “đồng ý một phần” và “không chắc chắn”.

Kết thúc buổi học, giáo viên sẽ chuẩn bị các câu hỏi và hỏi học sinh. Học sinh có thể chọn bất kỳ góc nào trong bốn góc để nêu ý kiến ​​của mình.

8.  Think -Pair-Share

Cuối buổi học, hoặc cuối một hoạt động, giáo viên đưa ra một hoặc một vài câu hỏi cho học sinh. Học sinh có thể dành vài phút để suy nghĩ độc lập về câu trả lời hay cách giải quyết (think). Sau đó, học sinh sẽ ghép cặp với một học sinh khác (pair) để trao đổi và thảo luận về ý kiến của mình. Cuối cùng, học sinh sẽ chia sẻ những điều đã thảo luận trước lớp (share).

Hoạt động này giúp học sinh có cơ hội ôn lại nội dung bài học, đồng thời giúp giáo viên nhận ra những vấn đề mà học sinh đang gặp phải.

9.  Hightlight (đánh dấu)

Cuối hoạt động hoặc tiết học, học sinh và giáo viên sẽ cùng đọc lại nội dung của bài học và sử dụng bút màu/bút đánh dấu để đánh dấu các lý thuyết hoặc khái niệm cụ thể.

Trong hoạt động này, học sinh sẽ cùng giáo viên đọc lại bài học (văn bản) thành tiếng. Mục đích của hoạt động nhằm giúp học sinh (nhất là học sinh các lớp nhỏ) có thể cải thiện kỹ năng đọc và nghe, phân biệt giữa đọc nội dung và các câu nói, đoạn hội thoại, câu hỏi, v.v.

Xem thêm :  Lưu Ngay Top 9 Địa Điểm Học Tiếng Trung Tại Vinh Nổi Tiếng Nhất
đánh giá học sinh

10.  Câu hỏi trắc nghiệm

Hoạt động này khá quen thuộc với giáo viên trong quá trình đánh giá. Giáo viên đưa ra một số câu hỏi liên quan đến nội dung bài học với các đáp án A/B/C/D hoặc Đúng/Sai cho phép học sinh trả lời trong vòng vài phút, bằng cách làm trên giấy hoặc bằng miệng.

Các câu hỏi nên tập trung vào các khái niệm chính của bài học cũng như vào những điểm mà học sinh hay nhầm lẫn.

11.  Thảo luận Socrate

Thảo luận Socrate là phương pháp, trong đó giáo viên đưa ra một vấn đề/câu hỏi thảo luận liên quan đến nội dung bài học. Học sinh sẽ thảo luận về vấn đề đó theo nhóm hoặc cả lớp và trình bày.

Sau đó, giáo viên lại đặt câu hỏi cho các nhóm đã trình bày để tìm hiểu vấn đề ở góc độ sâu hơn.

Học sinh các nhóm cũng có thể đặt câu hỏi cho nhau trong hoạt động thảo luận này.

Hoạt động này giúp học sinh ôn lại nội dung bài học cũng như đặt câu hỏi cho các vấn đề mà chúng còn đang thắc mắc.

12.   Kỹ thuật 3-2-1

Cuối buổi học, giáo viên phát cho học sinh một bảng về kỹ thuật 3-2-1, trong đó học sinh xem xét và phân tích những nội dung đã học:

(3) Điều mà học sinh đã hiểu gì/học được

(2) Điều mà học sinh chưa rõ

(1) Câu hỏi mà học sinh muốn đặt ra?

Giáo viên sẽ phát phiếu này để học sinh suy ngẫm, làm việc độc lập sau đó thảo luận với cả nhóm và chia sẻ trước lớp.

Thông qua hoạt động này, giáo viên cũng sẽ thu được bằng chứng về mức độ làm chủ kiến thức của học sinh.

13.   Vé xuất cảnh

Giáo viên sẽ tạo ra một tấm phiếu xuất cảnh, trong đó có các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.

Học sinh ghi lại câu trả lời cho các câu hỏi đó. Những học sinh nào trả lời xong, nộp lại vé xuất cảnh mới được ra ngoài.

Giáo viên thu thập các câu trả lời ngắn gọn của học sinh trong vé xuất cảnh để đưa ra phản hồi về mức độ hiểu bài, làm chủ kiến thức kĩ năng của người học.

14.   Dán giấy note

Giáo viên sẽ phát cho học sinh các tờ giấy note màu vàng (có một mặt dính).

Học sinh sẽ viết những điều chúng đã học được/những điều chúng còn chưa rõ/những điều chúng muốn thay đổi liên quan đến tiết học lên tờ giấy note.

Sau khi viết xong, giáo viên cho phép học sinh dán các tờ giấy note lên bảng.

Giáo viên và học sinh sẽ cùng suy ngẫm về những điều mà học sinh viết trên các tờ giấy note. Đó có thể là những suy nghĩ sáng tạo, những điểm mà học sinh bị vướng mắc nhiều nhất hoặc có thể là các câu hỏi thú vị mà học sinh đặt ra…

15.   Đưa ra tiêu chí và tự đánh giá

Kết thúc buổi học, giáo viên sẽ đưa ra một bản checklist về những yêu cầu được đặt ra trong mục tiêu bài học.

Học sinh sẽ làm việc cá nhân và tự đánh giá những điều mình đã làm tốt.

Học sinh làm việc theo cặp đôi và kiểm chứng phần đánh giá của bạn mình.

Xem thêm :  Khám Phá Ngay Top 10 Trung Tâm Tiếng Anh Nha Trang Tốt Nhất

Giáo viên sẽ gọi một học sinh bất kỳ, yêu cầu học sinh trình bày nội dung tự đánh giá và giải thích trước lớp.

Cách làm này giúp phát triển kĩ năng tự đánh giá của học sinh, đồng thời rèn luyện kĩ năng diễn đạt, giải thích, thuyết phục người khác để bảo vệ quan điểm cá nhân.

16.   Đưa quan điểm

Cuối buổi học, giáo viên đưa ra một quan niệm/thông tin hoặc cách đánh giá sai lầm có liên quan đến các nội dung của bài học.

Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét và giải thích lý do đồng ý hoặc không đồng ý cho quan điểm.

Hoạt động này học sinh có thể làm nhóm hoặc cá nhân. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên sẽ di chuyển hỗ trợ và tương tác với các nhóm.

17.   Tìm những điểm tương đồng

Sử dụng phương pháp so sánh là một công cụ hiệu quả để kiểm chứng mức độ hiểu bài của học sinh.

Giáo viên có thể chọn một vấn đề tương tự với nội dung đã học, yêu cầu học sinh xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.

Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh tìm một vấn đề/hiện tượng/nhân vật có điểm tương đồng với vấn đề trong bài học và sử dụng các cấu trúc diễn đạt như “________ trong bài học có điểm tương đồng với _______ vì _______”.

18.   Đặt câu hỏi

Kết thúc buổi học, giáo viên yêu cầu học sinh đặt ít nhất một câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.

Các câu hỏi sẽ được bỏ vào một chiếc hộp và sử dụng làm hoạt động khởi động cho buổi học sau.

Các câu hỏi mà học sinh đặt ra cũng được sử dụng làm minh chứng cho mức độ hiểu bài, làm chủ kiến thức, kĩ năng của người học.

19.   Trò chơi hẹn hò

Giáo viên chia học sinh làm hai. Giáo viên viết các câu hỏi và câu trả lời lên các tấm thẻ riêng biệt. Đảm bảo số thẻ tương ứng với số học sinh của lớp.

Giáo viên phát cho học sinh nhóm 1 tất cả các thẻ câu hỏi. Giáo viên phát cho nhóm 2 các câu trả lời.

Học sinh sẽ phải di chuyển để tìm cặp đôi có câu hỏi và câu trả lời tương ứng nhau.

Trong quá trình di chuyển, học sinh sẽ phải ôn tập lại các nội dung kiến thức đã học trong bài học.

20.   Hoạt động thực hành

Nếu như nội dung bài học chủ yếu là lý thuyết thì các sản phẩm thực hành sẽ chính là công cụ để giáo viên có thể sử dụng để đánh giá học sinh.

Hãy cho học sinh có cơ hội thực hành thường xuyên, trong quá trình thực hành, chắc chắn học sinh sẽ phải ôn tập lại những nội dung đã học và vận dụng chúng để hoàn thành các nhiệm vụ mà giáo viên giao.

Có thể nói, hoạt động đánh giá có ý nghĩa quan trọng cả với giáo viên và học sinh trong quá trình học tập. Hi vọng rằng, các ý tưởng trên có thể giúp ích cho các thầy cô trong quá trình thiết kế kế hoạch bài học và giảng dạy trên lớp.

Trên đây là những phương pháp đánh giá mà giáo viên có thể sử dụng trong tất cả các giờ học của mình. Hy vọng nó sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho thầy cô.

Theo Táo giáo dục

Nguồn tham khảo từ Internet

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục Tại Website Pkmacbook.com