Những kỹ năng cần thiết, giáo viên cần có –

Những kỹ năng cần thiết của giáo viên sẽ giúp giáo viên giao tiếp cũng như giảng dạy và xử lý các tình huống trên lớp một cách tốt nhất. Những kỹ năng cần thiết cho giáo viên tương lai dưới đây chính là hành trang để bạn đứng trên bục giảng một cách tự tin nhất.

kỹ năng giáo viên

1. Mô tả vấn đề

Khi giáo viên mô tả vấn đề (thay vì buộc tội hay ra lệnh) học sinh sẽ sẵn lòng chấp hành với thái độ trách nhiệm hơn.

2. Cung cấp thông tin

Khi giáo viên cung cấp thông tin, chứ không phải làm cho học sinh thấy xấu hổ, chúng sẽ có khuynh hướng thay đổi hành vi của mình theo chiều hướng tốt hơn.

Đe dọa và ra lệnh có thể khiến học sinh cảm thấy bất lực hoặc sẽ tỏ ra ngang ngạnh. Sự lựa chọn mở ra cho trẻ những cánh cửa trách nhiệm mới.

3. Nói ngắn gọn hoặc ra hiệu

Học sinh không thích nghe những bài thuyết giảng hay giải thích dài dòng. Một lời nói ngắn gọn hay một điệu bộ, cử chỉ sẽ khuyến khích trẻ nghĩ về vấn đề và tự đoán ra chúng cần phải làm gì.

Xem thêm :  Lưu Ngay Top 9 Địa Điểm Học Tiếng Trung Tại Vinh Nổi Tiếng Nhất

4. Mô tả cảm xúc của bạn

Khi giáo viên mô tả cảm xúc của mình, chứ không nổi giận hay chế nhạo, học sinh có thể sẽ lắng nghe và phản hồi một cách có trách nhiệm hơn.

5. Hài hước

Một chút hài hước trong giờ học sẽ lớp không khí trong lớp học thoải mái hơn, học sinh sẽ có một tâm trạng vui vẻ và khiến các em muốn hợp tác hơn.

6. Kỹ năng sư phạm

Dạy học là hoạt động đặc thù cần nhiều kỹ năng. Chính vì vậy, giáo viên cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng sư phạm để đáp ứng với thực tế xã hội.

Học sinh, sinh viên ngày nay không chỉ đến trường để học kiến thức chuyên môn mà họ còn mong muốn được làm việc và sống trong một môi trường thật sự chuyên nghiệp và năng động.
Vì vậy một giáo viên giỏi phải có hệ thống kỹ năng sư phạm được chuyên môn hóa cao, sâu sắc và luôn thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Một giáo viên nếu chỉ có tri thức thì chỉ gọi là thợ dạy, và khi nào họ có kỹ năng sư phạm cũng như bộc lộ hệ thống kỹ năng ấy một phù hợp vào thực tiễn giáo dục mới gọi là “Thầy”.

Sự khéo léo và tài tình ở người giáo viên không phải là dùng uy nghiêm của mình giáo dục các em mà phải dùng kỹ năng sư phạm để hướng dẫn và tương tác với học sinh một cách khéo léo.

Xem thêm :  Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ trong đánh giá học sinh tiểu học

Học sinh ngày nay có sự biến đổi lớn về mặt tâm lý do sự tác động từ môi trường xã hội, nhất là giai đoạn các em từ trẻ con chuyển tiếp sang người lớn. Giáo viên cần hiểu rõ hơn về tâm lý của học sinh và có khả năng giải quyết tốt các tình huống sư phạm.

7. Kĩ năng lôi cuốn sự tham gia của học sinh

Một người giáo viên giống như một nghệ sĩ trên sân khấu, một người diễn viên tài năng sẽ biết cách lôi cuốn khán giả về phía mình. Một giáo viên hiệu quả sẽ biết thu hút sự tham gia của học sinh. Để trở thành một giáo viên hiệu quả, bạn phải làm chủ được các chiến thuật, các kĩ thuật dạy học đảm bảo học sinh tham gia vào các hoạt động mà bạn tổ chức, lắng nghe những gì mà bạn nói, thực hiện những nhiệm vụ mà bạn yêu cầu.

Để làm được điều đó, giáo viên không chỉ hiểu rõ sở thích, các tính, phong cách, năng lực của học sinh mà còn phải rèn luyện khả năng tư duy linh hoạt, óc hài hước, sự sáng tạo, luôn mang đến những ý tưởng mới mẻ cho lớp học.

8. Kĩ năng giao tiếp với phụ huynh và học sinh

Một người giáo viên hiệu quả luôn giao tiếp hiệu quả với học sinh và phụ huynh. Đó là khi giáo viên luôn có khả năng truyền đạt rõ ràng, chính xác những kì vọng đến với học sinh và phụ huynh, đồng thời nhanh chóng nhận ra những vấn đề khúc mắc và kịp thời giải quyết.

Xem thêm :  Chèn mô hình 3D vào Slide Powerpoint thật đơn giản - Cẩm nang Dạy học

Khả năng giao tiếp, còn thể hiện trong cách sử dụng ngôn từ, cách kiểm soát cảm xúc và khả năng hạn chế những xung đột và mâu thuẫn trong quá trình làm việc.

Để có được điều đó, giáo viên cần xác định rõ tâm thế, và vị thế của mình trong quá trình giao tiếp. Hãy nhớ rằng, phụ huynh và học sinh, họ là đồng minh và là đối tác của quá trình dạy học. Cùng với đó, giáo viên cũng lựa chọn được những hình thức giao tiếp thường xuyên và phù hợp như: trao đổi trực tiếp, sử dụng email, tin nhắn điện thoại, hay qua sổ liên lạc…

Trên đây là những kỹ năng cần thiết cho giáo viên sáng tạo mà Cẩm nang dạy học đã tổng hợp được từ các nguồn internet. Hy vọng sẽ giúp ích cho thầy cô.

Tham khảo thêm: Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo MIEE

Cẩm nang dạy học

Nguồn tham khảo từ Internet

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục Tại Website Pkmacbook.com