Những món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là ngày “giết sâu bọ”, là một trong những ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, thường được diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch. Theo quan niệm của người Việt xưa, trong bộ phận tiêu hóa thường có nhiều sâu bọ, mầm bệnh, sinh trưởng mạnh nhất vào ngày 5/5 nên phải diệt trừ chúng bằng các món ăn. Vậy những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ là gì? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

Những món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ

1. Rượu nếp

Rượu nếp

Theo quan niệm của người xưa, các món ăn có vị chua, cay, ngọt, nóng sẽ có khả năng tiêu diệt được những loại sâu bọ trong bụng như giun, sán, vi khuẩn, vi trùng… Rượu nếp chính là món ăn hội tụ đầy đủ các yếu tố đó. Vị nồng của cơm nếp hòa quyện với men cay của rươuj sẽ khiến sâu bọ cũng sẽ bị say, sau đó bị tiêu diệt. Đây là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ đặc biệt này, được phổ biến cả 3 miền Bắc Trung Nam.

2. Hoa quả

Hoa quả

Trong bất kì nghi lễ nào của người Việt chắc chắn không thể thiếu đi mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên. Trong dịp này, người Việt thường lựa chọn những loại trái cây đầu mùa như mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu, … không chỉ để tiêu diệt mầm bệnh mà còn thể hiện mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.

Vào dịp Tết Đoan Ngọ, ở miền Bắc là thời điểm mận, vải, đào thi nhau nở rộ, còn ở miền Nam, các loại quả điển hình sẽ là mận, xoài, chôm chôm, dưa hấu, sầu riêng, măng cụt… Bạn có thể căn cứ vào đó để mua những loại quả phù hợp.

Xem thêm :  Trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp

3. Bánh tro

Bánh tro

Đây là loại bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi của các loại cây khô khác nhau. Sau khi ngâm nhiều giờ đồng hồ, gạo bắt đầu chuyển màu, người ta sẽ gói phần gạo trong lá chuối rồi đem luộc, nhân bánh tro có thể là nhân mặn, nhân ngọt hoặc không có nhân. Khi ăn, thường ăn với đường hoặc mật.

Theo quan niệm người xưa, mùa hè nóng bức sẽ rất dễ sinh bệnh, khi ăn những món ăn được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên, thực vật như bánh tro sẽ rất tốt cho sức khỏe. Cây cối, hoa màu có trong thức ăn sẽ tiêu diệt hết sâu bọ.

4. Chè trôi nước

Chè trôi nước

Với những người dân miền Nam, chè trôi nước là món ăn giết sâu bọ vô cùng quen thuộc. Tương tự như bánh tro, chè trôi nước cũng được làm từ các nguyên liệu từ thực vật, thiên nhiên, điều hòa cơ thể, giúp cơ thể ngăn chặn và tiêu diệt hết các vi khuẩn có hại trong cơ thể.

Chè trôi nước bao gồm những viên chè tròn, được làm tự bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa, thoang thỏa vị thơm của gừng mang đến một cảm giác ấm nóng nhưng không kém phần thanh mát.

5. Thịt vịt

Thịt vịt

Đối với người dân miền Trung, trong ngày Tết Đoan Ngọ không thể thiếu đĩa thịt vịt. Sở dĩ, vịt là loài động vật có tính hàn, khi ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, đặc biệt là trong cái không khí oi bức của những ngày đầu tháng 5 âm lịch. Chính tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương trong cơ thể mà vịt được lựa chọn làm món ăn chính trong ngày này. Ngoài ra, theo đông y, thịt vịt còn có tác dụng bồi bổ cơ thể sau ốm, chữa co giật, hạ nhiệt, giảm mụn nhọt.

Xem thêm :  CPM, CPC, CPA là gì? Tìm hiểu về quảng cáo trực tuyến

6. Các loại chè

Các loại chè

Xôi chè được ăn quanh năm, đặc biệt là vào dịp Tết Đoan Ngọ, bởi tính thanh mát đặc trưng. Tùy mỗi vùng miền sẽ có những món chè đặc trưng khác nhau. Như ở miền Bắc sẽ là chè đậu xanh, chè mật gạo nếp, người miền Trung có chè hạt sen, chè kê (Phổ biến nhất ở Huế), người miền Nam là chè trôi nước… Dù là loại chè nào đi chăng nữa, tất cả cũng tạo nên một hương vị khó quên.

Trên đây là những món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ của người Việt. Hy vọng với những kiến thức mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt cho ngày tết Đoan Ngọ sắp tới.



Nguồn tham khảo từ Internet

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật Tại Website Pkmacbook.com