Soạn bài chữ người tử tù siêu dễ hiểu

Bạn đang xem: soạn bài chữ người tử tù siêu dễ hiểu Tại Pkmacbook.com

Soạn bài Chữ người tử tù sẽ cho người đọc nhận ra nhiều bài học giá trị qua văn chương mà chúng ta có thể áp dụng vào đâu đó trong cuộc sống của chính mình. Giá trị của văn học đem lại hơn cả con chữ là nhờ vào những tác phẩm xuất sắc như vậy. Kiến Guru sẽ giúp bạn tóm tắt những giá trị cốt lõi và ý chính của bài thông qua phần soạn Chữ người tử tù dưới đây.

I. Tìm hiểu chung để soạn bài Chữ người tử tù

1. Tác giả

– Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho và cách sống nề nếp, tao nhã.

Tác giả Nguyễn Tuân (1910-1987)

– Ông là nhà văn lớn, là một người nghệ sĩ dành cả cuộc đời để đi tìm cái đẹp và có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam.

– Phong cách sáng tác của ông chủ yếu theo khuynh hướng bút ký, tùy bút.

Tham khảo thêm: Tác giả Nguyễn Tuân

2. Tác phẩm

Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng được đăng trên tạp chí Tao đàn số 29 vào năm 1938, sau đó được in trong tập Vang bóng một thời và đổi tên là Chữ người tử tù.

– Chữ người tử tù được đánh giá là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất của tập sách.

Tác phẩm Chữ người tử tù

– Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu … “rồi sẽ liệu”): Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Huấn Cao và thầy quản ngục.

Xem thêm :  Công thức giải bất phương trình lớp 8 ), trường học toán pitago

+ Phần 2 (tiếp theo … “trong thiên hạ”): Viên quản ngục mong được Huấn Cao cho chữ.

+ Phần 3 (phần còn lại): Cảnh cho chữ trong ngục.

II. Soạn bài Chữ người tử tù chi tiết

Câu 1:

Xây dựng tình huống truyện độc đáo:

– Hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục là hai bình diện xã hội hoàn toàn đối lập nhau. Một người là kẻ tử tù còn người kia là quan quản ngục – đại diện cho luật pháp và trật tự xã hội. Tuy nhiên, ở họ có chung tâm hồn nghệ sĩ, đều yêu cái đẹp, đều có tâm hồn thẩm mỹ hướng đến những giá trị tốt đẹp nên họ trở thành tri âm, tri kỷ của nhau.

Tác giả tạo dựng tình huống truyện đầy éo le khi để hai người gặp nhau giữa chốn ngục tù đầy tối tăm, nhơ bẩn tạo thành cuộc hội ngộ kì lạ mà đáng nhớ.

– Tác dụng:

+ Làm bật lên vẻ đẹp nhân cách và tài năng của Huấn Cao.

+ Làm sáng lên tấm lòng “biệt nhỡn nhân tài” của quan quản ngục.

+ Làm rõ hơn chủ đề tác phẩm.

Câu 2

Soạn văn Chữ người tử tù phải làm rõ nét vẻ đẹp của Huấn Cao qua phẩm chất:

+ Một con người mang nét tài hoa, ưu việt và đầy quyền năng (có tài viết chữ “đẹp và vuông lắm”, tiếng tăm của ông nổi khắp tỉnh Sơn, khiến viên quản ngục muốn xin chữ).

+ Khí phách vô cùng hiên ngang, gan dạ của Huấn Cao (vẫn giữ được nét hiên ngang, khảng khái dù cho ngay cả trong tù).

+ Người có “thiên lương” với cái tâm trong sáng và cao đẹp (thái độ trân trọng cái đẹp, rút những lời ruột gan để chia sẻ với viên quản ngục).

– Dụng ý nghệ thuật khi tác giả xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao:

+ Bày tỏ quan niệm nghệ thuật của tác giả về cái đẹp.

+ Cái tài thì phải luôn đi đôi với cái tâm và cái đẹp với cái thiện thì không thể tách rời: đây là một quan niệm tiến bộ của tác giả.

Xem thêm :  Mách Bạn Top 10 Trung Tâm Học Tiếng Trung Ở Bắc Ninh Tốt Nhất

Câu 3

Phẩm chất của nhân vật viên quản ngục:

+ Là một người làm nghề quản ngục nhưng ông lại có thú vui vô cùng thanh cao, tao nhã là chơi chữ.

+ Là người biết trân trọng người tài và những giá trị con người.

+ Sở nguyện thanh cao của ông là muốn xin chữ của Huấn Cao để treo dù biết nguy hiểm -> một thái độ hiên ngang, bất khuất, coi nhẹ cái chết và tiền bạc.

+ Diễn biến tâm lý nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục cho thấy đây là người có nhân cách cao đẹp, đáng ngưỡng mộ, ngợi ca; một “tấm lòng trong thiên hạ” tri âm, tri kỷ.

+ Như một âm thanh trong trẻo đan chen vào giữa một bản đàn mà ở đó tất cả nhạc luật đều xô bồ, hỗn loạn.

⇒ Viên quản ngục là người biết giữ “thiên lương” dù trong môi trường khốc liệt, biết trân trọng tài năng, những giá trị, và những người mang tâm hồn nghệ sĩ, cũng yêu cái đẹp và hướng tới chân thiện mỹ.

Câu 4

Nguyễn Tuân miêu tả “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” để làm nổi bật hơn vẻ đẹp trang trọng, vô cùng uy nghi và bất tử về hình tượng Huấn Cao:

+ Việc cho chữ – một hành động nghệ thuật vô cùng thanh cao, tao nhã diễn ra ngay trong một căn buồng chật hẹp, tối tăm, ẩm ướt và hôi hám.

Cảnh tượng cho chữ xưa nay chưa từng có

+ Chính trong hoàn cảnh đặc biệt ấy, cái đẹp được tỏa sáng, người nghệ sĩ chỉnh chu, nắn nót tô từng nét chữ kia lại không phải người được tự do mà là kẻ tử tù đang bị giam cầm.

+ Hình tượng người tử tù hiện lên uy nghi, cao đẹp.

Xem thêm :  Bật tắt Microsoft Whiteboard cho tổ chức của bạn - Cẩm nang Dạy học

+ Trật tự bình thường trong nhà tù giờ bị đảo ngược: người tù trở thành người đi ban phát cái đẹp, răn dạy viên quản ngục.

⇒ Thể hiện rõ sự chiến thắng của thiện lương, của vầng sáng nghệ thuật chân chính; càng tô đậm thêm nhân cách thanh cao, ngang tàng của Huấn Cao.

Câu 5

– Tác giả sử dụng bút pháp lý tưởng hóa để xây dựng nhân vật.

– Cảnh tượng cho chữ trong tác phẩm sử dụng nghệ thuật tương phản để làm nổi bật giữa cái đẹp và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác, giữa tính cách với hoàn cảnh.

+ Thủ pháp đối lập: cảnh tượng hiện lên mang vẻ uy nghi và rực rỡ của nó.

– Ngôn ngữ: chọn lọc và giàu chất tạo hình, biểu cảm, tạo được không khí thời đại (cổ kính, thiêng liêng…).

III. Tổng kết phần soạn bài Chữ người tử tù

1. Giá trị nội dung

– Tác phẩm ngợi ca cái đẹp, trân quý nhân phẩm tốt đẹp của con người không bị môi trường bào mòn, thay đổi.

2.  Giá trị nghệ thuật

–       Bút pháp lý tưởng hóa nhân vật.

–       Nghệ thuật tương phản, đối lập.

–       Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, biểu cảm.

Soạn bài Chữ người tử tù sẽ cho bạn nhận ra những triết lý sống và những quan điểm về cái đẹp vô cùng hữu ích cho cuộc sống thực tế của chúng ta. Hy vọng Kiến Guru đã giúp các bạn gỡ rối những nội dung chính của tác phẩm và hiểu bài hơn. Để tham khảo nhiều bài soạn hấp dẫn hơn, các bạn hãy tải app Kiến Guru để theo dõi nhanh nhất nhé.

Chữ người tử tù – Ngữ văn 11 – Cô Thúy Nhàn (DỄ HIỂU NHẤT)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục Tại Website Pkmacbook.com