Sự khác biệt giữa MacBook Air 2018 và MacBook Pro 13″ Nontouch Bar ???

[ad_1]

MacBook Air mới ra mắt quả thật dễ làm người ta bối rối không biết nên mua Air hay Pro, và liệu có nên mua MacBook 12″ nữa hay không. Bên dưới là một số phân tích của mình để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về dòng Air thú vị mới ra mắt này.

Thiết kế

Về thiết kế, rõ ràng dòng Air mỏng và nhẹ hơn so với Pro, kể cả bản Pro 13″ non-touchbar. Đây cũng là thế mạnh của Air từ xưa đến nay, nó nhắm đến những người dùng văn phòng thích sự linh hoạt, cơ động, dễ bỏ vào cặp / ba lô đi làm cũng như dễ đem theo bên người trong những chuyến công tác trong khi vẫn có màn hình đủ lớn để sử dụng chứ không bị bé quá như MacBook 12.

Và nếu bạn thích một cái gì đó sexy thì tất nhiên là Air ngon hơn Pro vì thiết kế vát mỏng từ sau ra trước của nó luôn là một điểm cực kì ấn tượng và thu hút mọi ánh nhìn.

Màn hình

Màn hình của MacBook Air và MacBook Pro cơ bản đều như nhau: cùng là kích thước 13,3″, cùng là độ phân giải Retina 2560 x 1600, cùng có viền mỏng, cùng sử dụng màn hình gương.

Một điểm khác biệt lớn là màn hình của MacBook Pro hỗ trợ chuẩn màn DCI-P3, cả bản MacBook Pro 13 non-touch bar và bản có touch bar. Chuẩn màu này giúp màu sắc hiển thị chính xác hơn, tươi hơn nhưng trong đa số các trường hợp sử dụng cho web, giải trí, văn phòng thì bạn không thấy nhiều sự khác biệt. MacBook Air cũng không phải là sản phẩm nhắm tới những người cần độ chính xác cao về màu sắc như nhiếp ảnh gia hay biên tập viên video nên tiêu chí về P3 không quá quan trọng.

Xem thêm :  Đường may vỗ về áo ngũ thân trở lại

Cũng cần lưu ý thêm rằng mặc dù cấu hình màn hình giống nhau không có nghĩa là chất lượng hiển thị sẽ giống nhau. Có thể MacBook Air sử dụng tấm nền khác rẻ tiền hơn MacBook Pro thì sao? Cái này thì nhìn số, nhìn cấu hình không ra, phải trải nghiệm thực tế mới thấy. 

Cấu hình

Nhìn sơ qua thì cấu hình của MacBook Air và Pro 13 tương đối giống nhau, nhưng không phải vậy. Đây là các điểm chính mà khách hàng cần phân biệt:

1 .Chip của MacBook Air là chip Intel Core thế hệ thứ 8. Tất cả các máy MacBook Pro 13″ hiện nay chỉ đang dừng ở thế hệ thứ 7, trừ bản Pro có Touch Bar. Có lẽ đầu năm sau Apple sẽ có một đợt update nhỏ để nâng thành chip đời 8 cho Pro.

2. Chip của MacBook Air thuộc dòng Y-Series, trong khi MacBook Pro 13″ thì dùng chip U-Series (Pro 13″ bản không touch bar chạy CPU U tiết kiệm điện, còn Pro 13″ có touch bar thì dùng CPU U nhưng để công suất cao hơn, mạnh mẽ hơn).

Hiệu năng của chip dòng Y không phải là tệ , nó vẫn dư sức đáp ứng các yêu cầu sử dụng thông thường. Thậm chí cần chỉnh sửa ảnh, làm video gia đình ngắn ngắn thì cũng không vấn đề gì, chip Y vẫn có thể đảm nhận hết, nhất là khi chip này thuộc hế hệ Core thứ 8 nên sức mạnh của nó cũng được nâng lên. Chip Y cũng mạnh hơn so với chip Intel Core m3 được Apple chọn dùng cho MacBook 12″.

Tất nhiên nếu khi so với MacBook Pro thì Air yếu hơn một chút. Khách hàng nào hay làm xử lý số liệu lớn, chạy các task nặng về tính toán, nặng về đồ họa thì rõ lên nên chọn Pro hơn Air. Tất nhiên Air rồi cũng làm được mấy thứ đó thôi, có điều chậm hơn.

Xem thêm :  15 web kiếm tiền online uy tín, hiệu quả nhất 2021

GPU tích hợp của MacBook Air cũng khác. GPU trong Air mới là dòng Intel UHD Graphics 617, mạnh hơn so với UHD 615 của MacBook 12 nhưng chưa bằng Intel Iris Plus của MacBook Pro 13″. Sự khác biệt không phải là một trời một vực như khi bạn so sánh với card đồ họa rời nhưng nó vẫn là thứ khách hàng nên lưu tâm, nhất là khi khách hàng tính làm gì đó về đồ họa.

Điều thú vị là mình đi tra thử cấu hình chip Core Y thế hệ 8 đã ra mắt trên web Intel thì không thấy có chip này giống với cấu hình của MacBook Air 2018. Có vẻ như nó đã được hạ / tăng xung lên, hoặc đây là một con chip được Intel làm riêng cho Apple. Việc Intel / AMD làm chip riêng cho MacBook không phải là mới, thế hệ MacBook Air đầu tiên xài CPU Intel tùy biến để phù hợp với thông số tản nhiệt + pin + sức mạnh mà Apple yêu cầu.

Pin

Pin của MacBook Pro được Apple quảng cáo là 10 tiếng, MacBook Air thì lên được 12 tiếng. Con Air ngày xưa mình từng sử dụng đời 2015 cũng được cỡ 12 tiếng nếu không bật hết tối đa mọi thứ nên mình có thể tin được vụ này. Nếu khách hàng nào cần 1 chiếc laptop để xài cả ngày làm việc mà không phải suy nghĩ nhiều thì Air là lựa chọn rất ổn. Mấy chuyến bay dài xài Air cũng yên tâm hơn Pro nếu anh em có cần làm gì đó trên máy bay.

Xem thêm :  Sử dụng Iphone làm Webcam cho MacBook

Touch ID

Một điểm khác biệt lớn giữa MacBook Air với Pro non-touch bar là MacBook Air có cảm biến vân tay. Cảm giác sử dụng cảm biến vân tay để unlock laptop nó tiện và thực sự tuyệt vời, mình sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ để có được cái này. Chạm một cái là mở máy, chạm một cái là xác thực cài phần mềm, không cần sử dụng tới password nữa. Đây cũng là lý do mà khách hàng nên mua Air hơn là MacBook Pro non-touch bar. Bản Pro 13″ có touch bar và MacBook Pro 15” mới có Touch ID.

Cổng kết nối

Khách hàng lưu ý là MacBook Air và MacBook Pro bản không Touch Bar có 2 cổng Thunderbolt 3 kiêm USB-C, còn MacBook Pro có touch bar thì lên tới 4 cổng. Do 2 cổng này nằm khá gần nhau nên nếu khách hàng có xài phụ kiện USB-C thì nhớ chọn loại bé bé, kẻo nhét 2 món vào không vừa hoặc cắm 1 cái thì nó vô tình chặn luôn cổng kế bên. Nếu được, hãy chọn mua các loại phụ kiện có dây USB-C để linh hoạt hơn.

Truớc khi kết thúc, có vài điểm chốt lại với khách hàng như sau:

– Nên mua MacBook Air nếu anh em không cần cấu hình quá mạnh, và thiết kế thì Air cũng sexy, mỏng nhẹ hơn
– Nên mua MacBook Pro 13″ bản có Touch Bar vì chip khi đó mạnh hơn nhiều, mạnh hơn cả bản không Touch Bar và hơn Air
– Pin của MacBook Air là ngon nhất so với Pro
– Lưu ý MacBook Air chỉ có 2 cổng USB-C


[ad_2] Nguồn tham khảo internet

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com