Thư pháp là gì? nghệ thuật thư pháp tại việt nam và thế giới

Bạn đang xem: thư pháp là gì? nghệ thuật thư pháp tại việt nam và thế giới Tại Pkmacbook.com

Nhắc đến thư pháp, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Trung Quốc và cho rằng nghệ thuật thư pháp là của riêng Trung Quốc. Nhưng không, thực ra thư pháp đã có mặt thịnh hành ở rất nhiều nơi trên thế giới.

Nghệ thuật thư pháp là gì?

Thư pháp là nghệ thuật trình bày văn bản 1 cách trang nhã và minh bạch. Không chỉ đơn thuần là chữ đẹp, con chữ trong thư pháp còn thể hiện tính cách, cảm xúc của người viết nên nó.

Vậy nên ta có thể gọi thư pháp là môn nghệ thuật thông qua ngôn ngữ viết để thể hiện phong cách, cảm xúc của người viết. Qua đó truyền tải các giá trị giáo dục, đạo đức và nhân sinh quan trong cuộc sống.

Thư pháp trên thế giới

Mọi người hay lầm tưởng thư pháp là văn hóa riêng của Trung Quốc sau đó mới du nhập sang các nước khác. Nhưng không, thư pháp đã hình thành và phát triển ở rất nhiều nơi trên thế giới từ phương Đông đến phương Tây.

1, Thư pháp Trung Quốc.

Thư pháp xuất hiện rất sớm tại Trung Quốc, cùng với việc phát minh ra bút lông, mực tàu, giấy (bộ văn phòng tứ bảo) đã giúp nghệ thuật thư pháp Trung Hoa vô cùng phát triển. Người Trung Hoa đã đã đưa nghệ thuật viết chữ lên một tầm cao mới, trở thành một môn nghệ thuật cao quý có tính chất phô diễn khí tiết của con người

2, Thư pháp Nhật Bản.

Tại Nhật Bản, thư pháp được gọi là thư đạo bởi tính chất coi trọng ý hơn hình. Thư pháp tại Nhật Bản được xem như một loại hình nghệ thuật siêu phàm, thanh thoát.

Thư pháp ở Nhật Bản là bộ môn nghệ thuật và thẩm mỹ được khá nhiều thiền sư yêu thích. Vì vậy mà thiền sư là những người dân viết thư pháp nhiều nhất, bộ môn này còn được gọi là thư đạo và luôn gắn liền với nghệ thuật và thẩm mỹ thiền đạo.

Xem thêm :  TRI ÂN 20/10 – ƯU ĐÃI NGẬP TRÀN, MUÔN VÀN LỜI CHÚC

3, Thư pháp tại các quốc gia Hồi giáo.

Đó chính là thư pháp Ả Rập, đây là 1 khía cạnh của nghệ thuật Hồi giáo đã song hành phát triển cùng đạo Hồi và ngôn ngữ Ả Rập.

Thư pháp Hồi giáo gắn liền với các trang trí nghệ thuật trên tường, trần của nhà thờ Hồi giáo, cũng như việc trang trí và trình bày các trang kinh thánh.

Thư pháp là gì? Nghệ thuật thư pháp tại Việt Nam và thế giới

Thay vì gợi về cái gì đó liên quan đến thực tại của lời nói, đối với các tín đồ Hồi giáo, thư pháp là một sự biểu đạt của nghệ thuật cao quý nhất – nghệ thuật của thế giới tâm linh. Thư pháp đã trở thành hình thức thiêng liêng nhất của nghệ thuật Hồi giáo vì nó mang lại một mối liên kết giữa các ngôn ngữ của người Hồi giáo với đạo Hồi.

4, Thư pháp phương Tây.

Thư pháp là gì? Nghệ thuật thư pháp tại Việt Nam và thế giới

Các nước phương Tây có phong cách thư pháp hoàn toàn khác. Đó là một phong cách chuẩn mực về tỉ lệ. Đề cao trình bày rõ ràng, rành mạch và nhấn mạnh được mục đích được đề ra.

Thư pháp tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam ta tồn tại song song 2 loại hình thư pháp:

  • Thư pháp chữ Hán – Nôm.

  • Thư pháp chữ Quốc ngữ.

1, Nguồn gốc hình thành.

Thư pháp Việt Nam được du nhập từ Trung Quốc, trong thời kỳ Bắc thuộc, người Hán đã truyền bá cả văn hóa và chữ viết vào nước ta trong đó có thư pháp. Thư pháp chữ Hán phát triển rộng rãi tại nước ta cho đến khi chữ Quốc ngữ ra đời và dần được thay thế bằng thư pháp chữ Quốc ngữ.

Nhà thơ Đông Hồ là người đầu tiên sử dụng mực tàu để viết chữ Quốc ngữ. Ông được coi là người khai sinh ra nghệ thuật thư pháp Quốc ngữ của nước ta. Ông cũng chính là người truyền bá và phổ biến rộng rãi thư pháp quốc ngữ cho người dân Việt Nam.

Xem thêm :  Cách để tập yoga cho người mới bắt đầu

2, Đặc điểm của thư pháp Quốc ngữ.

Tuy có nguồn gốc từ thư pháp chữ Hán nhưng thư pháp Việt mang cho mình điểm riêng vô cùng khác biệt, tạo nên nét độc đáo mà thư pháp Hán không thể có được.

Thư pháp Việt là viết chữ Latin chứ không phải chữ tượng hình như chữ Hán nên bạn, có thể tự do sáng tạo chữ viết theo mong muốn và tình cảm của mình. Khi viết thư pháp Việt thì không bị trói buộc trong bất kể một khuôn khổ nhất định so với chữ Hán.

Nhưng do không phải là chữ tượng hình nên thư pháp chữ Quốc ngữ khó có thể biểu đạt được cảm xúc của người viết. Thay vào đó người viết thư pháp Việt thường tạo ra những tác phẩm mang hình ảnh khi viết để biểu lộ cảm xúc.

3, Thư pháp việt trong đời sống.

Hiện nay nghệ thuật thư pháp đã phổ biến rộng rãi và phát triển trên khắp nước ra. Nó không còn bị giới hạn bởi tư tưởng thư pháp là nghệ thuật cổ chỉ dành cho các bậc cao niên nữa. Mà giờ đây thư pháp đã trở thành sân chơi cho rất nhiều bạn thanh thiếu niên.

Chữ thư pháp là tác phẩm nghệ thuật có giá trị và trở thành những món quà rất quý giá. Mọi người xin chữ, tặng chữ thư pháp cho nhau vào nhiều dịp trong cả năm chứ không chỉ gói gọn trong ngày Tết như xưa.

Rất nhiều câu lạc bộ thư pháp đã ra đời, rất nhiều triển lãm tác phẩm thư pháp được mở ra giúp môn nghệ thuật truyền thống này đi sâu vào đời sống thực tại.

4, Các lối viết chữ trong thư pháp Việt.

Thư pháp là gì? Nghệ thuật thư pháp tại Việt Nam và thế giới

Về cơ bản thư pháp chữ Việt có 4 lối hành bút như sau.

a, Chữ chân phương: Đây là lối viết phổ biến nhất trong thư pháp chữ Việt. Chữ chân phương thì rất thuận tiện viết, thuận tiện đọc, có sự rõ ràng, rành mạch, có sự uyển chuyển giữa các nét bút đậm nhạt khác nhau, tuy nhiên chữ chân phương vẫn giữ đúng được cấu trúc chính của khá nhiều con chữ.

Xem thêm :  Truyện cổ tích: tấm cám (bản gốc)

Thư pháp là gì? Nghệ thuật thư pháp tại Việt Nam và thế giới

b, Chữ cách điệu: cách thể hiện chữ thành những hình tượng khác nhau, có thể biến hóa con chữ để mang những hình ảnh mà người viết muốn miêu tả, đánh lừa thị giác của người xem vì tác phẩm nặng về hình hơn chữ.Ở lối viết chữ này tuy rằng khó đọc nhưng người xem có thể cảm nhận được ý của tác giả qua những hình ảnh ẩn trong tác phẩm.

Thư pháp là gì? Nghệ thuật thư pháp tại Việt Nam và thế giới

c, Chữ Thảo: là cách viết thể hiện cái hồn chữ nhiều hơn là ý, viết phóng túng khiến người xem khó nhận biết, luôn chứa đựng nội lực của người viết. Cách viết theo lối thảo người thưởng lãm phải mất một lúc khá lâu để hiểu hoặc thậm chí là không thể đọc được chữ mà tác giả viết nên.

Thư pháp là gì? Nghệ thuật thư pháp tại Việt Nam và thế giới

d, Chữ mộc: là kiểu chữ viết ngược dùng để khắc trên bảng in gỗ, người xem phải soi vào gương để đọc được. Có trường phái về chữ Mộc riêng, tạo hình thể chữ quốc ngữ gần giống như chữ Hán về cách viết, và được viết theo từng bộ cụ thể, người xem ngỡ là chữ Hán và phải đọc ngược.

Thư pháp là gì? Nghệ thuật thư pháp tại Việt Nam và thế giới

Với sứ mệnh “Lan tỏa nét đẹp của thư họa Hán Nôm qua sắc phong, sách cổ Hán Nôm và dụng cụ thư pháp”, thư viện Anvi chúng tôi hiện đang lưu giữ, phục chế và số hóa nhiều tài liệu Hán Nôm cổ. Đặc biệt là các Đạo Sắc Phòng của nhiều triều đại. Quý khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Nguồn bài viết https://vi.wikipedia.org/

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com