Trẻ chậm nói do thiếu tương tác xã hội

Bạn đang xem: trẻ chậm nói do thiếu tương tác xã hội Tại Pkmacbook.com

Hà NộiBé Minh 2 tuổi ở Cầu Giấy, hoãn đi lớp mầm non do dịch Covid-19 kéo dài, đến nay mới chỉ nói được vài từ, bố mẹ phải đưa bé đến trung tâm giáo dục đặc biệt.

Chuyên gia tâm lý chẩn đoán bé chậm nói so với mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ cùng độ tuổi. Thông thường, ở độ tuổi này, đa số trẻ biết gọi tên màu sắc, khối hình, biết đặt câu hỏi, biết hát hoặc có thể đọc một số bài thơ.

Bé Ngọc ở Bắc Ninh, trước đợt dịch thứ 4 bùng phát tròn 20 tháng tuổi, nhanh nhẹn và nói được các từ đơn. Sau một thời gian ở nhà, hiện bé 28 tháng tuổi nhưng không nói thêm được từ nào.

Đây là hai trong nhiều trường hợp mà chuyên gia tâm lý giáo dục Vũ Thị Kim Thêu, làm việc tại một Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em ở Hà Nội, tiếp nhận gần đây. Bà Thêu cho biết, mỗi ngày trung tâm tiếp nhận khoảng 70 trường hợp tới khám và tư vấn qua điện thoại về rối loạn sức khỏe tâm thần, trong đó 90% trẻ mang biểu hiện chậm nói. Số trẻ chậm nói thường độ tuổi trung bình 18-32 tháng.

Theo chuyên gia, trẻ ở nhà do dịch kéo dài, phụ huynh ít tương tác với con và có xu hướng cho trẻ xem tivi, điện thoại nhiều để tránh bị làm phiền. Các thiết bị điện tử là một trong những nguyên nhân có thể liên quan đến nguy cơ chậm nói và ít giao tiếp ở trẻ. “Trẻ dưới 2 tuổi, não bộ chưa hoàn thiện, nhưng thiết bị điện tử lại mang tới một lượng thông tin lớn, não trẻ sẽ không xử lý kịp dẫn đến tình trạng rối loạn thông tin. Ngoài ra, việc trẻ xem nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thiết bị điện tử có thể dẫn đến tình trạng rối loạn ngôn ngữ, chậm nói”, chuyên gia Thêu nói.

Xem thêm :  Đau bụng trái ngang rốn: nguyên nhân, các triệu chứng, cách điều trị

Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều khiến trẻ không có nhu cầu tương tác với người. Trẻ thu mình, ngại nói, ngại tiếp xúc, dẫn tới ngôn ngữ bị chậm.

Theo UNICEF, hơn 1,6 tỷ trẻ em toàn cầu phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo dục do ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt phong tỏa do Covid-19. Những rối loạn tâm thần của trẻ mắc phải do dịch được chẩn đoán bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý, lo âu, tự kỷ, rối loạn lưỡng cực, rối loạn cư xử, trầm cảm, rối loạn ăn uống, khuyết tật trí tuệ và tâm thần phân liệt.

Hướng dẫn trẻ chơi, nói chuyện, tương tác là cách dạy bé học nói. Ảnh: Loan Bùi

Trẻ bị chậm nói có biểu hiện: nói không rõ lời, diễn đạt khó khăn, nói nhại lời hoặc nói lắp, nói ngược, nói ngọng. Mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ bị chậm so với cột mốc phát triển. Trẻ 2-3 tuổi mà vẫn chỉ nói được một hoặc hai từ đơn.

Theo chuyên gia, ngay khi trẻ 4-6 tháng tuổi, bố mẹ cần theo sát sự phát triển ngôn ngữ của con bởi lúc này trẻ bắt đầu “ê, a”. Tuy nhiên, đây là âm ngữ chứ không phải ngôn ngữ. Nếu thấy con chậm hơn trẻ đồng trang lứa, gia đình nên có các biện pháp điều chỉnh cách tương tác cũng như tăng tần suất nói chuyện với bé.

Xem thêm :  Magic Mouse 2 có thực sự là chú chuột thần kì?

Cha mẹ cần cho trẻ khám, kiểm tra các cơ quan tiếp nhận thông tin và phát âm gồm: thính giác, tai, mũi, hầu, họng, thanh quản, lưỡi. Nếu những bộ phận này không có tổn thương, bác sĩ sẽ khám tâm lý, đo mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ để có định hướng can thiệp. Trường hợp trẻ chậm nói ở mức độ nặng, bác sĩ can thiệp ngôn ngữ một cách tích cực, càng sớm càng tốt. Giảm thời gian cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử từng bước một, giảm dần thời lượng và kiểm soát nội dung xem. Tìm nội dung có tiếng Việt (bài hát, phim hoạt hình lành mạnh có ngôn ngữ tiếng Việt) cho trẻ xem.

Hạn chế cho trẻ dưới hai tuổi xem tivi. Trẻ trên hai tuổi có thể xem 15-20 phút/ngày với nội dung phù hợp. Khi trẻ xem tivi, cần có người lớn bên cạnh để giúp trẻ có thông tin hai chiều. Phụ huynh có thể hỏi các tình huống đang diễn ra trên tivi cũng là một hình thức khuyến khích trẻ tập nói. Khi giảm tivi, điện thoại, cần bù lại phần này bằng cách tương tác với trẻ. Việc tương tác cần thực hiện cần nhất quán thời gian, địa điểm, không được chồng chéo.

Chú ý chế độ dinh dưỡng, không nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, bữa ăn đảm bảo cân đối các thành phần dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm giúp não bộ phát triển.

Xem thêm :  Các dấu hiệu chàng không thích bạn !, 42 dấu hiệu chàng thích bạn nhưng không nói ra

Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ:

4 tháng: Đôi lúc trẻ phát ra được âm “a, ba, bà”, nhưng khi người lớn yêu cầu nói lại thì chưa làm được.

8 tháng: Trẻ biết chơi phun mưa, chu môi làm xấu, đàn môi.

12 tháng: Trẻ bắt đầu có ngôn ngữ câu một từ “bà, ba, bi, ơi, đi, măm”. Ở 15 tháng tuổi, bé nói được phần lớn câu một từ khi được yêu cầu, biết giả vờ gọi điện thoại nói xì xồ. Đồng thời, biết giả vờ uống nước, giả vờ ho, hắt xì, làm tiếng các con động vật kêu. Nhiều trẻ đã có thể nói được câu 2 từ ở 16-18 tháng tuổi.

20 tháng: Trẻ biết nói câu ba từ, gọi tên phần lớn các đối tượng quen thuộc.

26 tháng: Phần nhiều trẻ biết gọi tên màu sắc, khối hình, biết hỏi câu hỏi ở đâu, hát một số bài hát, đọc một số bài thơ.

32 tháng: Trẻ biết sử dụng câu phủ định, kết hợp danh từ với nhiều tính từ và động từ, hỏi được câu hỏi khi nào, hát biểu diễn.

40 tháng: Trẻ biết chơi đóng vai, tự ra điều kiện trò chơi, tự tổ chức trò chơi, hỏi rất nhiều loại câu hỏi khác nhau.

Lê Nga

Trẻ chậm nói: Làm sao để phát hiện và điều trị thế nào đúng cách?

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com