Những nguyên nhân nào gây ra đau lòng bàn chân?

*

Đau lòng bàn chân có thể là một dấu hiệu cho thấy bàn chân bạn bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau lòng bàn chân. Chúng ta sẽ biết được những nguyên nhân đó qua bài viết này.

Bạn đang xem: Đau dưới lòng bàn chân là bệnh gì

1. Đau lòng bàn chân là gì

2. Nguyên nhân gây ra đau lòng bàn chân

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ

4. Chẩn đoán đau lòng bàn chân

5. Điều trị đau lòng bàn chân

6. Bác sĩ điều trị

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặcngười thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor

GọiBác sĩ

유Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Đau lòng bàn chân là gì

Lòng bàn chân (hay gan bàn chân) là nơi phải chịu đựng tất cả áp lực của toàn bộ cơ thể trong suốt cuộc đời mỗi khi chúng ta đi bộ, chạy hay đứng. Theo giải phẫu học, có 26 xương và dây chằng liên kết ở bàn chân, cấu trúc giải phẫu này cho phép bàn chân hoạt động như một bộ phận giảm sang chấn và đòn bẩy. Đau chân có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cấu trúc nào của bàn chân. Trong đó, đau lòng bàn chân có thể được cảm nhận ở phần gót chân, giữa vòm của lòng bàn chân hay phần ụ ngón chân tuỳ thuộc vào các bệnh lý khác nhau.

2. Nguyên nhân gây ra đau lòng bàn chân

Viêm cân gan chân và viêm xương gót

Cân gan chân là một dây chằng rộng và dày, chạy dọc theo lòng bàn chân từ gót chân đến các ụ ngón chân. Dây chằng này duy trì cấu trúc vòm cho gan bàn chân. Theo MedlinePlus, cân gan chân có thể bị viêm khi bị tổn thương hoặc hoạt động quá mức, gây đau nhức bàn chân.

Viêm cân gan chân thường gây cơn đau nhói ở gan bàn chân gần gót chân. Đau thường nặng với vài bước đi đầu tiên sau khi bạn mới thức dậy, mặc dù đau cũng có thể khởi phát sau một khoảng thời gian dài đứng lâu hoặc đứng dậy sau khi ngồi lâu. Cơn đau có thể tồi tệ hơn sau khi tập thể dục xong.

Trong những tình huống thường ngày, cân gan chân hoạt động như một bộ phận giảm sốc và góp phần duy trì cấu trúc hình vòm cho bàn chân bạn. Hoạt động quá mức và lặp đi lặp lại sẽ tạo nên các vết rách nhỏ trong cân gan chân gây nên hiện tượng viêm.

Xem thêm :  Thiệp giáng sinh đẹp nhất 2021 ❤️ thiệp merry christmas

*

Các yếu tố nguy cơ:

Mặc dù viêm cân gan chân có thể phát sinh mà không có nguyên nhân rõ rệt, tuy nhiên các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

Tuổi tác: Viêm cân gan chân phổ biến nhất ở độ tuổi từ 40 đến 60.Một số động tác thể dục: Các hoạt động gây sức căng lên gót như chạy đường dài, nhảy xa, múa ba lê và aerobic có thể góp phần vào sự khởi phát của viêm cân gan chân.Cấu tạo bàn chân: Lòng bàn chân phẳng hoặc vòm quá cao hoặc thậm chí dáng đi bộ bất thường có thể ảnh hưởng đến cách trọng lượng cơ thể tác động lên chân và gây thêm áp lực lên cân gang chân.Những nghề nghiệp mà bạn phải dứng lâu: Công nhân nhà máy, giáo viên và những người dành phần lớn thời gian làm việc đi bộ hoặc đứng trên bề mặt cứng có thể làm tổn thương cân gan chân.

Tuổi tác: Viêm cân gan chân phổ biến nhất ở độ tuổi từ 40 đến 60.Một số động tác thể dục: Các hoạt động gây sức căng lên gót như chạy đường dài, nhảy xa, múa ba lê và aerobic có thể góp phần vào sự khởi phát của viêm cân gan chân.Cấu tạo bàn chân: Lòng bàn chân phẳng hoặc vòm quá cao hoặc thậm chí dáng đi bộ bất thường có thể ảnh hưởng đến cách trọng lượng cơ thể tác động lên chân và gây thêm áp lực lên cân gang chân.Những nghề nghiệp mà bạn phải dứng lâu: Công nhân nhà máy, giáo viên và những người dành phần lớn thời gian làm việc đi bộ hoặc đứng trên bề mặt cứng có thể làm tổn thương cân gan chân.

Biến chứng:

Viêm cân gan chân có thể dẫn đến đau gót mạn tính làm cản trở hoạt động bình thường của bạn, khiến bạn phải thay đổi cách bạn đi bộ để giảm thiểu sự tác động tiêu cực lên bàn chân, đầu gối, hông hoặc lưng.

Đau gót chân cũng có thể hình thành trên xương gót. Xương gót là nơi mà cân gan chân bám và khi viêm có thể gây cơn đau dọc theo gan bàn chân. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm cân gan chân hoặc viêm xương gót bao gồm béo phì, chạy bộ đường dài hay cấu trúc gan bàn chân quá phẳng hoặc quá cong.

Đau ụ ngón chân (metatarsalgia)

Thuật ngữ y khoa của đau ụ ngón chân là Metatarsalgia. Đó là một thuật ngữ thể hiện cho một triệu chứng có nhiều nguyên nhân gây ra.

Cơn đau xảy ra ngay tại những đệm thịt trong lòng bàn chân, đó là nơi chịu áp lực cao nhất khi chúng ta đứng và di chuyển.

Đau thường xuất hiện ở khớp bàn ngón (khớp nối các ngón chân và bàn chân). Bạn cũng có thể có cảm giác đau nhói, tê và đau mỗi khi gập các ngón chân. Đau giảm bớt khi bạn thư giãn chân và trở lại khi bạn tiếp tục các hoạt động bình thường.

Đau ụ ngón chân là tương đối phổ biến và điều trị được trong hầu hết các trường hợp, đặc biệt khi nguyên nhân đã được xác định.

*

Nguyên nhân:

Một người có thể bị viêm ụ ngón chân do một số yếu tố, và điều quan trọng là phải thu hẹp phạm vi nguyên nhân để thực hiện việc điều trị tốt nhất. Viêm ụ ngón có thể do:

Hoạt động thể dục cường độ caoCấu trúc vòm bàn chân cao hoặc ngón chân thứ hai dài hơn ngón chân cáiGãy xương stressMang giày cao gót hoặc giày dép quá nhỏChân chẻ ngónThừa cân

Xem thêm :  Chồng đại gia quan hệ với nữ sinh, hotgirl trà sữa âm thầm ly hôn, làm mẹ đơn thân

Hoạt động thể dục cường độ caoCấu trúc vòm bàn chân cao hoặc ngón chân thứ hai dài hơn ngón chân cáiGãy xương stressMang giày cao gót hoặc giày dép quá nhỏChân chẻ ngónThừa cân

Ngoài ra, có một số bệnh lý có thể gây ra đau ụ ngón. Trong u xơ thần kinh Morton, khu vực giữa ngón chân thứ ba và thứ tư bị ảnh hưởng. Điều này là do sự dày lên của các mô xung quanh dây thần kinh đến các ngón chân.

Bệnh Freiberg cũng có thể là nguyên nhân. Trong bệnh lý này, một phần của đầu khớp mất tính toàn vẹn, dẫn đến sự suy thoái ở đầu khớp thứ hai và khớp gần kề.

Đau ụ ngón cũng có thể gây ra bởi viêm xương vừng. Xương vừng là một xương nhỏ ở bàn chân. Tình trạng này phổ biến ở những người có hoạt động thể lực cao, như vũ công ballet hoặc người chạy bộ.

Gãy xương cơ học hoặc gãy xương stress

Gãy xương có thể là kết quả của chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp. Gãy xương do stress có thể xảy ra do áp lực lặp đi lặp lại chạy hoặc nhảy. Gãy xương gây ra một cơn đau nhói xuất hiện đột ngột trên bàn chân, trong khi đau do gãy stress xuất hiện như một cảm giác khó chịu nhưng không rõ ràng và trở nên nặng dần theo thời gian.

Hội chứng ống cổ chân (Tarsal Tunel Syndrom)

Theo giải phẫu học, thần kinh chày phân phối xuống bàn chân thông qua một đường hầm hẹp được tạo bởi dây chằng và xương mỗi bên. Do đó khi dây thần kinh này bị chèn ép và kích thích sẽ tạo ra cảm giác ngứa ran ở gan bàn chân.

*

Các căn nguyên gây hội chứng ống cổ chân có thể là do chấn thương, chèn ép, bệnh lý hệ thống, nguyên nhân cơ – sinh học và nguyên nhân tự phát. Các chấn thương thường là do tai nạn giao thông, và việc sử dụng cổ – gót chân quá mức do nghề nghiệp. Chấn thương có thể làm gẫy xương và căng kéo quá mức tại cổ chân, gây chèn ép dây thần kinh. Nhưng cũng có những nguyên nhân khác gây chèn ép như: hạch to, phì đại cơ, u tế bào Schwann, u bao sợi thần kinh (Schwannoma), viêm bao gân (tenosynovitis) trong bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Một loạt các nguyên nhân hệ thống khác cũng gây hội chứng ống cổ chân bao gốm suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, tiểu đường, tăng acid u ric máu, nghiện rượu.

Các nguyên nhân thuộc về da bàn chân (mụn cóc, vết sạn da)

Mụn cóc ở lòng bàn chân (Plantar ward) hình thành bởi virus HPV (human papiloma virus) là những mảng gồ lên dạng nốt do thay đổi cầu trúc bề mặt da gan bàn chân. Khi mụn cóc hình thành trên các điểm chịu lực của bàn chân, chúng có thể gây ra đau nhức dữ dội. Nốt sạn da là những mảng da dày lên do sự tăng sinh lớp bì dưới tác động của áp lực để bảo vệ những vùng đó khỏi ma sát. Nốt sạn cũng có thể gây ra đau đớn, đặc biệt khi đi bộ.

*

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Bạn nên đi khám bác sĩ khi triệu chứng đa lòng bàn chân kéo dài trên nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày của bạn.

4. Chẩn đoán đau lòng bàn chân

Đôi khi đau lòng bàn chân tự hết sau một vài ngày. Nếu cơn đau của bạn kéo dài hơn hai tuần, hoặc nếu cơn đau trầm trọng đi kèm với sưng tấy hoặc đổi màu da thì hãy đến gặp bác sĩ.

Xem thêm :  Enzyme là gì? điều kiện thuận lợi cho hoạt động của enzyme

Bác sĩ sẽ khám đôi chân trong khi bạn đang đứng lẫn đang ngồi. Họ sẽ hỏi bạn các câu hỏi về lối sống của bạn, bao gồm thời gian bạn phải đứng đôi chân mỗi ngày, loại giày bạn thường mang và bạn có tham gia vào bất kỳ hoạt động mới nào không.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X quang để xác định liệu bạn có bị gãy xương stress hay không. Cũng như bất cứ chấn thương chân nào, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn mắc bệnh tiểu đường.

5. Điều trị đau lòng bàn chân

Có rất nhiều biện pháp khắc phục tại nhà khi xuất hiện cơn đau gan bàn chân. Nếu các triệu chứng của bạn không phải do một vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh Freiberg hoặc bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể sẽ đề nghị một số phương pháp sau. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu sau vài ngày:

– Nghỉ ngơi đôi chân của bạn khi có thể: đặc biệt là sau các hoạt động gắng sức. Chườm túi nước đá trong khoảng thời gian 20 phút, khoảng cách giữa các lần chườm là 20 phút. Đá sẽ giúp giảm viêm và giảm sưng.

– Mang giày thoải mái: Nếu bạn mang giày cao gót, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay giày. Bạn cũng sẽ muốn chắc chắn rằng giày của mình vừa vặn. Giầy dép có thể gây bàn chân không thẳng hàng trong khi bạn đứng và đi bộ, tạo ra sự cân bằng không đúng.

– Tập thể dục: Bạn sẽ không thể tham gia vào các hoạt động thể thao có cường độ cao trong thời gian này. Thay vào đó hãy tập các bài tập kéo dãn có thể làm giảm đau, tăng tính linh hoạt và sức mạnh cho khớp. Bạn sẽ phải thực hành bài tập này vài lần một ngày cho đến khi cơn đau được giải tỏa.

– Dùng dụng cụ hỗ trợ: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sỹ sẽ khuyến cáo sử dụng miếng lót giầy cơ học. Dụng cụ này giúp căn chỉnh chân và tăng độ đàn hồi.

*

– Kiểm soát cân nặng: Trọng lượng dư thừa sẽ gây thêm áp lực lên bàn chân.

– Dùng thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) hoặc một loại thuốc giảm đau khác. Nếu trường hợp đau nghiêm trọng, bác sĩ cũng có thể kê toa các loại steroid chích.

Nếu bệnh lý của bạn gây ra bởi tình trạng chẻ ngón, chèn ép thần kinh chày hoặc các biến chứng ngoại khoa, có thể bạn sẽ được các bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật xương khớp thăm khám và tham vấn xem xét có nên tiến hành phẫu thuật hay không.

Khi triệu chứng đau lòng bàn chân của bạn trở nên đáng bào động, hãy đi khám bác sĩ ngay. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại1900 1246 để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ.

Xem thêm: Dấu Hiệu Trẻ Sơ Sinh Bị Đi Kiết Lỵ, Bệnh Kiết Lỵ Ở Trẻ Em Và Những Điều Mẹ Cần Lưu Ý

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lònggửi thông tin tại đây.

XƯƠNG KHỚP AV – ĐAU LÒNG BÀN CHÂN NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com