Các phương trình hóa học lớp 9 cần nhớ ccbook, cách viết phương trình hóa học hay, chi tiết

các phương trình hoá học lớp 9 cần nhớ
Bạn đang xem: các phương trình hóa học lớp 9 cần nhớ ccbook, cách viết phương trình hóa học hay, chi tiết Tại Pkmacbook.com

Học cách viết phương trình hoá học như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất luôn là câu hỏi khó với các bạn học sinh. Đừng lo lắng, bài viết sau đây, PKMacbook sẽ chia sẻ đến bạn bảng tổng hợp các công thức hóa học lớp 9 cần nhớ, giúp các bạn học sinh nắm được các phương trình hoá học trọng tâm từ đó ghi nhớ vận dụng làm các dạng bài tập, cùng tham khảo nhé!

✅ Phương trình hoá học là gì? ⭐ Là phương trình biểu diễn các phản ứng hóa học. Trong một phương trình hóa học sẽ bao gồm các chất tham gia sản phản ứng và chất được tạo thành khi phản ứng kết thúc.
 Các bước lập để lập một phương trình hóa học – Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng

– Bước 2: Cân bằng phương trình hóa học

– Bước 3: Hoàn thành phương trình hóa học

Bạn đang xem: Các phương trình hóa học lớp 9 cần nhớ

Sau đây là bảng tổng hợp các công thức hóa học lớp 9 cần nhớ thuộc hai chuyên đề trọng tâm là Kim loại và Hidrocacbon cũng như một số bài tập tính toán thường gặp trong các đề thi học kì I

1, các công thức hóa học lớp 9 cần nhớ – chuyên đề kim loại: Tính chất hóa học chung của kim loại

Các công thức hóa học cần nhớ trong chương trình lớp 9 học kì I bao gồm các công thức liên quan đến kim loại và các hidrocacbon cơ bản

+) Phản ứng của kim loại với phi kim

Tác dụng với oxi: Xét thí nghiệm đốt nóng đỏ sắt, sắt cháy trong oxi sẽ tạo thành oxit sắt từ

3Fe + 2O2 -> Fe3O4

Ngoài sắt thì nhiều kim loại khác như Al, Zn, Cu,… phản ứng với Oxi tạo thành các oxit Al2O3, ZnO, CuO

Tác dụng với phi kim khác: Xét thí nghiệm đưa muỗng sắt đựng natri nóng chảy vào lọ đựng khí clo. Hiện tượng xảy ra là natri nóng chảy cháy trong khí clo sẽ tạo thành khói trắng. Đó là do natri tác dụng với khí clo tạo thành tinh thể muối natri clorua có màu trắng.

Xem thêm :  Những xu thế mới của công nghệ trong giáo dục -

2Na + Cl2 -> 2NaCl

Ở nhiệt độ cao, đồng, magie, sắt,… phản ứng với lưu huỳnh cho sản phẩm là các muối sunfua: CuS, MgS, FeS. Hấu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt,…) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit (thường là oxit bazo). Ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối

+) Phản ứng của kim loại với dung dịch axit

Một số kim loại phản ứng với dung dịch axit (H2SO4 loãng, HCl,..) tạo thành muối và giải phóng khí hidro. Ví dụ trong các công thức hóa học lớp 9 hk1 ta có phản ứng sau

Zn + H2SO4 (loãng) -> ZnSO4 + H2

+) Phản ứng của kim loại với dung dịch muối

Phản ứng của đồng với dung dịch bạc nitrat: Cu + 2AgNO3 -> Cu (NO3)2 + 2Ag

Trong phản ứng này đồng đã đẩy bạc ra khỏi muối. Ta nói đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc

+) Phản ứng của kẽm với dung dịch đồng (II) sunfat

Thí nghiệm: Cho một dây kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch đồng (II) sunfat.. Ta quan sát thấy hiện tượng có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây kẽm, màu xanh lam của dung dịch đồng (II) sunfat nhạt dần, kẽm tan dần

Nhận xét: kẽm đã đẩy đồng ra khỏi dung dịch đồng (II) sunfat. Ta nói kẽm hoạt động hóa học mạnh hơn đồng

Zn + CuSO4 -> ZnSO4 + Cu

Phản ứng của kim loại Mg, Al, Zn,… với dung dịch CuSO4 hay AgNO3 tạo thành muối magie, muối nhôm, muối kẽm,.. và kim loại Cu hay Ag được giải phóng. Ta nói, Al, Mg, Zn hoạt động hóa học mạnh hơn Cu, Ag.

2, các công thức hóa học lớp 9 cần nhớ – chuyên đề kim loại: Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Xét các thí nghiệm: Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4 và cho mẩu dây đồng vào dung dịch FeSO4. Ta quan sát thấy hiện tượng có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt còn ở thí nghiệm 2 thì không có hiện tượng gì xảy ra. Vậy ở thí nghiệm 1, sắt đã đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối đồng. TRong chương kim loại, đây là một trong các công thức hóa học cơ bản thcs

Cụ thể phương trình hóa học của phản ứng đẩy kim loại: Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

Vậy sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng, ta sẽ xếp sắt đứng trước đồng

Tương tự có thí nghiệm như dưới đây: Cho mẩu dây đồng vào dung dịch bạc nitrat và mẩu dây bạc vào ống nghiệm chứa dung dịch đồng II sunfat. -> Đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc

Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau, người ta sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học. Sau đây là dãy hoạt động hóa học của một số kim loại thường gặp: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au

Xem thêm :  Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ - Cẩm nang Dạy học

Chuỗi hoạt động hóa học được xếp theo chiều giảm dần

3, các công thức hóa học lớp 9 cần nhớ – chuyên đề hidrocacbon – Metan (CH4)

Metan có nhiều trong các mỏ khí (khí thiên nhiên), trong mỏ dầu (khí mỏ dầu hay khí đồng hành), trong các mỏ than (khí mỏ than), trong bùn ao (khí bùn ao), trong khí biogas

Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí (d= 16/29), rất ít tan trong nước

Cấu tạo phân tử: Gồm 4 liên kết đơn giữa C và H

các công thức hóa học lớp 9 cần nhớ: metan có công thức hóa học là CH4

Tính chất hóa học

+) Tác dụng với oxi: Metan cháy tạo thành khí cacbon dioxit và hơi nước

CH4 + 2O2 -> CO2 + 2H2O

Phản ứng trên tỏa ra nhiều nhiệt . Hỗn hợp gồm một thể tích metan và hai thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh

+) Tác dụng với clo: CH4 + Cl2 -> CH3Cl + HCl (ánh sáng)

Trong phản ứng trên, nguyên tử hidro của metan được thay thế bằng nguyên tử clo, vì vậy, phản ứng trên được gọi là phản ứng thế

4, các công thức hóa học lớp 9 cần nhớ – chuyên đề hidrocacbon – Etilen (C2H4)

Etilen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí (d=28/29)

Cấu tạo phân tử: Mỗi nguyên tử C liên kết với 2 nguyên tử hidro, hai hóa trị còn lại dùng để liên kết hai nguyên tử cacbon với nhau. Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền. Liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học.

Xem thêm:

công thức hóa học đầy đủ của etilen: CH2 = CH2 (dấu = chỉ liên kết đôi giữa 2 nguyên tử cacbon)

Tính chất hóa học

+) Tác dụng với oxi: Tương tự metan, khi đốt etilen cháy tạo ra khí cacbonic, hơi nước và tỏa nhiệt

C2H4 + 3O2 -> 2CO2 + 2H2O

+) Tác dụng với dung dịch brom: Dẫn khí etilen qua dung dịch brom màu da cam. Ta quan sát được hiện tượng dung dịch brom bị mất màu. Etilen đã làm mất màu dung dịch brom

Ta có các công thức hóa học lớp 9 cần nhớ về etilen và dung dịch brom như sau:

CH2 = CH2 + Br2 -> CH2 Br – CH2 Br

Như vậy liên kết kém bền trong liên kết đôi bị đứt ra và mỗi phân tử etilen đã kết hợp thêm một phân tử brom. Phản ứng trên được gọi là phản ứng cộng.

Ngoài brom, trong những điều kiện thích hợp, etilen còn có phản ứng cộng với nhiều chất khác như hidro và clo. Nhìn chung, các chất có liên kết đôi (tương tự etilen) dễ tham gia phản ứng cộng

+) Tác dụng với nhau

Ở điều kiện thích hợp (nhiệt độ, áp suất, xúc tác), liên kết kém bền trong phân tử etilen bị đứt ra. Khi đó, các phân tử etilen kết hợp với nhau tạo thành phân tử có kích thước và khối lượng rất lớn, gọi là poli-etilen (viết tắt là PE)

Xem thêm :  SEO Facebook những thủ thuật bạn không nên bỏ lỡ - Cẩm nang Dạy học

… + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + … -> – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 –

Phản ứng trên được gọi là phản ứng trùng hợp

Trong các công thức hóa học lớp 9 cần nhớ, dạng tổng quát của poli-etilen (PE) là: (CH2 – CH2)n.

PE là chất rắn không tan trong nước, không độc. Nó là nguyên liệu quan trọng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chất dẻo.

Poli-etilen được dùng nhiều trong ngành công nghiệp chất dẻo

5, áp dụng các công thức hóa học lớp 9 cần nhớ vào bài tập tính toán

Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: CH4 + 2O2 -> CO2 + 2H2O (1)

Áp dụng các công thức hóa học lớp 9 cần nhớ về tính số mol của chất khí tại điều kiện tiêu chuẩn, ta có n (metan) = 11,2: 22,4 = 0,5 (mol)

Từ phương trình hóa học số (1) ta có số mol Oxi cần dùng bằng 2 lần số mol metan => để đốt cháy hoàn toàn ta cần 1 mol oxi -> ta cần 22,4 (lít) khí Oxi

Cũng từ phương trình hóa học số (1) ta có số mol cacbonic sinh ra bằng số mol metan => thể tích khí cacbonic là 11,2 (lít)

Bài tập 2: Để đốt cháy 4,48 lít khí etilen cần phải dùng

a) bao nhiêu lít oxib) bao nhiêu lít không khí chứa 20% thể tích oxi

a) bao nhiêu lít oxib) bao nhiêu lít không khí chứa 20% thể tích oxi

Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: C2H4 + 3O2 -> 2CO2 + 2H2O (1)

Áp dụng các công thức hóa học lớp 9 cần nhớ về số mol của chất khí tại điều kiện tiêu chuẩn, ta có n (etilen) = 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol)

Vậy từ phương trình hóa học số (1) ta có số mol oxi cần dùng là 0,6 (mol)

Vậy thể tích oxi cần dùng là 0,6 x 22,4 = 13,44 (lít)

Thể tích không khí chứa 20% oxi cần dùng là: 13,44 : 20% = 67,2 (lít)

Để đạt điểm cao trong bài kiểm tra học kì I môn Hóa học sắp tới, ngoài các công thức hóa học lớp 9 cần nhớ ở phía trên, các em cũng cần chú ý đến những dạng bài tập tính toán. Lưu ý nhớ đúng công thức hóa học của các chất cũng như áp dụng chính xác các phương trình phản ứng hóa học.

Chuyên mục:

Chuyên mục: Kiến thức thú vị

 

Phương trình hóa học – Dành cho học sinh mất gốc – Thầy Đặng Xuân Chất

 

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục Tại Website Pkmacbook.com