Giáo án mẫu môn Tiếng việt lớp 1 theo chương trình GDPT mới –

Với mục tiêu hỗ trợ quý thầy cô có thêm những nguồn tham khảo hữu ích trong công tác giảng dạy và nâng đạt hiệu quả cao giảng dạy, cũng như tiết kiệm thời gian soạn bài. Cẩm nang dạy học đã tổng hợp được một số giáo án mẫu tiêu biểu chi tiết theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ giáo dục. Trong bài viết này cẩm nang dạy học sẽ chia sẻ với thầy cô một số giáo án mẫu tiêu biểu môn Tiếng Việt theo chương trình GDPT mới, Thầy cô có thể tham khảo ngay dưới đây:

1. Mẫu Giáo mẫu án môn Tiếng việt lớp 1 theo chương trình GDPT mới số 1

GIÁO ÁN BÀI: CHUỘT CON ĐÁNG YÊU

I. MỤC TIÊU:

– Năng lực:

+ Đọc: Đọc đúng, rõ ràng các từ, các câu trong bài, biết ngắt, nghỉ theo dấu câu.

+ Nói: Trả lời được các câu hỏi trong nội dung của bài qua đó thấy được hình ảnh một chú chuột con đáng yêu. Chuột con rất yêu mẹ và luôn muốn được mẹ yêu thương, che chở.

+ Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.

Xem thêm :  Những điều cần biết khi sử dụng Audience Insights Facebook - Cẩm nang Dạy học

+ Qua bài học, học sinh biết chia sẻ cùng các bạn tình cảm của mình dành cho cha mẹ.

– Phẩm chất: Học sinh biết thể hiện tình yêu với những người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– Tranh minh họa SGK.

– Video bài hát “Bé chuột đáng yêu”

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Xem chi tiết trong file download đính kèm

2. Giáo án mẫu môn Tiếng việt lớp 1 theo chương trình GDPT mới số 2

GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 1

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG BÀI 47: OM – OP (2 tiết)

__________________________________________________________________

I. Mục tiêu:

Sau khi học bài, học sinh hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất sau:

1. Đọc: Nhận biết các vần om, op.Đọc được các vần om, op và các tiếng, từ chứa vần om, op. Tìm và đọc được các tiếng, từ chứa vần om, op. Đọc đúng và rõ ràng bài Lừa và ngựa, biết ngắt hơi khi kết thúc mỗi dòng thơ. Trả lời được những câu hỏi đơn giản do GV đưa ra liên quan đến nội dung của bài Lừa và ngựa.

2. Viết: Viết đúng các vần om, op và các từ đom đómhọp tổ.

3. Nói và nghe: Biết nói tiếp được câu phù hợp với nội dung bài tập đọc.

4. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất nhân ái (Bạn bè phải thương nhau, giúp đỡ

nhau trong khó khăn).

II. Đồ dùng dạy – học:

Xem thêm :  Phương pháp dạy học tích cực và cách thức triển khai -

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu (hoặc tranh ảnh, bảng phụ); Phiếu học tập (Bài 2).

2. Học sinh:Sách giáo khoa, bảng con, vở BTTV.

III. Hoạt động dạy học

TIẾT 1

Khởi động

Trò chơi: Chuyền hoa.

– GV cho cả lớp cùng hát vang bài “Vào lớp rồi”, bông hoa lần lượt được chuyền qua tay từng thành viên chơi. Bài hát kết thúc, bông hoa dừng ở tay thành viên nào thì thành viên đó sẽ được đọc từ giấu sau mỗi bông hoa. Thành viên nào đọc đúng được phần thưởng, thành viên nào đọc sai nhường quyền trả lời cho các thành viên khác.

(Các từ ghi trong mỗi bông hoa: cái yếm, tấm thiếp, chiêm chiếp, kim tiêm, diếp cá).

Hoạt động chính

Xem chi tiết trong file download đính kèm

TIẾT 2

Khởi động

GV cho HS chơi trò chơi Truyền điện, tìm đúng các từ chứa vần om,op.

Hoạt động chính

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
3.3. Tập đọc (BT3)
3.3.1. Giới thiệu bài:
– GV chiếu bài tập đọc lên màn hình, chỉ tên bài. Bạn nào có thể đọc được tên bài mà chúng ta học hôm nay ?
– Ai có thể nói cho cô biết mình đã quan sát được những gì trong tranh minh họa? (GV vừa chỉ hình minh họa vừa gợi ý..)
– GV có thể hỏi thêm: Đâu là con Lừa, đâu là con Ngựa ? Vì sao em biết
– Vì sao trên lưng ngựa chất đầy hàng, còn lừa ngã bên vệ cỏ ? Chuyện gì đã xảy ra vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện Lừa và ngựa.
    – Học sinh: Lừa và ngựa 
– HS nói những sự vật mà HS quan sát được. VD: con lừa, con ngựa, cô gái,…
– Con lừa có hình dáng nhỏ hơn con ngựa…
– Lắng nghe 
3.3.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc
a. GV đọc mẫu: giọng kể chuyện thong thả, chậm rãi
b. Luyện đọc từ ngữ:– Bây giờ các em cùng luyện đọc những từ ngữ mới, từ ngữ khó trong bài nhé. GV chỉ từng từ ngữ được tô màu đỏ đậm trong bài đọc trên màn hình cho HS đọc. Từ nào không đọc được, HS có thể đánh vần. Các TN cần đọc: còm nhom, hí hóp, ….- GV giải nghĩa từ: hí hóp, còm nhom+ Em hiểu hí hóp trong cụm từ thở hí hóp như thế nào?+ Trong cụm từ “Lừa còm nhom”, em hiểu còm nhom như thế nào?-> GVNX, giải nghĩa: “hí hóp” – cảm giác thở nông, hay hụt hơi, mệt mỏi; “còm nhom” – gầy còm quá mức, trông thiếu sức sống.
c. Luyện đọc câu:– Bài có mấy câu? (GV chỉ từng câu)- GV cùng HS đếm số câu trong bài: 6 câu- Cho HS đọc vỡ: GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.- Cho HS đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS; nhắc HS thi đua để lượt sau đọc tốt hơn lượt trước. Từ nào HS không đọc được thì có thể đánh vần hoặc cả lớp đánh vần giúp bạn
d. Thi đọc tiếp nối 2 đoạn:– GV chia đoạn (đoạn 1: 2 câu, đoạn 2: 2 câu)- Y/C HS đọc theo bàn, tổ (bàn 1 đọc đoạn 1, bàn 2 đọc đoạn 2, tổ 1 đọc đoạn 1, tổ 2 đọc đoạn 2 …..)– GV lưu ý HS: HS đọc đầu tiên đọc cả tên bài; nghỉ hơi giữa các câu, ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy.
e. Thi đọc cả bài:– GV có thể cho tổ 3,4 đọc toàn bài – cả lớp đọc toàn bài
g. Học sinh đọc cả bài
 – HS lắng nghe và đọc thầm theo  
-2,3 HS đọc
– cả lớp đọc đồng thanh: …. 
– HS trả lời theo ý hiểu     
– Lắng nghe   
– HS đếm số câu trong bài: 6 câu
– HS đọc, sau đó cả lớp đọc lại
– Thực hiện theo Y/C của GV      
– Thực hiện theo Y/C của GV     
– Tổ 3,4 đọc toàn bài
– cả lớp đọc toàn bài
– 1 HS đọc cả bài
3.3.3. Tìm hiểu bài đọc– GV: Các em có thích truyện này không ? Bây giờ chúng ta sẽ làm bài tập xem các em hiểu truyện như thế nào nhé.
– GV giúp học sinh hiểu yêu cầu và cách làm bài tập: HS cần điền được phần thông tin còn trống phù hợp với nội dung câu chuyện đã đọc.
– Y/C HS đọc từng câu, làm bài trong VBT- GV Y/C HS luyện nói theo cặp- Y/C một số cặp nói trước lớp. GV giúp HS ghi lại đáp án trên bảng lớp hoặc chiếu lên màn hình, cho HS NX, chốt.
– Cho cả lớp đồng thanh kết quả.
– Câu chuyện Lừa và ngựa muốn nói với các em điều gì?
– GV kết luận: Bài đọc Lừa và ngựa là một câu chuyện rất hay, rất có ý nghĩa, muốn nói với các em về tình bạn chân chính: phải thương bạn, giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn, không giúp bạn có lúc phải hối hận, giúp bạn chính là giúp mình. Tình bạn chỉ có thể khẳng định trong lúc khó khăn… Các em cần ghi nhớ và thực hiện nhé.)
– Lắng nghe  
– HS đọc từng câu, làm bài trong VBT 
– HS luyện nói theo cặp
– Một số cặp nói trước lớp, NX
– Cả lớp đồng thanh kết quả.
– HS trả lời theo ý hiểu: phải thương bạn, giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn…- Lắng nghe

Củng cố, mở rộng, đánh giá

Xem thêm :  Một số trò chơi học tập tiếng Việt lớp 1 - Cẩm nang Dạy học

– Bài hôm nay chúng ta học vần gì?

– GV chỉ bảng cho HS đọc om, op đã học (đọc trơn, đánh vần, phân tích)

– HS tìm từ chứa tiếng có vần om, op

– HS nêu cảm nhận, mong muốn về tiết học.

– Dặn HS về nhà đọc truyện: Lừa và ngựa cho bố mẹ hoặc người thân nghe. – GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực tham gia vào bài học, nhắc nhở HS còn thiếu sót.

Trên đây là một số giáo án mẫu môn tiếng Việt theo chương trình GDPT mới, hy vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho thầy cô.

Thầy cô có thể tải giáo án mẫu môn tiếng Việt tại đây

Tham khảo thêm: Top 10 website tốt nhất dành cho giáo viên

Tổng hợp: Thùy Anh

Nguồn tham khảo từ Internet

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục Tại Website Pkmacbook.com