Hướng nội là gì? tốp những nghề hợp với người hướng nội

Bạn đang xem: hướng nội là gì? tốp những nghề hợp với người hướng nội Tại Pkmacbook.com

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tính cách của mình có phải là một người hướng nội? Vậy Người hướng nội là gì? Cách nhận biết người hướng nội? Và việc hướng nội này ảnh hướng như thế nào đối với cuộc sống. Ngay bâ giờ, chúng ta cũng nhau giải đáp những thắc mắc này nhé

Người hướng nội là gì?

Để biết được người hướng nội là gì, đầu tiên chúng ta nên biết “hướng nội” là gì?

Hướng nội là cụm từ để nói về khuynh hướng sống của một con người. Khuynh hướng sống này có phần cô độc theo nhiều người nghĩ, cũng có người cho rằng đó là một khuynh hướng sống cá nhân. Hướng nội là hướng đến bên trong tức là những thứ về tâm hồ hay những giá trị cốt lõi của nó, chứ không phải là hướng về vẻ bên ngoài hay những hình thức bên ngoài đem lại. Hướng nội là quan tâm đến bản than nhiều hơn là việc bạn quan tâm đến những thứ xung quanh và mọi thứ gần như với bạn không có sự tác động.

Người hướng nội là gì

Xem thêm: dịch thuật online tại nhà cho sinh viên

Vậy “người hướng nội” là gì?

Người hướng nội là người năng lượng có xu hướng mở rộng khi suy nghĩ và suy nhược khi phải giao tiếp với những người khác. Những người hướng nội thường kín đáo và ít nói trong những nhóm đông. Họ thường có niềm vui trong các hoạt động đơn độc như đọc sách, viết, âm nhạc, vẽ, mày mò, xem phim, chơi game và sử dụng máy tính cùng với một số các hoạt động riêng biệt ngoài trời như câu cá hay đi bộ.

Người hướng nội thường thích thú khi được tận hưởng thời gian một mình hoặc cùng với một số người bạn thân hơn là với những nhóm đông người. Sự thật là khi gặp một vấn đề lớn hay một việc quan trọng cần độ tin tưởng tối đa, người hướng nội là sự lựa chọn xứng đáng cho những việc đó. Họ thường ưu tiên tập trung vào một hoạt động duy nhất tại một thời điểm và thích được quan sát tình huống trước khi tham gia, họ có trí tưởng tượng phong phú và thường có nhiều phân tích trước khi nói. Những người hướng nội có thể dễ dàng bị choáng ngợp bởi sự kích thích từ các cuộc gặp mặt hay giao tiếp xã hội có quá nhiều người tham gia.

Không nên nhầm người hướng nội với người nhút nhát, người bị “xã hội ruồng bỏ” hoặc thậm chí người mắc bệnh trầm cảm, họ chọn cuộc sống đơn độc thay vì các hoạt động giao tiếp theo sở thích còn người nhút nhát – có thể là người hướng ngoại lại xa lánh giao tiếp vì sợ hãi và người bị “xã hội ruồng bỏ” hay mắc bệnh thì không có sự lựa chọn.

Dấu hiệu cho thấy bạn chắc chắn là người hướng nội

Không thích trò chuyện xã giao

Người hướng nội luôn thích những cuộc hội thoại có ý nghĩa hơn là trò chuyện xã giao. Họ là những người thiên về suy nghĩ và phát huy tốt trong các cuộc trò chuyện có chiều sâu về cuộc sống, ý tưởng, lý thuyết và mục tiêu lớn. Tuy nhiên, khi bắt buộc phải trò chuyện xã giao, không có cách nào khác ngoài việc họ phải cố gắng làm cho người cùng trò chuyện cảm thấy thoải mái. Người sống nội tâm là người có khả năng lắng nghe tuyệt vời và đồng điệu một cách tự nhiên với cảm nhận của những người tương tác. Thông thường, những người hướng nội sẽ thấy những cuộc chuyện trò ngẫu hứng như vậy trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.​

Cảm thấy căng thẳng khi ở đám đông

Dù là người hướng nội hay người hướng ngoại đều có thể xuất hiện ở đám đông và tự tin cười nói, giải quyết nhiều vấn đề trước nhiều người. Việc họ chọn lựa dành thời gian cho bản thân nhiều hơn không phải vì họ nhút nhát. Đơn giản bởi vì người hướng nội không tìm thấy sự thích thú nào và năng lượng hấp thu không ở mức cao nhất trong “cuộc chơi” đó. Căng thẳng, áp lực là điều họ cảm thấy rõ bên trong mình. Dù mọi người có thể thấy họ vô tư vui đùa và hoạt náo vô cùng sôi động, thật chất đối với người hướng nội đó chỉ là cái vẻ ngoài “đội lốt” hoàn hảo.

Khi tiếp xúc với đám đông, người hướng nội thường gặp rất nhiều vấn đề đấu tranh trong nội tâm. Ví dụ như mỗi lần ứng xử hay giao tiếp sẽ khiến họ đặt ra câu hỏi: làm thế có đúng không? Và những thắc mắc mang tính đánh giá bản thân ra sao, ngay cả đối với mọi người cũng vậy.

Thích ở một mình

Thích ở một mình

Xem thêm: CEO

Điều này nghe có vẻ không vui vẻ với mọi người, nhưng những người sống hướng nội không chỉ thích được ở một mình. Chỉ đơn giản là không làm gì cả và việc có một khoảng “thời gian của tôi” là cách thư giãn và nạp lại năng lượng.

Không dễ dàng tin một ai đó

Việc tin một ai đó cũng giúp như cách họ suy nghĩ nhiều trước khi nói hay tranh luận vậy. Người hướng nội cần thời gian quan sát, giao tiếp và đánh giá nhiều mặt mới có thể đạt được sự tin tưởng của họ. Điều này có lẽ xuất phát nhiều từ chính nội tâm đầy phức tạp với tính cách không thích hòa nhập với đám đông hay gặp gỡ với người lạ khiến họ e dè và gặp trở ngại.

Suy nghĩ nhiều trước khi nói

Người hướng nội luôn cần thời gian để tìm hiểu rõ vấn đề và lựa chọn từ ngữ một cách thận trọng. Một khi có cơ hội xử lý vấn đề cẩn thận, họ có thể truyền đạt một cách rõ ràng chính xác vị thế của mình với những người liên quan.

Thích đi chơi với một nhóm ít người

Thay vì một nhóm nhiều người, những người hướng nội lại thích nhóm ít người hoặc một chọi một hơn. Với họ, càng nhiều người càng khó quản lý. Làm việc với nhiều người khiến phát sinh nhiều vấn đề hơn, điều đó tạo áp lực và khiến người hướng nội cảm thấy mệt mỏi. Ngược lại, nhóm ít người tạo cho họ cảm giác thoải mái, có cơ hội và thời gian để tiếp xúc, tìm hiểu mọi người hơn.

Coi trọng việc chăm chú lắng nghe

Coi trọng việc chăm chú lắng nghe

Người hướng nội là người lắng nghe tuyệt vời, lắng nghe để hiểu, chứ không chỉ đơn thuần là để đáp lại. Và nếu được yêu cầu đưa ra lời khuyên, sự giúp đỡ bạn sẽ chia sẻ, cân nhắc thấu đáo dành cho cá nhân người đó. Hành động lắng nghe là cách người sống nội tâm thể hiện tình yêu và sự tôn trọng, và như vậy, chúng tôi vô cùng cảm kích khi qua thông điệp chúng tôi có thể chia sẻ, để những người cùng giao tiếp nhận ra rằng chúng tôi đã suy nghĩ kỹ càng… và rằng chúng tôi rất thích họ làm điều tương tự với chúng tôi.

Tự xem xét, đánh giá các vấn đề của bản than

Những người hướng nội có xu hướng phân tích quá mức các tình huống, thậm chí đôi khi chúng không cần phải phân tích. Điều đó có thể khiến họ mất thêm chút thời gian để hiểu những gì đang xảy ra, không phải họ không hiểu được, mà bởi vì họ luôn tìm cách nhận ra những ý nghĩa sâu sắc hơn.​

Phân biệt tính cách hướng nội và hướng ngoại của con người

Hướng nội và hướng ngoại là hai tính cách trái ngược nhau, có thể nói hai tính cách này trái ngược nhau. Vậy điểm khác nhau giữa hai tính cách này là gì?

Bài viết này sẽ đưa ra một vài dấu hiệu để các bạn có thể phân biệt mình là người hướng nội hay hướng ngoại thông qua các tiêu chí sau:

Bạn bị hấp dẫn thế giới bên trong hay bên ngoài ?

  • Người hướng ngoại bị hấp dẫn bởi thế giới bên ngoài nhiều hơn. Cho nên họ thường nhận thức rõ mọi người, sự kiện và sự vật ở xung quanh họ. Chẳng hạn chuyện gì đang diễn ra bên ngoài, mình đang đi du lịch ở một bãi biển, đang dự một cuộc họp, ở đó có những ai, cảnh vật thế nào, ăn uống ra sao,… tất tần tật những thứ thuộc về thế giới ở bên ngoài.
  • Ngược lại, người hướng nội bị hấp dẫn bởi thế giới bên trong. Cho nên họ thường nhận thức rõ những suy nghĩ và cảm xúc bên trong của họ. Chẳng hạn cũng là đi chơi, đi du lịch ở một bãi biển, nhưng thứ hấp dẫn họ nhiều hơn là suy nghĩ và cảm xúc bên trong khi đi chuyến đi chơi đó. Đó sẽ là rất nhiều tiếng nói ở bên trong đầu xuất hiện lên. Rồi cảm xúc vui hay chút e ngại, hay chút hồi hộp ở bên trong. Những cuộc giao tiếp nội tâm ở bên trong đầu bạn,… tất tần tật những thứ thuộc về thế giới ở bên trong.
Xem thêm :  Top 25 bài văn mẫu phân tích nhân vật chí phèo hay nhất

Khi gặp và trò chuyện với người lạ

Đây là điều nhiều người thường hay mắc sai lầm. Họ thường nghĩ rằng người hướng ngoại thì nói nhiều còn người hướng nội thì nói ít. Điều đó hoàn toàn sai. Bởi vì nói nhiều hay nói ít còn phụ thuộc vào mức độ thân thiết của người đó với mối quan hệ của họ. Có những người hướng nội, khi họ nói chuyện với bạn thân, họ có thể nói nhiều khủng khiếp, và ngược lại – hướng ngoại khi nói chuyện với người lạ, đôi khi họ chỉ nói vài ba câu xã giao.

  • Người hướng nội thường ngại hơn khi gặp và trò chuyện với người lạ. Và sự ngại ngùng có thể kéo dài. Đó là lí do vì sao nếu bạn là người hướng nội điển hình, thì trời sẽ phú cho bạn một “tài năng” đó là im lặng cả giờ liền mà không cảm thấy chán. Người hướng nội, họ không dễ để bắt đầu một cuộc nói chuyện với người lạ, dù chỉ là xã giao. Nếu có thì là do kĩ năng giao tiếp họ được rèn luyện. Ngay cả những người kĩ năng giao tiếp tốt, họ vẫn có cảm giác ngại hơn, đó là đặc trưng tính cách.
  • Ngược lại, người hướng ngoại thường thoải mái hơn khi gặp và trò chuyện với người lạ. Khi gặp người lạ thì ai cũng có cảm giác ngại hết. Nhưng người hướng ngoại họ sẽ có khuynh hướng là ít ngại hơn, cảm giác thoải mái và dễ dàng nói chuyện với người lạ, vì đặc trưng của họ là họ có thể nói những câu chuyện phiếm, những câu chuyện xã giao một cách rất tự nhiên. Cũng vì thế mà sự ngại ngùng đi qua rất nhanh. Không những thế, mà việc gặp gỡ trò chuyện có khi còn là sở thích của họ, vì đó là đặc trưng tính cách.

Xem thêm: Customer Care

Mức độ mở lòng

  • Người hướng nội thường ngại hơn khi gặp và trò chuyện với người lạ. Và sự ngại ngùng có thể kéo dài. Đó là lí do vì sao nếu bạn là người hướng nội điển hình, thì trời sẽ phú cho bạn một “tài năng” đó là im lặng cả giờ liền mà không cảm thấy chán. Người hướng nội, họ không dễ để bắt đầu một cuộc nói chuyện với người lạ, dù chỉ là xã giao. Nếu có thì là do kĩ năng giao tiếp họ được rèn luyện. Ngay cả những người kĩ năng giao tiếp tốt, họ vẫn có cảm giác ngại hơn, đó là đặc trưng tính cách.
  • Người hướng ngoại thường dễ mở lòng, tâm sự với bạn bè, người thân. Với họ thì đôi khi, chẳng có chuyện gì là bí mật cả. Có rất nhiều chuyện, họ có thể dễ dàng chia sẻ với mọi người. Tất nhiên, là ai cũng sẽ có những nguyên tắc và việc chia sẻ phụ thuộc mức độ thân thiết, nhưng với người hướng ngoại, thì họ dễ dàng mở lòng. Có nhiều chuyện, với họ việc chia sẻ cho người khác là điều chẳng có khó khăn gì cả.

Thích ở một mình hay chốn đông người

  • Người hướng nội sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải ở chỗ nhộn nhịp đông người hoặc phải giao tiếp với nhiều người, nhất là người lạ. Việc ép họ phải ở những chỗ đông đúc, náo nhiệt có thể sẽ là cực hình với họ. Cảm xúc đặc trưng của người hướng nội chính là cảm giác lạc lõng khi ở đám đông quá lâu. Với người hướng nội, họ lấy năng lượng từ thế giới bên trong. Đôi khi là cafe một mình, tâm sự với một đứa bạn thân, nghe nhạc, nằm nhà xem phim, lang thang một mình. Đó là cách sạc pin của người hướng nội.
  • Ngược lại, người hướng ngoại sẽ cảm thấy buồn chán và bức bối khi phải ở một mình quá lâu hoặc không được tương tác với người xung quanh. Việc ép họ ở một mình quá lâu có thể sẽ là cực hình với họ. Họ sẽ thấy bức bối, ngứa tay, ngứa chân, thấy cô đơn. Phải ra ngoài một tí, phải kiếm người tương tác. Họ lấy năng lượng từ thế giới bên ngoài, từ đám đông, họ thích những chỗ đông vui, nhộn nhịp. Khi họ bị stress, có thể những nơi đông đúc, náo nhiệt sẽ mang lại năng lượng cho họ, làm họ cảm thấy vui trở lại.

Cách giao tiếp và hành động

  • Người hướng nội thường là những người có hành động và cashc nói chuyện trong giao tiếp của mình rất từ tốn, chậm rãi, thường có xu hướng nhường lời cho người khác nói hết, rồi mình mới nói. Họ có tố chất của một nhà lãnh đạo từ tốn và thường suy nghĩ rất kỹ trước khi nói ra bất kỳ một quan điểm hay ý kiến nào của bản thân. Chính vì vậy, họ rất thận trọng trong từng câu nói hay việc làm của mình để không gặp sai lầm khi giao tiếp hay hành động với người khác.
  • Đối với người hướng ngoại thì ngược lại, lời nói và hành động thường nhanh chóng. Có thể thấy rằng càng hứng phấn thì họ càng nhanh. Đó là đặc trung của tinh cách hướng ngoại. Đó cũng là lí do vì sao nhiều người thường hay thấy lãnh đạo là người quyết đoán, ăn to nói lớn, quyết định dứt khoát. Suy nghĩ của người hướng ngoại thường đi song song với lời nói khiến cho tốc độ giao tiếp của họ rất nhanh và luôn có tình ttangj là nói chuyện rất nhanh trong giao tiếp với mọi người và người ta hay gọi là “cướp lời”.

Trên đây là 5 dấu hiệu rất đặc trưng của người hướng nội và hướng ngoại. Qua đó, bạn có thể phân biệt những điểm khác nhau giữa người hướng nội và người hướng ngoại, hoặc dùng để quan sát chính bản thân mình hoặc những người xung quanh mình. Giả sử trong trường hợp bạn vẫn chưa thể xác định được, thì hãy tìm gặp chuyên gia. Tuy nhiên trên thực tế, cũng có rất nhiều người có cả hai tính cách hướng nội và hương ngoại.

Phân tích ưu – nhược điểm của người hướng nội

9 ưu điểm của người hướng nội ai cũng cần biết

  • Người hướng nội sử dụng thời gian hiệu quả khi ở một mình:

Bạn sẽ học được cách thích ứng với cuộc sống một mình ở người hướng nội. Trên thực tế, sống một mình không đồng nghĩa với cô đơn mà ngược lại, lối sống này còn giúp bồi đắp cảm xúc, sở thích và nội tâm cho chúng ta.

Ngoài ra, những người hướng nội còn là những người có ý thức tự học rất tốt. Họ thường là các nhà độc giả, nhà triết học hoặc là những người làm việc liên quan đến lĩnh vực sức khỏe.

  • Khả năng hoạt động độc lập

Khả năng hoạt động độc lập

Xem thêm: PG là gì

Xuất phát từ sở thích được tự do một mình nên những người hướng nội có xu hướng làm việc độc lập hơn. Họ dễ dàng quan sát và nhận biết những gì xung quanh chính xác, chậm rãi đánh giá rồi mới quyết định hướng giải quyết. Thế nên, họ thường ít gặp thất bại.

Trên thực tế, số lượng các nghệ sĩ, nhà văn, nhạc sĩ và nhà sáng chế sống nội tâm khá nhiều vì đây là những lĩnh vực đòi hỏi độ tập trung cao và cần phải biết tránh xa sự phiền nhiễu.

  • Người hướng nội rất giỏi tự tìm cảm hứng

Hầu hết người sống hướng nội thích khám phá suy nghĩ và cảm xúc của bản thân theo cách riêng của họ. Đây là yếu tố then chốt để sáng tạo. Trong khi sự sôi nổi ở những người hướng ngoại khiến nhiều người dễ đánh giá về thành tựu của mình, những người hướng nội lại nổi bật ở chỗ biết xử lý thông tin. Họ sẽ dành nhiều thời gian suy nghĩ nếu nhận thấy công việc đó cần thiết phải như vậy. Những kỹ năng này ở họ sẽ được phát huy tối đa trong lúc làm việc như lên kế hoạch, lên ý tưởng cho các dự án…

  • Biết lắng nghe là ưu điểm nổi trội của người hướng nội nên họ có thiên hướng làm lãnh đạo

Những người hướng nội luôn là những người biết lắng nghe. Họ có thể không dễ tiếp cận nhưng họ luôn là người sẵn sàng lắng nghe mọi câu chuyện của bạn. Và đó cũng là lý do khiến khả năng lãnh đạo của người hướng nội cao hơn người hướng ngoại, đặc biệt là khi cấp dưới của mình chủ động tâm tình với mình. Một nhà lãnh đạo hướng ngoại đôi khi sẽ không bắt kịp suy nghĩ của nhân viên nhưng nhà lãnh đạo hướng nội lại không như thế. Họ sẽ lắng nghe và xử lý thông tin của nhân viên mình. Ưu điểm này ở họ đặc biệt có hiệu quả để tự tin hơn với những tình huống giao tiếp 1 – 1.

  • Học cách kết nối theo kiểu của người hướng nội

Người hướng nội không thích những chốn đông người mà thay vào đó, họ chỉ thích được hòa nhập vào nhóm bạn thân của mình để xây dựng các mối quan hệ sâu sắc. Đối với họ, những cuộc họp nhóm nhỏ sẽ giúp mọi người thân tình hơn và hiểu biết nhau hơn.

Xem thêm :  Các mùa trong tiếng anh

Rèn luyện khả năng nhẫn nhịn giỏi như người hướng nội:

Người hướng nội sẽ có thể kiên nhẫn ở nhà cả ngày để hoàn thành hoặc tìm hiểu công việc. Không giống như mẫu hướng ngoại, những người hướng nội sẵn sàng tự “cô lập” mình trong một thời gian dài để giải quyết công việc nếu họ thấy cần thiết. Họ thấy làm việc một mình không hề buồn tẻ mà lại rất thoải mái và thích được làm việc trong các môi trường như thế. Kết quả là, những người hướng nội có lợi thế tập trung trong một khoảng thời gian mà không bị phân tâm.

  • Người hướng nội thường nghiên cứu kỹ vấn đề trước khi hành động:

Những người hướng nội không lập tức giải quyết vấn đề mà họ sẽ suy xét kỹ càng rồi mới ra quyết định. Họ sẽ có xu hướng tiếp cận từ từ chứ không tiếp cận ngay lập tức. Không giống như người hướng ngoại thường “nói nhiều nhưng suy nghĩ ít”, người hướng nội sẽ có xu hướng suy nghĩ cẩn thận trước khi hành động.

  • Tự “phá vỡ” những rào cản thông thường:

Người sống hướng nội có nhiều khả năng không bị ảnh hưởng bởi những lời nói bóng gió, tin đồn hoặc những lo lắng mà xã hội đang quan tâm. Họ thường không bị ảnh hưởng bởi những thói quen của người khác. Do vậy, họ thường là những nhà quản lý rất tốt khi họ chỉ quan tâm đến chất lượng công việc chứ không phải những lời ra vào từ các đồng nghiệp khác.

  • Thật ra, người hướng nội mới là thiên tài giao tiếp

Những người hướng nội thường giao tiếp rất tốt bằng lời nói và thường sẽ tránh đụng độ trực tiếp các cuộc “đấu khẩu”. Trái với những người hướng ngoại thường sa đà vào các câu chuyện dài dòng lê thê, những người hướng nội thường nói chuyện rất ngắn gọn, tinh tế và súc tích.

  • Nhược điểm của người hướng nội

 

  • Gặp khó khăn khi sống trong môi trường đông người.

Người hướng nội thường gặp khó khăn và cảm thấy loay hoay trong các môi trường công cộng hay công sở, khi đi làm. Vì hầu hết công việc ở một công sở đều cần có sự tương tác, trao đổi. Với tính cách không thích tương tác như người hướng nội, đây là trở ngại lớn.

  • Dễ bị stress

Người hướng nội thường bị ảnh hưởng bởi chứng âu lo. Do tính cách thường quy nghĩ đến chiều sâu, ở họ dần hình thành cảm giác lo lắng quá mức với những tình huống trong cuộc sống và công việc. Điều này ảnh hưởng tới não bộ.

Top 10 ngành nghề thích hợp với người hướng nội

  • Dịch thuật

Công việc của người làm dịch thuật là chuyển đổi tài liệu bằng văn bản từ ngôn ngữ này một hoặc nhiều sang ngôn ngữ khác. Đặc biệt,khi họ thường làm việc một mình, sử dụng máy tính để nhận và để gửi tài liệu, cũng như soạn thảo về các văn bản.

Khác với một thông dịch viên khác, phải làm việc trực tiếp với người khác hoặc phiên dịch trước nhiều người, người làm công việc dịch thuật này dành khá nhiều thời gian một mình với những xấp văn bản. Vì vậy, đối với những người hướng nội và họ yêu thích những ngành nghề có liên quan đến ngôn ngữ thì dịch thuật là một công việc  là một sự lựa chọn hoàn hảo.

  • Lập trình viên

Ở Việt Nam hiện nay không hề thiếu các công ty chuyên sản xuất và mua bán các dịch vụ phần mềm CNTT. Để có thể hoàn thành tốt công việc được giao, họ thường xuyên làm cặm cụi rất chăm chỉ từ sáng đến khuya không hề nao núng. Những phòng ban kiểu này hay được thiết kế để đảm bảo cho các nhân viên lập trình- phát triển phần mềm luôn có sự yên tĩnh tối đa nhằm tạo ra hiệu quả công việc cao nhất trong thời gian hữu hạn.

  • Thiết kế đồ họa

Các nhà thiết kế đồ họa thường sử dụng các yếu tố hình ảnh để truyền những  thông điệp. Họ thường cần  tham khảo ý kiến với khách hàng và các thành viên khác trong nhóm sản xuất khi mà bắt đầu thực hiện các dự án, nhưng trong quá trình làm việc đó, họ thường làm việc một mình.

Khoảng 20% các nhà thiết kế đồ họa này là người làm việc tự do. Vì thế, công việc này sẽ rất phù hợp với người hướng nội và nó sẽ cho phép bạn làm việc một cách độc lập và tự do hơn.

  • Nhân viên kế toán

Là một kế toán viên, phần lớn thời gian sẽ dành cho việc đối mặt với các con số, vì vậy đó là một công việc khá tuyệt vời cho những người hướng nội mà có kỹ năng tính toán và tổ chức mạnh mẽ. Kế toán viên và kiểm toán viên thường kiểm tra về các báo cáo, hồ sơ, hay đánh giá hoạt động tài chính, và chuẩn bị những hồ sơ thuế cho khách hàng.

  • Kỹ thuật viên ngành nghiên cứu

Nghề nghiệp phù hợp cho người hướng nội là gì? Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm là xử lý các mẫu da và các chất lỏng trong cơ thể, một số người thu thập những mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân. Nhưng nếu bạn muốn giới hạn được sự tương tác của bạn với người khác, hãy tìm đến một nghề khác trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán y tế, nơi mà bạn sẽ thực hiện các nghiên cứu về mẫu thử thay vì phải giao tiếp với cách bệnh nhân khác.

  • Nhân viên chăm sóc sức khỏe

Những người hướng nội hoạt động trong lĩnh vực này có thể được hiểu là những y bác sĩ hay những nhà tâm lý học trị liệu. Nhiệm vụ của họ đó là mang đến cảm giác an toàn và thoải mái dành cho các bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề trong cuộc sống của họ. Người hướng nội có khả năng lắng nghe cực tốt, họ luôn luôn dõi theo lời nói của bạn cho đến khi bạn dừng lại thì sẽ đến lượt họ mở lời. Họ sẽ ghi chép đầy cẩn thận về tình trạng bệnh lý , hay đơn giản chỉ là những lời tâm sự không đầu không cuối của bệnh nhân. Bạn sẽ để ý thấy khi họ nói chuyện hay giao lưu với bệnh nhân của mình, họ hay ngồi gần không ngại ngần với bệnh nhân của mình, tay họ chạm nhẹ vào bệnh nhân và đôi khi chỉ là các cử chỉ như xoa tay, vỗ vai đầy tình cảm. Bằng việc an ủi nhẹ nhàng như vậy, bệnh nhân luôn coi các y bác sĩ, nhà tâm lý trị liệu như những người bạn thân của họ và bệnh nhân cũng vì thế dễ bày tỏ tâm sự của mình nhiều hơn.

  • Biên tập viên

Biên tập viên cũng là một ngành nghề được nhiều bạn hướng nội yêu thích. Tham gia công việc này, họ rất giỏi quan sát tin tức và chỉnh sửa những lỗi của bạn bè hay đồng nghiệp gặp phải. Đa phần nếu họ là quản lý họ cũng chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng với nhân viên của mình và ít khi quát mắng người khác. Biên tập viên cũng đòi hỏi sự tập trung cao độ cùng sự yên tĩnh tuyệt đối, tránh sự ồn ào của người khác làm ảnh hưởng đến mình. Nếu như nghề kế toán cẩn thận với từng con số thì nghề biên tập viên này cũng yêu cầu khắt khe con chữ.

  • Nhạc sĩ

Có vẻ người hướng nội rất thích hợp với những bộ môn nghệ thuật, một trong đó là âm nhạc. Một trong những nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới với bản xô-nát ánh trăng là Beethoven là minh chứng rõ nhất. Beethoven là người hướng nội.

Khi ở một mình, năng lượng người hướng nội đẩy lên mức cao nhất và họ sẽ dùng nó để sáng tác nghệ thuật. Người hướng nội thường xuyên hình dung trong đầu những nốt nhạc nhảy múa và hình dung được bài nhạc viết ra sẽ như thế nào. Một lần nữa, óc quan sát cùng với trí tưởng tượng bay xa sẽ giúp họ có được các tác phẩm để đời.

  • Thiết kế đồ họa

Các nhà thiết kế đồ họa thường sử dụng các yếu tố hình ảnh để truyền những  thông điệp. Họ thường cần  tham khảo ý kiến với khách hàng và các thành viên khác trong nhóm sản xuất khi mà bắt đầu thực hiện các dự án, nhưng trong quá trình làm việc đó, họ thường làm việc một mình.

Khoảng 20% các nhà thiết kế đồ họa này là người làm việc tự do. Vì thế, công việc này sẽ rất phù hợp với người hướng nội và nó sẽ cho phép bạn làm việc một cách độc lập và tự do hơn.

  • Nhà địa chất học

Đây là một trong số các công việc được trả lương cao nhất cho những người có tính hướng nội trên thế giới. Các nhà địa lý học sẽ dành ít nhất một nửa thời gian bên ngoài, ngoài đồng ruộng, cách xa các đồng nghiệp, còn lại, họ thường ở trong phòng thí nghiệm hoặc họ làm việc trên máy tính.

Giống như gần hầu hết những người tham gia nghiên cứu khoa học, các nhà địa chất học cũng đã dành rất nhiều thời gian để sử dụng các kỹ năng tư duy để đưa ra các quyết định và giải quyết vấn đề. Nếu như bạn đang phân vân không biết một người hướng nội nên làm nghề gì, thì những gì công việc này đem lại cho bạn là tận hưởng được thời gian dành cho việc nghiên cứu độc lập  đó.

Xem thêm :  Tổng hợp những stt đêm không ngủ siêu hay cho các cú đêm

Lý do người hướng nội dễ trở thành nhà lãnh đạo giỏi

Người hướng nội không chỉ có thể làm nhà lãnh đạo mà thậm chí họ có thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏi cho một hay nhiều tổ chức, họ biết đưa ra những quyết định sáng suốt và bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng năm ở chỗ chúng ta định hướng về một nhà lãnh đạo giỏi như thế nào.

Dưới đây là một số lý do người hướng nội có thể dễ dàng trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc trong công việc và cả cuộc sống.

  • Người hướng nội giải quyết vấn đề một cách xuất sắc

Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng không thể thiếu để trở thành người lãnh đạo tốt. Người hướng nội giải quyết vấn đề bằng cách cẩn thận chú ý đến từng tiểu tiết thay vì vội vàng, hấp tấp. Người hướng nội luôn có suy nghĩ thấu đáo và luôn dựa vào cả sự thật cũng như trực giác trước khi đưa ra quyết định. Điều này giúp cho người hướng nội có sự lão luyện trong việc quan sát, suy nghĩ trừu tượng và ra quyết định chỉ sau khi xem xét tất cả các khía cạnh.

  • Người hướng nội là người luôn sẵn sàng

Dù cho người hướng nội thường không thích ở đám đông, nhưng thực chất họ lại người thuyết trình hấp dẫn và cuốn hút. Họ có khả năng cao về nghiên cứu, họ suy nghĩ và lên kế hoạch hiệu quả trước khi hành động và phát ngôn. Trong các cuộc họp, họ là những cá nhân luôn chuẩn bị chu đáo nhất, đảm bảo giá trị của các cuộc trò chuyện và truyền tải những thông tin cần thiết rõ ràng.

  • Người hướng nội có ý chí mạnh mẽ và khiêm tốn

Trở thành người lãnh đạo ưu tú đòi hỏi sự tinh tế mà người hướng nội dường như lại là bậc thầy trong việc sở hữu kỹ năng này. Sự tự nhận thức, trung thực và kiên cường là bản năng vốn có của người hướng nội. Là những cá nhân tập trung hướng đến mục tiêu, họ không để tâm đến những lợi ích ngoài lề hay sự khen ngợi mà luôn cố gắng làm mọi thứ cần thiết để đạt được điều mình muốn.

  • Người hướng nội là những chuyên gia lắng nghe

Quan tâm đến nhân viên và khách hàng hay thấu hiểu những mặt chìm của vấn đề là đặc điểm thiết yếu của nhà lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo hướng nội là người quan sát và lắng nghe tuyệt vời bởi họ luôn chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Họ lắng nghe những gì mọi người nói và sẽ chỉ đưa ra quan điểm khi nó có giá trị. Ngoài ra, họ không quan tâm đến việc trở thành trung tâm của sự chú ý và luôn đặt ánh đèn sân khấu lên người khác, cũng như đánh giá cao những ý tưởng, đề xuất từ ​​mọi người xung quanh.

  • Người hướng nội bình tĩnh và tự chủ

Giữa những xô bồ, căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, sự căng thẳng và lo lắng có thể khiên bạn đưa ra những quyết định tồi tệ. Nhưng trong những môi trường như vậy, các nhà lãnh đạo hướng nội luôn biết cách giữ bình tĩnh khi đưa ra quyết định và luôn dựa trên sự quan sát, phân tích tỉ mỉ. Sự ổn định của họ giúp mọi người duy trì niềm tin để có thể đối phó với sự hỗn loạn theo cách tốt nhất.

  • Người hướng nội thể hiện tốt nhất khi ở một mình

Các nhà lãnh đạo hướng nội coi trọng sự cô độc và cảm thấy tràn đầy năng lượng khi dành thời gian ở một mình. Khi phải tương tác quá nhiều, họ sẽ cần nạp lại năng lượng thường xuyên. Khoảng thời gian này giúp họ suy nghĩ rõ ràng, tự chủ bản thân và giúp họ đối mặt với những thách thức mới. Bạn có thể học hỏi từ một người hướng nội, chẳng hạn sẵn sàng nghỉ ngơi trong vài ngày, suy nghĩ về một vấn đề khó khăn, đọc mọi thứ bạn có thể.

  • Người hướng nội là những cá thể sáng tạo

Người hướng nội họ thường ít nói nhưng họ lại mang lại rất nhiều sự sáng tạo cũng như truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh và điều này rất hữu ích đối với những nhà lãnh đạo. Sáng tạo, kết hợp với tư duy phân tích giúp những nhà lãnh đạo hướng nội tìm ra các giải pháp độc đáo trước mỗi trở ngại. Bên cạnh đó, tư duy sáng tạo cho phép họ phát triển văn hóa linh hoạt và đổi mới hoạt động trong tổ chức.

  • Người hướng nội khi nói tạo ra sức hút khiên mọi người lắng nghe

Người hướng nội luôn suy nghĩ kỹ càng trước khi nói. Họ xem xét tất cả mọi ý kiến, phân tích cẩn thận các sự kiện, tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng rồi mới phản hồi. Vì thế, những người lắng nghe họ biết điều đó quan trọng và có giá trị. Đó chính là sức mạnh của thái độ bình tĩnh mà mọi người có thể thấy ở nhà lãnh đạo hướng nội.

Lời khuyên giúp người hướng nội phát huy khả năng

Người hướng nội thích môi trường tĩnh lặng, ít ồn ào, ít sôi động, nơi mà họ thấy mình sống động và tràn đầy năng lượng hơn, ngược với người hướng ngoại. Nhiều người vẫn tin là hướng nội thì từ bỏ xã hội. Thật ra nên nhìn nhận đó chỉ là sự khác nhau trong cách tiếp cận xã hội mà thôi. Một khảo sát năm 1996 tại Mỹ cho thấy có khoảng 50% người là hướng nội.

  • Đâu là thế mạnh được biết về người hướng nội khi làm việc?

Người lãnh đạo hướng nội có thể tạo ra kết quả khá hơn hướng ngoại, nghiên cứu cho thấy họ thu hút ý tưởng người khác và do vậy đã cho phép những ý tưởng tốt nhất được trình làng.

Và các nhà tâm lý thấy là những người sáng tạo nhất có xu hướng bộc lộ rõ sự hướng nội, thích dành nhiều thời gian một mình. Vì sự cô độc là một yếu tố quyết định cho sáng tạo. Tạo ra những công việc nền tảng và sâu sắc đòi hỏi phải ngồi yên, suy nghĩ, soạn thảo ra chiến lược.

Người hướng nội cũng là người suy tư cẩn trọng trước khi hành động, cần cho giai đoạn hiện nay, khi mà con người được cho là phải chấp nhận quá nhiều rủi ro.

  • Đâu là những bất lợi của người hướng nội?

Môi trường làm việc hiện đại đẩy người hướng nội lọt ra khỏi vùng thoải mái của họ. Họ kém hơn người hướng ngoại khi cần tập hợp con người và tạo cảm hứng cho những người đó.

  • Điều gì thách thức khi người hướng nội và hướng ngoại làm việc với nhau?

Người hướng nội suy nghĩ trước khi nói và đôi khi họ cảm thấy thất vọng với những gặp gỡ thoáng qua không theo cách mà họ chờ đợi. Người hướng ngoại thì thất vọng về người hướng nội khi thấy họ dành quá nhiều thời gian cho suy nghĩ mà không chia sẻ được gì cả.

Nhưng cả hai đều cần nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Khi họ hiểu nhau và cùng làm việc trong sự trân trọng lẫn nhau, thì đó là sự hài hòa tuyệt vời nhất.

  • Bộ phận nhân sự làm được gì để giúp người hướng nội phát triển và đóng góp tốt nhất?

Câu hỏi lớn này có một số hướng giải quyết. Như một số ví dụ sau:

Do người hướng nội chuộng thời gian tĩnh lặng, khi tưởng thưởng họ về kết quả công việc, hãy thưởng cho họ một ngày nghỉ phép dành riêng cho họ.

Khi cần những ý tưởng mới, nên dùng một quy trình trong đó từng người sẽ chuẩn bị cho phần sáng tạo riêng của mình trước khi được kết nối lại và chia sẻ phần của mình vào công việc chung. Điều đó còn thu hút được cả những người hướng ngoại nữa.

  • Lời khuyên hữu ích nhất cho câu chuyện này là gì ?

Hãy sống cho tương hợp với bản tính của bạn. Hãy theo một nghề nghiệp thật sự thích hợp với bạn. Người hướng ngoại cần có hành động hướng nội nhiều hơn khi họ ngồi lại viết lách một nội dung, dù là họ có chuộng việc mải mê trò chuyện với người khác đến đâu. Người hướng nội cần trải lòng ra khi đi dự tiệc tùng và các buổi gặp mặt. Nhưng rồi thì tất cả chúng ta đều sẽ phải quay về nơi được nhà tâm lý Brian Little gọi là “chốn hồi phục”, là nơi chúng ta có thể thư giãn và thật sự được là chính mình.

4 KIỂU NGƯỜI HƯỚNG NỘI – LÀM SAO ĐỂ BIẾT ĐƯỢC 1 NGƯỜI HƯỚNG NỘI THÍCH BẠN| DANG HNN

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức Tại Website Pkmacbook.com