Top 20 tình huống sư phạm thường gặp và cách giải quyết hay nhất

Nghề giáo viên cũng được ví như “làm dâu trăm họ”, hàng ngày phải đứng trước bục giảng và trước hàng trăm con người khác nhau cùng với trọng trách mang lại kiến thức, kinh nghiệm cho người học. Trong công việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ nên mỗi giáo viên phải trang bị các kĩ năng sư phạm kĩ lưỡng cùng với khả năng xử lý tình huống nhạy bén để có thể giải quyết công việc một cách hoàn hảo. 

Top 20 tình huống sư phạm thường gặp và cách giải quyết hay nhất

Mời các bạn cùng tham khảo hơn 20 tình huống sư phạm thường gặp và cách giải quyết dưới đây.

Tình huống 1

Với cương vị là giáo viên chủ nhiệm trong lớp và có một học sinh học kém, hay đi học muộn và thường ngủ gật trong giờ. Khi bạn đến mời phụ huynh của học sinh đó để trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình của em nhằm đề ra phương án tốt nhất để cải thiện tình trạng học tập của em thì bố của em lại xin cho em thôi học. Lý do mà bố của em đưa ra là vì mẹ em mất sớm, nhà lại còn có em nhỏ. Nên bố của em muốn xin cho em thôi học để giúp đỡ bố trông nom em nhỏ, để bố em đi kiếm tiền nuôi các con.

Với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm của học sinh đó, thì bạn cần làm gì để giúp đỡ học sinh đó vẫn có thể đi học và vẫn có thể giúp đỡ gia đình được phần nào?

Cách giải quyết hay nhất:

Bạn cần đến gặp phụ huynh học sinh và trao đổi rõ ràng cụ thể về vấn đề này, nhẹ nhàng động viên bố của học sinh hết sức tạo điều kiện cho em để em có thể học tiếp vì chính tương lai của em. Ngoài ra, trong những giờ ra chơi bạn có thể cắt cử các học sinh khác trong lớp thay phiên nhau đến để giúp đỡ gia đình em ấy, để em ấy có thời gian đi học. Cần phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn và quan trọng là để tạo điều kiện cho em có thế tiếp tục đi học vì tương lai của em.

Tình huống 1

Tình huống 2

Thấy các em học sinh trêu nhau và là một giáo viên chủ nhiệm lớp đó – bạn phát hiện một đôi đang yêu nhau và có những biểu hiện học tập đi xuống. Cả hai đều không chú ý nghe giảng, rất hay chống cằm mơ màng!……. Bạn hiểu rõ, tình trạng này là rất đáng lo, đặc biệt đối với học sinh cuối cấp. Bạn xẽ xử lí ra sao trong tình huống này.

Cách giải quyết hay nhất:

Bạn khéo léo và lặng lẽ tìm gặp riêng từng học sinh một, nhắc nhở nhẹ nhàng, tế nhị để chúng không sao nhãng việc học tập. Không ảnh hưởng đến kết quả của bản thân vừa không ảnh hưởng đến thành tích chung của cả lớp.

Tình huống 2

Tình huống 3

Một lần vì có việc bận đột xuất nên bạn đã đến muộn 10 phút. Khi vừa bước đến cửa lớp bạn nghe rõ tiếng học sinh trong lớp đang reo hò vì tưởng cô giáo không đến dạy.

Cách giải quyết hay nhất:

Trong tình huống này, dù có tự ái hay không vừa lòng trước hành động đó của học sinh, bạn vẫn nên vào lớp như bình thường. Thay vì “lên lớp” học sinh, bạn thành thật xin lỗi vì việc đột xuất nên đã đến muộn. Đồng thời bạn cũng nên nhẹ nhàng, khéo léo nhắc nhở học sinh về hành động bột phát khi thấy giáo viên đến muộn, khuyên các em lần sau không nên làm như thế. Và bạn cũng không nên để mất quá nhiều thời gian vào những chuyện “ngoài rìa” này bằng cách nhanh chóng bắt đầu bài giảng của mình với tâm lý thoải mái để buổi học được thành công.

Tình huống 3

Tình huống 4

Trong lớp có một học sinh rất hay làm mất trật tự trong các giờ học và điều đó làm ảnh hưởng đến giáo viên bộ môn và các bạn trong lớp. Bạn là cán bộ trong lớp thì bạn cần phải làm gì để giải quyết tình trạng đó?

Cách giải quyết hay nhất:

Trước tiên bạn cần phải tìm hiểu rõ xem vì sao học sinh đó lại rất hay làm mất trật tự trong lớp và môn học nào cũng thế hay chỉ là một sô môn học. Nếu lý do học sinh đưa ra là không hợp lý thì bạn cần phải giải thích rõ cụ thể cho học sinh đó. Chẳng hạn như: không thích học môn học đó. Hay là do thầy, cô bộ môn đó dạy không hay hoặc môn học đó khó hiểu, thì bạn cần phân tích cho học sinh đó hiểu vai trò và tác dụng của môn học đó. Hoặc trao đổi với giáo viện bộ môn đó để tìm ra phương pháp dạy khác phù hợp hơn…

Tình huống 4

Tình huống 5

Là một thầy giáo trẻ!… Bạn được các học sinh nữ trong trường quý mến và đặc biệt có một trong số các em học sinh đó là T bày tỏ ý cảm mến. Thậm chí, T đã viết thư bộc lộ tình cảm yêu đương rất sâu sắc. Nếu bạn là người thầy trong tình huống này bạn sẽ chọn cách cư xử nào?

Cách giải quyết hay nhất:

– Viết thư lại cho T để cảm ơn kèm lời xin lỗi.

– Bạn vờ như không biết. Tiếp tục đối xử với T bình thường như bao học sinh khác!

– Phê bình khéo học sinh T trước lớp vì tội trêu thầy giáo.

– Luống cuống trước mặt cô bé, để cô ấy hiểu nhầm.

Tình huống 5

Tình huống 6

Một số thanh niên ngoài trường có xích mích với một học sinh lớp bạn chủ nhiệm. Được các em học sinh khác báo cho chuyện “Học sinh N đang bị đánh ngoài cổng trường…”. Là một giáo viên rất thương học sinh – bạn sẽ phải làm thế nào?

Cách giải quyết hay nhất:

Gọi đội bảo vệ của trường ra làm nhiệm vụ. Sau đó gọi điện về cho người nhà đến đón bạn học sinh đó, nếu có có dấu hiệu nguy hiểm thì báo cho công an địa phương nhờ sự can thiệp.

Tình huống 6

Tình huống 7

Trong giờ trả bài kiểm tra, có một học sinh thắc mắc với cô giáo bộ môn về kết quả bài kiểm tra: “Thưa cô! Bài của em làm giống hệt bài của bạn X, sao bạn ấy lại được điểm 9 mà em chỉ được có 6?”. Nếu bạn là cô giáo trong tình huống này thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

Xem thêm :  Cách thay đổi hình nền Gmail

Cách giải quyết hay nhất:

Nhẹ nhàng và nói: “Em đã nhìn kĩ chưa! Mang bài của em và X lên đây cho tôi kiểm tra!”. Sau khi kiểm tra xong. Nếu bạn sai thì đơn giản là bạn hãy nói lời xin lỗi với cả lớp đặc biệt là em học sinh bị bạn chấm nhầm. Sau đó, bạn sẽ chấm lại bài kiểm tra. Nhưng là do em đó không để ý thì bạn hãy giải thích cho em hiểu lỗi sai của mình. Bạn có thể phê bình em đó, để lần sau em đó cẩn thận hơn.

Tình huống 7

Tình huống 8

Bạn được Ban giám hiệu phân công làm công tác chủ nhiệm lớp X. Khi nhận lớp bạn thấy cả lớp rất trầm. Trong các giờ học, các em không tích cực tham gia tìm hiểu bài. Các em cũng không hăng hái tham gia vào các hoạt động của lớp. Bạn phải làm gì để khuấy động phong trào của lớp?

Cách giải quyết tình huống hay nhất:

– Tìm hiểu nguyên nhân mà lớp trầm và chưa tích cực tham gia hoạt động học tập và các hoạt động khác.

– Đưa ra các biện pháp phù hợp:

+ Có các biện pháp để động viên khích lệ các em mỗi khi làm được một việc tốt.

+ Cùng cả lớp tổ chức những trò chơi chung, những buổi học ngoại khóa.

+ Động viên học sinh nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của lớp của trường.

+ Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, cuối tuần có biểu dương khen thưởng kịp thời.  

Tình huống 8

Tình huống 9

Trong khi chấm bài kiểm tra cuối kì I, bạn thấy có một trường hợp học sinh mức học chỉ ở mức độ trung bình nhưng bài kiểm tra xuất sắc. Với trường hợp như vậy giờ trả bài kiểm tra bạn xử lý như thế nào?

Cách giải quyết tình huống hay nhất:

Khen ngợi em đó có nhiều cố gắng trong học tập và mời em đó lên bảng trình bày lại cho cả lớp nghe. Nếu bài làm tốt thì cần tuyên dương về sự có gắng của em đó, nếu không làm được thì khuyên em cần cố gắng hơn nữa và nhắc nhở cả lớp cần có tính trung thực trong học tập, nhất là trong kiểm tra.

Tình huống 9

Tình huống 10

Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh ở lại lớp. Đầu năm, tập trung học sinh không thấy học sinh đó đi học. Bạn đến gặp phụ huynh của em ấy nhằm trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em học tốt hơn thì bố của em lại xin cho con thôi học. Lý do: vì em không thông minh như các bạn cùng lớp, học rất kém, học trước quên sau, thích gì làm nấy.

Trước tình huống này, bạn phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh?

Cách giải quyết tốt nhất:

Trước hết tôi động viên gia đình tạo điều kiện cho em đến lớp; tìm hiểu xem nguyên nhân có phải em thuộc đối tượng trẻ khuyết tật về trí tuệ,….

Sau đó giải thích cho phụ huynh rõ: trẻ em có quyền được học tập và vui chơi. Mặc dù em không được khôn như các bạn cùng lớp. Nhưng nghỉ học lúc này sẽ làm mất đi cơ hội được đào tạo, trang bị mọi kiến thức để em ấy bước vào đời, và chắc chắn em ấy cũng sẽ không có cơ hội về sau này có được việc làm tốt, tương lai không thể rộng mở.

Nếu em thuộc đối tượng học sinh khuyết tật (thiểu năng trí tuệ,…) qua việc xác nhận từ gia đình, y tế, địa phương,.. thì cần lập kế hoạch và hồ sơ cá nhân của em để phối hợp cùng gia đình giáo dục, theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của em.

Tình huống 10

Tình huống 11

Hai học sinh đánh nhau, phụ huynh của một trong hai em học sinh đó đến lớp và gọi em học sinh kia ra, đe doạ đánh em học sinh này. Cả lớp xúm quanh lại, ồn ào và mất trật tự. Nếu bạn có mặt trong trường hợp đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Cách giải quyết tốt nhất:

Hỏi lý do về việc phụ huynh đó cần gặp học sinh.

Mời phụ huynh về văn phòng để giải quyết.

Cùng GVCN, Ban phụ trách công tác đội gặp 2 học sinh trong cuộc để tìm hiểu sự việc và có hướng giải quyết thích hợp.

Tình huống 11

Tình huống 12

Một lần do đồng nghiệp của bạn bị ốm phải nghỉ dạy, bạn được phân công dạy thay. Sau khi kết thúc bài giảng, bạn hỏi các em: “Thầy dạy thế các em có hiểu bài không?”. Các em trả lời: “Thầy dạy hay lắm ạ. Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả. Hay là thầy dạy luôn lớp em đi ạ”. Vào tình huống này thì bạn xử lý như thế nào.

Cách giải quyết tốt nhất:

Trước hết, bạn nên mỉm cười cám ơn các em đã chú ý lắng nghe bài giảng và dành tình cảm cho thầy. Điều đó làm thầy rất hài lòng. Sau đó bạn nhẹ nhàng giải thích cho các em hiểu mỗi thầy cô giáo đều có một phương pháp dạy riêng nhưng đều có chung một mục đích là giúp các em hiểu bài, nắm vững được kiến thức. Chính vì vậy các em không nên so sánh để rồi khen người này, chê bai người kia. Bạn có thể nói: “Các em ạ, các em rất may mắn là đã được học cô A, đó là một cô giáo có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, đã đào tạo được nhiều học sinh giỏi, được học sinh nhiều thế hệ yêu quý, ngợi ca. Có thể là các em chưa quen với phương pháp dạy học của cô nên các em cảm thấy khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng. Cách tốt nhất là các em nên trao đổi thẳng thắn với cô để cô trò có thể hiểu nhau. Thầy tin rằng, với một giáo viên luôn có tinh thần trách nhiệm cao như cô A, cô sẽ sẵn sàng điều chỉnh phương pháp dạy để các em dễ hiểu hơn. Và theo thầy các em nên chăm chú nghe cô giảng và có thể điều chỉnh cách học của mình để làm sao đạt được kết quả cao nhất”.

Tình huống 12

Tình huống 13

Có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường. Ban giám hiệu yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải đưa em đó về tận nhà để nói chuyện với bố mẹ. Nhưng khi chưa kịp để giáo viên trình bày xong, bố của em học sinh đó đã đứng dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm “xấu mặt” gia đình. Vào địa vị của người giáo viên chủ nhiệm này, bạn xử lý sao đây?

Xem thêm :  Cách giải phóng RAM giúp máy tính chạy nhanh hơn

Cách giải quyết tốt nhất:

Đứng trước tình huống khó xử này bạn nên thật bình tĩnh và khéo léo. Hãy cố gắng kiềm chế sự tự ái để nhanh chóng tìm ra phương án xử lý. Trước hết bạn cần tìm cách chấm dứt ngay hành động đánh con của vị phụ huynh đó và phân tích để phụ huynh nhận ra rằng trong việc giáo dục học sinh bạo lực không bao giờ đem lại kết quả tốt đẹp mà đôi khi còn phản tác dụng. Sau khi vị phụ huynh đó có vẻ bình tĩnh trở lại, bạn bắt đầu câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, cởi mở. Bạn phải giải thích cho phụ huynh hiểu nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi chúng phạm lỗi. Dù đó có thể là một học sinh nghịch ngợm, hay vi phạm nội quy của trường, lớp nhưng không bao giờ mong muốn gia đình lại giáo dục em bằng những hình thức tiêu cực, phản khoa học như đánh đập, chửi mắng thậm tệ, xúc phạm đến lòng tự trọng của các em. Ở độ tuổi học sinh trung học các em đã có ý thức về cái tôi cá nhân, cần được người lớn tôn trọng. Chính vì vậy, chỉ có sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt đối nghiệm khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự xúc phạm quá đáng chỉ khiến chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà thôi.

Tình huống 13

Tình huống 14

Qua theo dõi nắm bắt thông tin, bạn phát hiện ra một học sinh ở lớp mình trong giờ học hay ngáp vặt và có vẻ rất mệt mỏi. bạn nghi ngờ là em đó có thể nghiện ma túy. Trong trường hợp này bạn xử lý thế nào?

Hướng xử lý:

Giáo viên gặp học sinh đó, nhẹ nhàng hỏi học sinh đó vì sao có vẻ mệt mỏi và động viên em chú ý đến bài giảng. Thời gian sau đó vẫn tiếp tục chú ý đến học sinh đó, nếu biểu hiện này diễn ra thường xuyên hơn thì bạn nên gặp lại em và tìm cách trao đổi thẳng thắn. Nhưng trong khi tâm sự với em học sinh đó bạn cần có thái độ nhẹ nhàng, tế nhị vì đây là một vấn đề rất nghiêm trọng nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận được câu trả lời chính xác. Nếu thực sự học sinh đó đã nghiên ma túy thì cần phải báo cáo ngay với BGH nhà trường và gia đình để tìm cách cai nghiện cho em. Hãy nhớ rằng sự quan tâm kịp thời của bạn đến việc học tập, đời sống tâm hồn của học sinh đôi khi có thể cứu chúng khỏi những sai lầm vô cùng nghiêm trọng.

Tình huống 14

Tình huống 15

Hồi trống báo hiệu bắt đầu tiết học thứ hai vang lên, tôi bước vào lớp. Nhưng bài học mới chỉ bắt đầu được vài phút thì một em học sinh đứng lên thất thanh: “Thưa.. cô em bị mất tiền. Em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi em vào thì đã không thấy đâu”.

Cả lớp nhốn nháo, em học sinh không ngừng khóc. Vào hoàn cảnh của tôi lúc đó bạn sẽ làm gì?

Cách giải quyết tốt nhất:

Trước tiên bạn nên khuyên em học sinh đó xem xét lại thật kỹ xem có thật sự là mất tiền không và có thể là mất ở đâu đó sau đấy mới đến lớp. Nếu sau khi em đã xem xét kỹ và khẳng định với bạn rằng đã mất trong lớp học thì vấn đề lại trở nên khá nghiêm trọng rồi đấy! Lúc này bạn cần giữ một thái độ bình tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với các em học sinh trong lớp. Bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, có sức thuyết phục, bạn “kêu gọi” tinh thần tự giác của các em: “Cô biết lớp ta từ trước đến nay rất thương yêu nhau, đoàn kết và luôn giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực. Chính vì vậy cô tin không bao giờ có trường hợp lấy trộm tiền hay tài sản của nhau. Hôm nay bạn A có mất một số tiền. Tuy đối với nhiều em đó không phải là một điều gì to tát cả, nhưng trong điều kiện hoàn cảnh nhà bạn A rất khó khăn để có thể thuyết phục bố mẹ cho lại. Vậy các em thử đặt vào hoàn cảnh của bạn A, các em sẽ hiểu và cảm thông với bạn. Cô mong rằng nếu bạn nào đã “trót” cầm hay nhặt được tiền của bạn thì cho bạn xin lại. Nếu không muốn đưa trực tiếp cho bạn thì có thể lên gặp cô để nộp quỹ cho bạn A. Cô sẽ rất cám ơn và đánh giá cao sự trung thực ấy. Các em biết không, thực ra cô không thiếu cách để truy xét các em đến cùng nhưng cô đã không làm như vậy, vì cô biết các em không bao giờ muốn điều đó và điều quan trọng là cô tin vào tình cảm của các em dành cho bạn bè cùng lớp học”.

Tình huống 15

Tình huống 16

Bạn đang say sưa giảng bài thì một học sinh đi học muộn xin vào lớp làm cắt ngang bài giảng của bạn. Lúc này giờ học đã bắt đầu được 15 phút. Bạn bực mình vì bị mất hứng. Vậy bạn xử lý như thế nào?

Cách xử lý tình huống hay nhất:

Bạn chỉ nên nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp bằng cách gật nhẹ rồi tiếp tục giảng bài bình thường. Như vậy, giờ giảng vẫn được tiếp tục, không bị gián đoạn và học sinh cũng không có gì để bàn tán, phân tán sự chú ý. Hết tiết học, bạn hãy gọi em học sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồi nhắc nhở, động viên, khuyến khích em ấy đi học đúng giờ. Bạn cũng nên nhắc học sinh mượn vở các bạn khác để xem lại phần bài học em không được nghe vì đi muộn. Nếu em ấy thường xuyên đi học muộn như vậy, bạn phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn như báo với giáo viên chủ nhiệm hoặc gặp gia đình để nhắc nhở em đi học cho nghiêm túc. Bạn cũng có thể nhờ các em ở gần nhà qua rủ em đó đi học cùng. Đối với cả lớp, cũng nên nhắc nhở các em đi học cho đúng giờ, chấp hành kỷ luật của nhà trường. Phải tỏ ra nghiêm khắc để học sinh hiểu rằng bạn sẽ không dễ dàng bỏ qua cho những học sinh không chấp hành kỷ luật.

Tình huống 16

Tình huống 17

Bước vào giờ dạy, sau khi điểm danh, bạn biết lớp học vắng đến một nửa số học sinh. Khi hỏi nguyên nhân, bạn biết được là các em bỏ đi đưa đám ma mẹ của một bạn học sinh trong lớp từ tiết trước nên chưa kịp về. Trước tình huống đó, bạn xử lý thế nào?

Xem thêm :  Tranh tô màu Shin cậu bé bút chì

Cách xử lý tình huống hay nhất:

Bạn tiếp tục giảng bài và chờ khi các em đã có mặt đầy đủ, bạn nhẹ nhàng nhắc nhở các em lần sau chú ý sắp xếp thời gian để không về quá muộn ảnh hưởng đến việc học tập. Với thái độ cảm thông và cách xử lý nghiệm khắc nhưng có tình, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của học sinh và khiến các em ngày càng tôn trọng và yêu quý bạn hơn.

Tình huống 17

Tình huống 18

Là một giáo viên mới ra trường, tình cờ bạn nghe được hai học sinh đi trước đang nói chuyện và có ý chê bai bài giảng của bạn vừa khô khan, vừa kém hấp dẫn. Trong tình huống đó, bạn sẽ làm gì?

Cách xử lý tình huống hay nhất:

Cố gắng lắng nghe hết những điều mà hai học sinh đó đang “trò chuyện” về mình. Sau đó bạn chắt lọc thông tin và xem lại cách dạy của mình xem có gì chưa ổn và tìm cách khắc phục. Nhưng điều này đòi hỏi sự điềm tĩnh, biết lắng nghe và thấu hiểu học sinh mà không phải giáo viên nào cũng có được. Thái độ luôn sẵn sàng tiếp thu để thay đổi rất cần thiết cho những giáo viên trẻ muốn cải thiện khả năng giảng dạy của mình.

Và trong buổi học hôm sau chắc chắn bạn phải dành ra một khoảng thời gian để thẩm định lại thông tin. Bạn có thể bắt đầu vấn đề một cách nhẹ nhàng cởi mở: “Như các em biết thầy là một giáo viên trẻ, mới ra trường nên kinh nghiệm nghề nghiệp còn rất non nớt. Chính vì vậy cách giảng bài của thầy chắc chắn sẽ còn những chỗ chưa sâu sắc, chưa phù hợp. Trước hết thầy mong các em hiểu và thông cảm cho thầy. Nhưng điều thầy mong muốn hơn đó là các em sẽ góp ý, giúp đỡ thầy để thầy có thể thay đổi. Nếu các em không cho thầy biết thì trước hết người thiệt thòi sẽ là các em. Các em hoàn toàn có quyền phát biểu thẳng thắn những suy nghĩ của mình vì mục đích xây dựng, thầy rất cảm ơn và trân trọng những ý kiến đó”. Dừng một lát để học sinh có thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này, bạn có thể tiếp tục bằng cách mời các em phát biểu. Nhân cơ hội này bạn cũng nên “đánh tiếng” cho hai em học sinh hôm qua đã bàn tán sau lưng bạn là bạn đã biết các em “nói xấu” về bạn bằng cách “vô tình” gọi một trong hai lên trình bày ý kiến của mình. Kết thúc buổi thảo luận đó, bạn cần phải chốt lại vấn đề và không quên nhắc nhở các em: “Thầy rất vui vì hôm nay các em đã nói lên những suy nghĩ của mình. Thầy hứa sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với các em hơn. Thầy trò chúng ta cùng phấn đấu vì một kết quả tốt đẹp nhất. Nhưng thầy mong rằng lần sau có vấn đề gì các em hãy cứ trao đổi thẳng thắn với các thầy cô giáo, đừng e ngại điều gì cả. Đó là quyền lợi chính đáng của các em. Tuyệt đối không nên đem những vấn đề đó ra bàn tán, nếu “chẳng may” các thầy thầy biết được sẽ nghĩ không hay về các em”.

Tình huống 18

Tình huống 19

Bạn chủ nhiệm một lớp hầu hết học sinh đều rất ngoan và lễ phép. Tuy nhiên, cũng có một số các em nam nghịch ngợm, lười học, hay bị bạn phê bình. Nhiều lần, khi gặp những em học sinh này trong sân trường, bạn nhận thấy học sinh của mình thường lảng tránh, giả vờ nhìn đi chỗ khác để không phải chào bạn. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, bạn phải làm gì để chấm dứt tình trạng này.

Hướng xử lý

Chuyện học sinh lãng tránh thầy cô bây giờ quá dễ thấy. Đôi khi học sinh đối mặt với thầy cô giáo mà không một lời chào chỉ tròn mắt nhìn, thậm chí là cô giáo đang dạy mình. Thực tế đây là một trong những biểu hiện nhỏ sự yếu kém về kỹ năng giao tiếp, yếu kém kỹ năng sống. Ở trường hợp này, không nên nói gì vào lúc đó mà nhân tiết sinh hoạt có thể khéo léo kể một câu chuyện tương tự để giáo dục các em. Thông qua hoạt động tập thể để giáo dục kỹ năng sống cho các em đặc biệt là kỹ năng giao tiếp.

Tình huống 19

Tình huống 20

Một em học sinh trong lớp bạn chủ nhiệm trước đây rất ngoan và chăm học, nhưng thời gian gần đây có biểu hiện bỏ một số tiết học và kết quả học tập đi xuống. Sau khi tìm hiểu bạn biết bố mẹ em đó mới li hôn và em hay bỏ tiết học để đi chơi game. Khi bạn gọi riêng em đó để nhắc nhở thì em đó trả lời: “ Bố mẹ có thương em đâu, không ai quan tâm cả thì em cố gắng học làm gì, không sớm thì muộn em cũng phải bỏ học thôi. Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn xử lý tình huống trên như thế nào?

Cách giải quyết tình huống hay nhất:

Có thể nhẹ nhàng khuyên em đó hãy bình tĩnh, vì tương lai của mình em hãy xem lại những hành động của em. Ngoài tình cảm gia đình dành cho em còn có thầy cô, các bạn luôn quan tâm, đứng đằng sau giúp đỡ em, em không nên biểu hiện như thế mà phụ lòng mọi người. đồng thời bạn nên về nhà học sinh đó tìm hiểu, gặp mặt người đại diện nuôi em để phối hợp khuyên răn em. Bạn cần có thái độ ân cần, quan tâm hơn đối với em đó, luôn động viên nhắc nhở, trò chuyện sau các giờ học, theo dõi biểu hiện của em trong các ngày tiếp theo để có thể phối kết hợp với giáo viên bộ môn, thầy giáo. Ban giám hiệu nếu em đó chưa tiến bộ.

Tình huống 20

Với 20 tình huống sư phạm thường gặp và cách giải quyết, hi vọng những bạn đang là giáo viên hoặc đã trở thành giáo viên có thể học tập và trau dồi các cách xử lý tình huống thường gặp trong môi trường giáo dục. Chúc các bạn luôn yêu nghề và tràn đầy tâm huyết để truyền dạy nét chữ cho thế hệ mai sau!



Nguồn tham khảo từ Internet

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật Tại Website Pkmacbook.com