Bài tập vật lý 10 nâng cao- đáp án

Bạn đang xem: Bài tập vật lý 10 nâng cao– đáp án Tại Pkmacbook.com

Bạn đang xem tài liệu , để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ÔN TẬP HỌC KỲ I_VẬT LÝ 10 NC
CHƯƠNG I
Câu 1: Chọn câu đúng.
Một vật đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc luôn có giá trị không đổi.
Mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đẳng Tây vì trái đất quay quanh trục Bắc – Nam từ Tây sang Đông.
Khi xe đạp chạy trên đường thẳng, người đứng trên đường thấy đầu van xe vẽ thành một đường tròn.
Đối với đầu mũi kim đồng hồ thì trục của nó là đứng yên.
Câu 2: Chọn câu sai.
Toạ độ của 1 điểm trên trục 0x có thể dương hoặc âm.
Toạ độ của 1 chất điểm trong các hệ qui chiếu khác nhau là như nhau.
Đồng hồ dùng để đo khoảng thời gian.
Giao thừa năm Mậu Thân là một thời điểm.
Câu 3: Tàu Thống nhất Bắc Nam S1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, tới ga Vinh vào lúc 0h34min ngày hôm sau. Khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Vinh là
A. 5h34min	B. 24h34min	C. 4h26min	D.18h26min
Câu 4: Tàu Thống nhất Bắc Nam S1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, ngày 8 tháng 3 năm 2006, tới ga Sài Gòn vào lúc 4h00min ngày 10 tháng 3 năm 2006. Trong thời gian đó tàu phải nghỉ ở một số ga để trả khách mất 39min. Khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Sài Gòn là	A. 32h21min	B. 33h00min	C. 33h39min	D. 32h39min
Câu 5: Biết giờ Bec Lin( Cộng hoà liên bang Đức) chậm hơn giờ Hà Nội 6 giờ, trận chung kết bóng đá Wold Cup năm 2006 diễn ra tại Bec Lin vào lúc 19h00min ngày 9 tháng 7 năm 2006 giờ Bec Lin. Khi đó giờ Hà Nội là
A. 1h00min ngày 10 tháng 7 năm 2006	B. 13h00min ngày 9 tháng 7 năm 2006
 	C. 1h00min ngày 9 tháng 7 năm 2006	D. 13h00min ngày 10 tháng 7 năm 2006
Câu 6: Chuyến bay của hãng Hàng không Việt Nam từ Hà Nội đi Pa-ri( Cộng hoà Pháp) khởi hành vào lúc 19h30min giờ Hà Nội ngày hôm trước, đến Pa-ri lúc 6h30min sáng hôm sau theo giờ Pa-ri. Thời gian máy bay bay từ Hà Nội tới Pa-ri là:
A. 11h00min	B. 13h00min	C. 17h00min	D. 26h00min
Câu 7: Trong chuyển động thẳng, véc tơ vận tốc tức thời có
A. Phương và chiều không thay đổi.	B. Phương không đổi, chiều luôn thay đổi
C. Phương và chiều luôn thay đổi	D. Phương không đổi, chiều có thể thay đổi
Câu 8: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó
A. vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
B. độ dời có độ lớn không đổi theo thời gian.
C. quãng đường đi được không đổi theo thời gian.
D. tọa độ không đổi theo thời gian.
Câu 9: Trong chuyển động thẳng đều véc tơ vận tốc tức thời và véc tơ vận tốc trung bình trong khoảng thời gian bất kỳ có 
A. Cùng phương, cùng chiều và độ lớn không bằng nhau
B. Cùng phương, ngược chiều và độ lớn không bằng nhau
C. Cùng phương, cùng chiều và độ lớn bằng nhau
D. Cùng phương, ngược chiều và độ lớn không bằng nhau
Câu 10: Một chất điểm chuyển động thẳng đều có phương trình chuyển động là
A. x = x0 + v0t + at2/2	B. x = x0 + vt 	C. x = v0 + at	D. x = x0 - v0t + at2/2
Câu 11: Chọn câu sai
A. Độ dời là véc tơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của chất điểm chuyển động.
B. Độ dời có độ lớn bằng quãng đường đi được của chất điểm
C. Chất điểm đi trên một đường thẳng rồi quay về vị trí ban đầu thì có độ dời bằng không
D. Độ dời có thể dương hoặc âm
Câu 12: Chọn câu đúng
A. Độ lớn vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình
B. Độ lớn vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời
C. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì bao giời vận tốc trung bình cũng bằng tốc độ trung bình
D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động, do đó bao giờ cũng có giá trị dương.
Câu 13: Chọn câu sai
A. Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường song song với trục 0t.
B. Trong chuyển động thẳng đều, đồ thị theo thời gian của toạ độ và của vận tốc là những đường thẳng
C. Đồ thị toạ độ theo thời gian của chuyển động thẳng bao giờ cũng là một đường thẳng
D. Đồ thị toạ độ theo thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng xiên góc
Câu 14: Chọn câu sai.
Một người đi bộ trên một con đường thẳng. Cứ đi được 10m thì người đó lại nhìn đồng hồ và đo khoảng thời gian đã đi. Kết quả đo được ghi trong bảng sau:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Dx(m)
10
10
10
10
10
10
10
10
10
Dt(s)
8
8
10
10
12
12
12
14
14
A. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10m lần thứ 1 là 1,25m/s.
B. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10m lần thứ 3 là 1,00m/s.
 	C. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10m lần thứ 5 là 0,83m/s.
D. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 0,91m/s
Câu 15: Một người đi bộ trên một đường thẳng với vân tốc không đổi 2m/s. Thời gian để người đó đi hết quãng đường 780m là
A. 6min15s	B. 7min30s	C. 6min30s	D. 7min15s
Câu 16: Hai người đi bộ theo một chiều trên một đường thẳng AB, cùng xuất phát tại vị trí A, với vận tốc lần lượt là 1,5m/s và 2,0m/s, người thứ hai đến B sớm hơn người thứ nhất 5,5min. Quãng đường AB dài
A. 220m	B. 1980m	C. 283m	D. 1155m
Câu 17: Một ôtô chạy trên đường thẳng. Trên nửa đầu của đường đi, ôtô chạy với tốc độ không đổi bằng 50km/h. Trên nửa sau, ôtô chạy với tốc độ không đổi bằng 60km/h. Tốc độ trung bình của ôtô trên cả quãng đường là
A. 55,0km/h	B. 50,0km/h	C. 60,0km/h	D. 54,5km/h
Câu 18: Hai xe chạy ngược chiều đến gặp nhau, cùng khởi hành một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 120km. Vận tốc của xe đi từ A là 40km/h, của xe đi từ B là 20km/h. 
1. Phương trình chuyển động của hai xe khi chọn trục toạ độ 0x hướng từ A sang B, gốc 0ºA là
A. xA = 40t(km); xB = 120 + 20t(km)	B. xA = 40t(km); xB = 120 - 20t(km)
C. xA = 120 + 40t(km); xB = 20t(km)	D. xA = 120 - 40t(km); xB = 20t(km)
2. Thời điểm mà 2 xe gặp nhau là
A. t = 2h	B. t = 4h	C. t = 6h	D. t = 8h
3. Vị trí hai xe gặp nhau là
A. Cách A 240km và cách B 120km	B. Cách A 80km và cách B 200km
C. Cách A 80km và cách B 40km	D. Cách A 60km và cách B 60km
Câu 19: Trong thí nghiệm về chuyển động thẳng của một vật người ta ghi được vị trí của vật sau những khoảng thời gian 0,02s trên băng giấy được thể hiện trên bảng sau:
Vị trí(mm)
A
B
C
D
E
G
H
0
22
48
78
112
150
192
Thời điểm(s)
0,02
0,04
0,06
0,08
0,10
0,12
0,14
Chuyển động của vật là chuyển động
A. Thẳng đều	B. Thẳng nhanh dần đều.
C. Thẳng chậm dần đều.	D. Thẳng nhanh dần đều sau đó chậm dần đều.
Câu 20: Một ôtô chạy trên một đường thẳng, lần lượt đi qua 3 điểm A, B, C cách đều nhau một khoảng 12km. Xe đi đoạn AB hết 20min, đoạn BC hết 30min. Vận tốc trung bình trên
A. Đoạn AB lớn hơn trên đoạn BC	B. Đoạn AB nhỏ hơn trên đoạn BC
C. Đoạn AC lớn hơn trên đoạn AB	D. Đoạn AC nhỏ hơn trên đoạn BC
Câu 21: Tốc kế của một ôtô đang chạy chỉ 70km/h tại thời điểm t. Để kiểm tra xem đồng hồ tốc kế đó chỉ có đúng không, người lái xe giữ nguyên vận tốc, một người hành khách trên xe nhìn đồng hồ và thấy xe chạy qua hai cột cây số bên đường cách nhau 1 km trong thời gian 1min. Số chỉ của tốc kế
A. Bằng vận tốc của của xe	B. Nhỏ hơn vận tốc của xe
C. Lớn hơn vận tốc của xe	D. Bằng hoặc nhỏ hơn vận tốc của xe
Câu 22: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, véc tơ gia tốc tức thời có đặc điểm
A. Hướng thay đổi, độ lớn không đổi	B. Hướng không đổi, độ lớn thay đổi
C. Hướng thay đổi, độ lớn thay đổi	D. Hướng không đổi, độ lớn không đổi
Câu 23: Công thức liên hệ vận tốc và gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều
A. v = v0 + at2	B. v = v0 + at	C. v = v0 – at	D. v = - v0 + at
Câu 24: Trong công thức liên hệ giữ vận và gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều được xác định
A. Chuyển động nhanh dần đều a và v cùng dấu. Chuyển động chậm dần đều a và v trái dấu
B. Chuyển động nhanh dần đều a và v trái dấu. Chuyển động chậm dần đều a và v trái dấu
C. Chuyển động nhanh dần đều a và v trái dấu. Chuyển động chậm dần đều a và v cùng dấu
D. Chuyển động nhanh dần đều a và v cùng dấu. Chuyển động chậm dần đều a và v cùng dấu
Câu 25: Chuyển động của một xe máy được mô tả bởi đồ thị
v(m/s)
 20
 0	 20	 60 70	 t(s)
Chuyển động của xe máy là chuyển động
A. Đều trong khoảng thời gian từ 0 đến 20s, chậm dần đều trong khoảng thời gian từ 60 đến 70s
B. Chậm dần đều trong khoảng thời gian từ 0 đến 20s, nhanh dần đều trong khoảng thời gian từ 60 đến 70s
C. Đều trong khoảng thời gian từ 20 đến 60s, chậm dần đều trong khoảng thời gian từ 60 đến 70s
D. Nhanh dần đều trong khoảng thời gian từ 0 đến 20s, đều trong khoảng thời gian từ 60 đến 70s
Câu 26: Chọn câu sai
Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = 4m/s2 có nghĩa là
A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1s vận tốc của nó bằng 4m/s
B. Lúc vận tốc bằng 2m/s thì sau 1s vận tốc của nó bằng 6m/s
C. Lúc vận tốc bằng 2/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 8m/s
D. Lúc vận tốc bằng 4m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 12m/s
Câu 27: Chọn câu sai
Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều thì nó
A. Có gia tốc không đổi 
B. Có gia tốc trung bình không đổi
C. Chỉ có thể chuyển động nhanh dần hoặc chậm dần
D. Có thể lúc đầu chuyển động chậm dần sau đó chuyển động nhanh dần
Câu 28: Vận tốc vũ trụ cấp I( 7,9km/s) là vận tốc nhỏ nhất để các con tàu vũ trụ có thể bay quanh Trái đất. Sau khi phóng 160s con tàu đạt được vận tốc trên, gia tốc của tàu là
A. 49,375km/s2	B. 2,9625km/min2	C. 2962,5m/min2	D. 49,375m/s2
Câu 29: Một chất điểm chuyển động trên trục 0x với gia tốc không đổi a = 4m/s2 và vận tốc ban đầu v0 = - 10m/s.
A. Sau thời gian 2,5s thì vật dừng lại, sau đó tiếp tục chuyển động chậm dần đều. Vận tốc của nó lúc t = 5s là v = 10m/s.
B. Sau thời gian 2,5s thì vật dừng lại, sau đó tiếp tục chuyển động nhanh dần đều. Vận tốc của nó lúc t = 5s là v = - 10m/s.
C. Sau thời gian 2,5s thì vật dừng lại, sau đó tiếp tục chuyển động nhanh dần đều. Vận tốc của nó lúc t = 5s là v = 10m/s.
D. Sau thời gian 2,5s thì vật dừng lại, sau đó tiếp vẫn đứng yên. Vận tốc của nó lúc t = 5s là v = 0m/s.
Câu 30: Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều
A. x = x0 + v0t2 + at3/2	B. x = x0 + v0t + a2t/2	C. x = x0 + v0t + at/2	D. x = x0 + v0t + at2/2
v(m/s)
6
0	 5	 10	 15	 t(s)
-6
Câu 31: Đồ thị vận tốc của một chất điểm chuyển động dọc theo trục 0x được biểu diễn trên hình vẽ. Gia tốc của chất điểm trong những khoảng thời gian 0 đến 5s; 5s đến 15s; >15s lần lượt là
A. -6m/s2; - 1,2m/s2; 6m/s2
B. 0m/s2; 1,2m/s2; 0m/s2
C. 0m/s2; - 1,2m/s2; 0m/s2
D. - 6m/s2; 1,2m/s2; 6m/s2
Câu 32: Chọn câu sai
Chất điểm chuyển động nhanh dần đều khi:
A. a > 0 và v0 > 0	B. a > 0 và v0 = 0	C. a 0	D. a > 0 và v0 = 0
Câu 33: 
Một chất điểm chuyển động dọc theo trục 0x theo phương trình x = 2t + 3t2 trong đó x tính bằng m, t tính bằng s. Gia tốc; toạ độ và vận tốc của chất điểm lúc 3s là
A. a = 1,5m/s2; x = 33m; v = 6,5m/s	B. a = 1,5m/s; x = 33m; v = 6,5m/s
C. a = 3,0m/s2; x = 33m; v = 11m/s	D. a = 3,0m/s; x = 33m; v = 11m/s
Câu 34: Vận tốc của một chất điểm chuyển động dọc theo trục 0x cho bởi hệ thức v = 15 – 8t(m/s). Gia tốc và vận tốc của chất điểm lúc t = 2s là
A. a = 8m/s2; v = - 1m/s.	B. a = 8m/s2; v = 1m/s.
C. a = - 8m/s2; v = - 1m/s.	D. a = - 8m/s2; v = 1m/s.
Câu 35: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc không đổi 30m/s. Đến chân một con dốc, đột nhiên máy  ... t kia và có tác dụng là cản trở chuyển động lăn.
C. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật đứng yên chịu tác dụng của lực và có xu hướng chuyển động, lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với lực tác dụng vào vật
D. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật đứng yên chịu tác dụng của lực và có xu hướng chuyển động, lực ma sát nghỉ luôn làm cho hợp lực tác dụng lên vật bằng không
Câu 47: Chọn câu đúng
A. Giữa bánh xe phát động và mặt đường có lực ma sát nghỉ, ma sát trong trường hợp này là có hại
B. Giữa bánh xe phát động và mặt đường có lực ma sát nghỉ, ma sát trong trường hợp này là có lợi
C. Giữa bánh xe dẫn hướng và mặt đường có lực ma sát nghỉ, ma sát trong trường hợp này là có hại
D. Giữa bánh xe dẫn hướng và mặt đường có lực ma sát lăn, ma sát trong trường hợp này là có lợi
Câu 48: Khi bôi dầu mỡ lại giảm ma sát vì
A. Dầu mỡ có tác dụng giảm áp lực giữa các chi tiết chuyển động.
B. Dầu mỡ có tác dụng giảm hệ số ma sát giữa các chi tiết chuyển động.
C. Dầu mỡ có tác dụng tăng hệ số ma sát giữa các chi tiết chuyển động.
D. Dầu mỡ có tác dụng tăng áp lực giữa các chi tiết chuyển động.
Câu 49: Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp
A. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. B. Quyển sách trượt trên mặt bàn nghiêng.
C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm nghiêng. D. Quyển sách đứng yên khi treo trên một sợi dây.
Câu 50: Muốn xách một quả mít nặng, ta phải bóp mạnh tay vào cuống quả mít vì khi bóp tay mạnh vào cuống quả mít sẽ làm
A. Tăng áp lực của tay tác dụng lên cuống quả mít dẫn đến lực ma sát tăng.
B. Tăng áp lực của tay tác dụng lên cuống quả mít, và tăng bề mặt tiếp xúc giữa tay và cuống mít dẫn đến lực ma sát tăng.
C. Tăng áp lực của tay tác dụng lên cuống quả mít, và giảm bề mặt tiếp xúc giữa tay và cuống mít dẫn đến lực ma sát tăng.
D. Tăng bề mặt tiếp xúc giữa tay và cuống quả mít dẫn đến lực ma sát tăng.
Câu 51: Chọn câu sai
A. Khi ôtô bị sa lầy, bánh quay tít mà không nhích lên được vì đường trơn, hệ số ma sát giữa bánh xe và mắt đường nhỏ nên lực ma sát nhỏ không làm xe chuyển động được.
B. Quan sát bánh xe máy ta thấy hình dạng talông của hai bánh trước và sau khác nhau người ta cấu tạo như vậy vì ma sát ở bánh trước là ma sát nghỉ còn ma sát ở bánh sau là ma sát lăn.
C. Đầu tầu hoả muốn kéo được nhiều toa thì đầu tầu phải có khối lượng lớn vì khối lượng của đầu tầu lớn mới tạo ra áp lực lớn lên đường ray, làm cho ma sát nghỉ giữa bánh xe của đầu tầu với đường ray lớn.
D. Trong băng chuyền vận chuyển than đá lực làm than đá chuyển động cùng với băng chuyền là lực ma sát nghỉ.
Câu 52: Chiều của lực ma sát nghỉ
A. Ngược chiều với vận tốc của vật.	
B. Ngược chiều với gia tốc của vật.
C. Ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc.
D. Vuông góc với mặt tiếp xúc.
Câu 53: Một ôtô khối lượng 1,5tấn chuyển động thẳng đều trên đường. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và măt đường là 0,08. Lực phát động đặt vào xe là
A. F = 1200N.	B. F > 1200N.	C. F  mB, gia tốc của hai vật là a. Lực căng của dây là
T = mAg
T = (mA + mB)g
T = (mA - mB)g
T = mA(g - a)
Câu 77: Cho cơ hệ như hình vẽ 1, khối lượng của các vật là mA = 260g, mB = 240g, bỏ qua mọi ma sát, sợi dây không dãn, khối lượng của dây và ròng rọc không đáng kể. Lấy g=10 m/s2. Gia tốc a của vật và sức căng T của dây là
a = 0,2m/s2; T = 2,548(N).
a = 0,3m/s2; T = 2,522(N).
a = 0,4m/s2; T = 2,496(N).
a = 0,5m/s2; T = 2,470(N).
Câu 78: Một đầu tàu có khối lượng 50tấn được nối với hai toa, mỗi toa có khối lượng 20tấn. Đoán tàu bắt đầu chuyển động với gia tốc a = 0,2m/s2, hệ số ma sát lăn giữa với đường ray là 0,05. Lấy g=10m/s2. Lực phát động F tác dụng lên đoàn tàu và lực căng T ở chỗ nối giữa 2 toa là
F = 28000(N); T = 12000(N).
F = 63000(N); T = 14000(N).
F = 83000(N); T = 17000(N).
F = 86000(N); T = 19000(N).

Giới thiệu khóa học trực tuyến VẬT LÍ 10- HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục Tại Website Pkmacbook.com
Xem thêm :  Khám phá những “khoảng trống” trong văn bản “đàn ghita của lorca”